K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2023

Cái này chị nghĩ em nên lấy từ chính thói quen của em. Bản thân em còn những thói quen xấu nào? Em cảm thấy thói quen nào cần phải bỏ ngay và luôn? Thói quen tốt cần thêm vào là gì?...

9 tháng 2 2022

Tai nạn từ cộng đồng mạng, điều nghe tưởng chừng có thể không xảy ra nhưng đã và đang xảy ra rất nhiều hiện nay. Khi mạng xã hội lên ngôi, cộng đồng mạng đã và đang tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người. Tai nạn ấy chính là việc nhận phán xét, đánh giá từ mọi người xung quanh. Sự đánh giá ấy ẩn sau cái bình luận của mọi người, thậm chí là người lạ và  tạo nên tác động đến chúng ta, làm ta suy nghĩ quá nhiều và lo lắng . Chúng ta sợ bị đánh giá,  dần dần trở nên thu mình, lo lắng. Bên cạnh sự tác động qua đánh giá, phán xét, sự  đông đảo của cộng đồng mạng đã khiến tốc độ lan truyền những thông tin chưa tốt, có thể là  những thông tin sai sự thật chỉ tung ra để nhằm để câu view xảy đến một cách nhanh chóng và thậm chí có thể gây hại cho đối tượng gặp "nạn". Rất khó để ngăn chặn các tai nạn từ cộng đồng mạng bởi họ là người chỉ nhìn vào mọi việc một cách phiến diện từ một phía chưa có chứng cứ xác thực, họ cũng có thể nhờ mấy câu từ, bình luận là có thể đổi trắng thay đen một việc nào đó. Và điều đó xảy ra hay không đều phụ thuộc vào việc bạn sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là trở thành người dùng mạng xã hội thông minh chính là cách để ta ngăn chặn tại nạn xảy đến trên mạng xã hội. 

9 tháng 2 2022

chủ đề k có trên mg nên chả ai lm:>

21 tháng 12 2021

cute 

 

14 tháng 12 2021

Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất có lẽ là triều Trần. Không đạt được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, văn hóa mà thời Trần còn lừng lẫy sử sách với chiến thắng của ba lần chống quân Mông -Nguyên. Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam - hào khí Đông A. Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này. Và nó đã nghiễm nhiên trở thành niềm cảm hứng đi vào không ít tác phẩm thơ ca nổi tiếng vào thời ấy, trong đó có tác phẩm thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão.

Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.

Vậy nên, khi viết "Thuật hoài", Phạm Ngũ Lão - người con của thời đại ấy đã mang vào trong những câu thơ của mình cái hào khí Đông A hào hùng đó. Nó vang vọng trong mỗi câu chữ của bài thơ.

Ở ngay những dòng đầu tiên của bài thơ, người đọc cũng có thể cảm thấy ngay cái hào khí Đông A toát ra từ việc miêu tả một người anh hùng, một người dũng sĩ thời Trần. Chắc hẳn, qua hình ảnh ấy, Phạm Ngũ Lão như muốn khẳng định rằng thời đại hào hùng sẽ được tạo nên bởi những con người hào hùng. Và chân dung vị anh hùng, con người hiên ngang ấy đã được ông khắc họa trong bức chân dung giữa không gian kì vĩ:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

Mới câu thơ đầu tiên thôi mà người đọc chúng ta đã cảm nhận được sự hùng dũng, lẫm liệt, vẻ đẹp của một tráng sĩ mang trong mình hào khí Đông A đang hiên ngang cầm ngang ngọn giáo dài, quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của mình dù đã qua thu. Trong bản phiên âm, "hoành sóc" có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, thể hiện một khí phách vừa có chút tĩnh tại, an nhiên, nhưng cũng không kém phần hiên ngang, khí phách, đó là tư thế của một người tráng sĩ chuẩn bị ra trận để chiến đấu. Tuy nhiên ở bản dịch thơ, người dịch đã dịch "hoành sóc" thành "múa giáo", đây là một hành động, một tư thế biểu diễn, nghe vừa ngang tàng, lại hơi phô trương. Tuy thế chúng ta đều có thể cảm nhận được hình ảnh của một vị tráng sĩ, tay cầm ngọn giáo dài, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Chúng ta cũng thấy được tư thế của người anh hùng ấy đang được đặt trong một không gian rộng lớn "giang sơn", trong khoảng thời gian dài vô tận "kháp kỉ thu". Cả một không gian thật hùng vĩ được tái hiện lại và in đậm trong đó là hình tượng của người tráng sĩ anh hùng. Không chỉ vậy, "kháp kỉ thu" còn nhấn mạnh sự dẻo dai, tinh thần chiến đấu bất khuất, quyết tâm cống hiến tận lực cho đất nước của một người binh thời Trần. m điệu vang vọng trong câu thơ cũng là một âm điệu khỏe khắn, hào hùng, đúng với cái hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão đang muốn thể hiện.

