K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9

Tuần trước , thầy giáo nói em và các bạn vẽ ước mơ của em . Lúc đầu em còn không biết vẽ , lúc sau , Nga đã dạy em vẽ và bức tranh đã được hoàn thiện xong . Em cảm thấy rất vui . 

Thế này được khum ?

22 tháng 9

cũng đc á

14 tháng 12 2021

 giúp bài này nha mình nói không copy mạng hộ mình cái

14 tháng 12 2021

Ông em rất chăm chỉ tập luyện. Buổi sáng, ông em ăn sáng xong rồi tập luyện ngay. Buổi chiều, ông em đi bộ vài vòng công viên. Buổi tối, ông em lên tập tạ
                                         No copied!

30 tháng 9 2023

Có một lần, xem chương trình trên ti vi, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt. Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

23 tháng 1 2022

các bn ơi giúp mình zới mình đang cần gấp 

23 tháng 4 2022

Còn câu tiếng anh nào ko em =)

24 tháng 4 2022

có đấy anh

2 tháng 1 2023

Bài tập 2, ý đúng là: c, đ, e

2 tháng 1 2023

Anh POP POP ơi cho em nhờ 1 chuyện được không ạ 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Mị ko có loại sách đấy:>

24 tháng 11 2021

Mình lớp 6 rùi ko cóa:V

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Đôi cánh của Ngựa TrắngNgày xưa có một chú Ngựa...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đôi cánh của Ngựa Trắng

Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:

- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:

- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.

- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:

- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:

- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.

(Bài làm của học sinh)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? (0,5 điểm)

A. Dạy con phi nước đại.

B. Dạy con hí vang.

C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.

D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.

Câu 2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? (0,5 điểm)

A. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.

B. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.

C. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.

D. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.

Câu 3. Ngựa con ao ước điều gì? (0,5 điểm)

A. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ.

B. Biết rống vang rừng như Sói xám.

C. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng.

D. Được bay như Đại Bàng.

Câu 4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? (0,5 điểm)

A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.

B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.

C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.

D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.

Câu 5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

A. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.

B. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.

C. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.

D. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.

Câu 8. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như bay trên không trung. (1,0 điểm)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (1,0 điểm) (Tuần 22, Bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp)

a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng … (mềm mại, diễm lệ).

b. Ngựa Trắng … (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.

Câu 10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa.

B. Con phải đi xa cơ.

C. Mẹ đừng có mà giữ con.

D. Mẹ phải cho con đi xa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em.
Tắt đèn, cửa mở vào đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường.
Cho em màu sắc hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.

(Phan Thị Thanh Nhàn)

II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.

0
7 tháng 10 2023

Em có thể đọc câu chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào hai bên đường. Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người đi đường mệt, phải nghỉ chân.Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi : "Bé con đi đâu mà sớm thế ?". Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông "thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà. Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.