Nếu như ở câu thơ đầu tiên, người đọc chỉ thấy hình ảnh của một chiến binh nhà Trần giữa giang sơn rộng lớn, thì bước sang câu thơ thứ hai, hình tượng người lính chẳng còn đơn lẻ nữa mà là cả một đoàn quân với một khí thế thật mãnh liệt:

"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

Hình ảnh một đoàn quân anh hùng hiện lên thật hùng vĩ, thật tráng lệ biết bao. So với câu thơ đầu, hình ảnh thơ được mở rộng ra thật to lớn, ở câu một, người ta chỉ thấy toát lên hình tượng của một người lính, thì ở đây là hẳn "tam quân" với tiền quân, trung quân, hậu quân với sức mạnh như vũ bão, có thể "khí thôn ngưu" - "nuốt trôi trâu". Phạm Ngũ Lão đã đặt ra ở trong câu thơ này một phép so sánh "tam quân tì hổ". Ông so sánh đội quân nhà Trần "tì hổ", phải chăng muốn khẳng định sức mạnh, sự mạnh mẽ, oai hùng của tam quân nhà Trần như là hổ, là báo. Phép cường điệu, ẩn dụ mà Phạm Ngũ Lão sử dụng đã cho thấy được sức mạnh thật to lớn của đoàn quân mang khí thế của cả một triều đại anh hùng. Với khí thế ấy, cùng sức mạnh phi thường, đội quân đó chắc hẳn có thể làm nên được những việc vô cùng lớn lao. Câu thơ miêu tả khái quát hình ảnh xung trận của những chiến binh nhà Trần, họ mang trong mình một sức mạnh to lớn, vĩ đại, một khí thế hào hùng, hào khí của thời đại Đông A.

Thế nhưng, khi đọc câu thơ này, người đọc không khỏi băn khoăn về hình ảnh "khí thôn ngưu"! Đây là hình ảnh tác giả Phạm Ngũ Lão đã dùng để miêu tả về khí thế của "tam quân" thời Trần. "Khí thôn ngưu" có thể là khí thế nuốt trôi trâu như bản dịch, đó là sự ước lệ của tác giả khi nói về những người chiến binh trẻ tuổi mang trong mình khí phách của đội quân nhà Trần. Hoặc cũng có thế "ngưu" ở đây là một vì sao trên trời, lúc này, câu thơ sẽ mang ý nghĩa về hào khí, khí thế của quân đội nhà Trần có thể át được cả sao Ngưu. Mặc dù ở đây có hai cách hiểu với hai hướng khác nhau, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng đều đạt được mục đích là làm nổi bật lên sức mạnh của đội quân nhà Trần, khí thế hào hùng mà họ dùng khi xung trận. Hai nghĩa này không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau, để chúng ta có thể hiểu được tại sao một đội quân của một đất nước nhỏ bé lại có thể ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm Mông - Nguyên đang thống trị thế giới lúc bấy giờ.

Hào khí Đông A cứ vang vọng mãi lên, sục sôi trong mỗi chiến bình với khí thế xuất trận, thế nhưng đôi khi nó lại trầm lắng, thể hiện một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo, trong suy tư của con người. Con người dù ở thời đại nào cũng đều mong có thể trở thành một người có thế giúp ích cho non sông đất nước. Vậy nên, những người con thời Trần mang hào khí Đông A ấy trong tâm tư của mình, luôn quyết tâm lập nên công danh báo đền ơn nước. Chí khí ấy thật đáng khâm phục, thật đáng tự hào biết mấy, và Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật cái khát vọng lớn lao ấy của những người con nhà Trần qua hai câu thơ:

"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu".

Cái ý chí của thân nam nhi quyết tâm lập công báo đền nợ nước đã làm nổi bật lên chí khí cao cả, cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Đã làm thân nam nhi ở đời, đứng trong trời đất, phải quyết tạo nên được "công danh", sự nghiệp cho thỏa cái chí làm trai ở đời. Đây là một trong những quan điểm vô cùng đúng đắn và tích cực của tư tưởng Nho giáo. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã nói

"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với non sông".

Chí làm trai ở đời, "công danh" chính là một món nợ mà thân trai phải mang, phải trả cả cuộc đời. Chính vì luôn luôn tâm niệm như vậy mà cả đời Phạm Ngũ Lão luôn cống hiến không ngừng cho sự nghiệp của nhà Trần. Ông đóng góp rất nhiều trong công cuộc chống giặc xâm lăng, bình định thiên hạ. Công lao xây dựng đất nước của ông cao vời vợi đến cả vua Trần Minh Tông cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ. Cả cuộc đời đã cống hiến hết mình như vậy mà Phạm Ngũ Lão vẫn thấy mình chưa "trả xong nợ công danh - vị liễu công danh trái", ông vẫn "thẹn" khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Ông luôn tâm niệm rằng những việc mình làm vẫn còn nhỏ bé, chưa thể sánh ngang với tiền nhân thiên cổ được. Tuy nhiên, cái "thẹn" ấy của người tráng sĩ chẳng những không làm ông nhỏ bé, thấp kém đi mà còn nâng tầm vị thế của ông lên với một nhân cách cao cả.

Hai câu thơ sau trùng xuống, thâm trầm như là lời kể, lời tự bộc bạch của tác giả với bao nỗi niềm ngổn ngang trong lòng. Tuy nó chỉ là một nỗi niềm riêng của ông, nhưng góp cùng với hai câu thơ đầu, chúng vẫn hòa mình để tạo nên một vẻ đẹp của khí thế thời đại, góp phần để hào khí anh hùng Đông A mãi còn vang vọng đến tận hôm nay.

Cả bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được bao trùm bởi lòng tự hào dân tộc, bởi hào khí của con người và thời đại nhà Trần. Được thể hiện thật cô đọng và súc tích, bài thơ đã toát lên cái hào khí oai thiêng của dân tộc Việt Nam, toát lên từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng yêu nước vô cùng sâu sắc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta càng cảm thấy tự hào về một triều đại hào hùng trong dòng lịch sử của dân tộc ta, mới có thể hiểu tại sao ở thời đại đó, chúng ta lại có thể ba lần đánh bại đội quân Mông - Nguyên đang tung hoành khắp thế giới. Cái hào khí mà thời đại ấy thể hiện, tuy nó đã trôi qua, nhưng cái tinh thần mà nó đã thể hiện thì còn vang vọng mãi tới tận ngày nay. Thế hệ chúng ta kế tiếp hào khí anh hùng ấy bằng những dấu son chói lọi trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Và chúng ta càng không thể quên hình ảnh người tráng sĩ chí lớn - Phạm Ngũ Lão, văn võ song toàn, biểu tượng cho bậc trai tráng, cho người chiến binh của thời đại mang hào khí Đông A quyết thắng ấy.

Bài thơ với thể thơ đường luật cổ, với những hình ảnh ước lệ, so sánh, ẩn dụ , giọng thơ thật hùng tráng, mạnh mẽ, mang phong vị của người chiến sĩ anh hùng. "Thuật hoài" sẽ mãi là bài ca, là tấm lòng của người tướng quân cả cuộc đời vì dân vì nước với lý tưởng và nhân cách cao cả. Thế hệ con cháu chúng ta phải luôn biết rèn luyện nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lý tưởng để không thẹn với thế hệ đi trước, với hào khí anh hùng mà dân tộc ta đã thể hiện qua bao tháng năm qua.

14 tháng 12 2021

Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân nhưng có tài kiêm văn võ. Tương truyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trẩy quân dẹp giặc Nguyên - Mông đã gặp ông. Bấy giờ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giữa đường đan sọt. Quân lính của Vương quát dẹp đường, ông vẫn không nghe thấy, lấy giáo đâm vào đùi chảy máu mới sực tỉnh. Bởi Phạm đang mãi nghĩ tới "nợ công danh", đem tài năng của mình ra thi thố dẹp giặc giúp nước. Được Hưng Đạo Vương thu nhận làm tì tướng, Phạm tỏ rõ tài năng, lập nhiều công trạng, là một trong những người anh hùng lừng lẫy thời Trần.

Thuật hoài là bài thơ tỏ lòng. Thơ tỏ lòng dưới các tên thuật hoài, ngôn chí, cảm hoài là lối thơ quen thuộc xưa. Nó tập trung bày tỏ chí hướng, khí phách của "chí làm trai". Ấy là cái "nợ công danh", cái nợ lập thân với nước, với vua để tự khẳng định mình.

Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm từng tuyên ngôn: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...", Nguyễn Công Trứ cũng nói tới "Chí anh hùng", tỏ rõ "đã sinh ra ở trong trời đất ; phải có danh gì với núi sông"... Tuy nhiên căn cứ vào từng bài, ứng với từng người, từng thời, tác phẩm có thể chỉ là một kiểu cách sách vở, nói cho có "khẩu khí" vậy thôi. Một số khác thoạt nhìn cũng nằm trong khuôn khổ này nhưng chính là tâm sự thật, là niềm day dứt máu thịt, là khát vọng sống cao đẹp của một con người, một thế hệ ở thời đại mình. Vì thế, hình ảnh và khí phách của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm cũng rất khác nhau, tạo nên ở người đọc sự rung cảm khác nhau. Chẳng hạn ở Đặng Dung (người cuối triều Trần) là vẻ bi tráng: "Thù nước chưa xong đầu vội bạc; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng". Nguyễn Công Trứ là sự cao ngạo nhưng xót xa thân phận, dẫu là thân phận anh hùng.

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Chàng nam tử trong bài thơ này đặt trong hệ thống "tỏ lòng" có một vẻ đẹp, khí phách riêng. Đấy chính là cái lẽ làm bài thơ qua nghìn năm vẫn tồn tại, xúc động lòng người.

Điểm thứ nhất, bài thơ không phải là khẩu khí của một người mà là khẩu khí của cả một thời đại. Thời đại "Hào khí Đông A". Bằng cách này, cách khác nhiềungười trong thời Trần lúc bấy giờ đã nói như thế. Trần Thủ Độ: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết phải chém đầu thần đã". Trần Quang Khải: "Chương Dương cương giáo giặc; Hàm tử bắt quân thù". Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen bon ngựa đá; Non sông nghìn thủa vững âu vàng".

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tiếng nói, không phải tiếng nói của chủ soái mà tiếng nói của một người, của thế hệ tuổi trẻ sống trong sự nghiệp chống ngoại xâm, muốn đóng góp sức mình, để lại tuổi tên trong sự nghiệp ấy.

Điểm thứ hai, chí khí, khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão cất lên qua bài thơ là sự thúc dục từ sự nghiệp chung, oai hùng lừng lẫy. Nó được minh chứng bằng chiến công của chính bản thân ông. Đó không phải là thứ "khẩu khí hão", tỏ lòng theo công thức.

Sự hoà hợp, tương ứng giữa thời đại và cá nhân làm cho bài thơ hùng tráng mà chân thực.

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh suốt sao ngưu.

Dẫu được hiểu "cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa mấy thu ; ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt được cả trâu" hay "nuốt sao Ngưu" thì câu thơ cũng đều muốn dựng lại bối cảnh, hiện thực xã hội rộng lớn. Đó là hình ảnh, là bức tranh hoành tráng của sự nghiệp đánh giặc thời Trần. Phân tích bức tranh này, chúng ta thấy có nhiều tầng hình ảnh với cách thức "dựng tranh" rất nghệ thuật.

Cả hai câu thơ đầu này là cái nền rộng: hào khí đánh giặc của một dân tộc trong đó có người chiến sĩ và có cả đoàn quân. Hào khí ấy được tập trung miêu tả ở hình ảnh tiêu biểu nhất, thể hiện khí phách anh hùng nhất "múa giáo". "Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân Như vậy, cả "ba quân" cùng múa giáo, cùng ra trận. Song thu lại thành điểm là hành động của người chiến sĩ. Câu thơ dựng lên trựớc mắt ta hình ảnh "một tráng sĩ múa gươm" xung trận trên cái nền "ba quân đậy hào khí giết giặc" kia. Câu thơ từ "điểm" mởrộng ra. Hoặc ngược lại, mở ra rất rộng, thu hẹp dần rồi thu thành một "điểm" (Tráng sĩ anh hùng - đội quân tráng sĩ - Ba quận, dân tộc hoặc Ba quân, dân tộc - đội quân tráng sĩ - tráng sĩ anh hùng) khiến cho chỉ hai câu thơ mà trường diễn tả rất rộng, trường cảm xúc rất mãnh liệt, sâu sắc. Câu thơ tượng trưng nhưng lại rất thực. Cái thực của thời đại ở thế hệ trẻ tuổi, ở mỗi cá nhân.

Hai câu thơ cuối cùng, hình ảnh Người tráng sĩ không còn hiện lên "trông thấy nữa". Nó được biểu hiện qua tâm sự, suy nghĩ:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Ở đây có một quan niệm nhân sinh quen thuộc của những con người có chí khí thời phong kiến. Làm thân con trai cái nợ công danh là cái nợ phải trả. Công danh là sự nghiệp và tiếng thơm. Nó còn tỏ rõ sự phân biệt nam - nữ trong đó, song không phải là tiêu cực. Khi một thế hệ "lo" những điều như thế. Và nợ công danh có một khuôn mâu mà học theo, vươn tới: gương Vũ hầu - Gia Cát Lượng.

Trên cái nghĩa chung này là hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Phạm Ngũ Lão. Với nhà thơ - người anh hùng họ Phạm, công danh - chí làm trai - gắn vớisự đóng góp, xả thân cao nhất, ích lợi nhất, nhiều nhất cho đất nước, dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Nỗi niềm canh cánh ấy, cái "thẹn" ấy làm cho con người vươn tới những cái cao đẹp, anh hùng. Nó cũng là sự khích lệ, một tuyên ngôn cho thế hệ và thời đại. Bản dịch nghĩa đã dịch "kẻ nam nhi... nên thẹn..." e là người đọc hiểu một ý là "chưa trả xong nợ nam nhi". Có lẽ phải dịch: "Nam nhi... thì thẹn" để rõ cái ý khuyến cáo, khích lệ, hướng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ.

Hai câu thơ do vậy cỏ vẻ đẹp của khát vọng lập công, đóng góp, hi sinh cho dân tộc đất nước.

Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. Đây là bài thơ điển hình về nội dung, về hình thức của văn học trung đại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

HS tự rà soát.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

8 tháng 3 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

 

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

Mẫu 1

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

Mẫu 2

- Mở bài:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.

- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.

Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Mẫu 3

Đoạn văn mở bài: Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thanh - nhân vật chính trong truyện ngắn là một con người hết sức nhạy cảm. Anh có những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và có những tình cảm chân thành, nhẹ nhàng, giản dị với những người quanh mình. Tâm trạng nhân vật Thanh là một vấn đề thú vị khiến tôi phải quan tâm.

 - Một đoạn văn thuộc phần thân bài: Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023
a. Tìm ý và lập dàn ý

- Hoàn cảnh nhân vật

- Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

- Đánh giá, nhận xét về nhân vật

b. Viết đoạn

     Nhắc đến Thạch Lam, bạn đọc thường nhớ đến những “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Trong đó, nhân vật Thanh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm nhận sâu sắc. 

     Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. 

     Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.

22 tháng 11 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

  

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
3 tháng 1 2023

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức đối với sự thành công.

2. Thân đoạn:

- Ý thức là gì?

- Ý thức đối với sự thành công được thể hiện qua những khía cạnh nào? 

- Ý thức của mỗi người có tác động thế nào với sự thành công của người đó?

- Nếu không có ý thức đối với  sự thành công thì sẽ ra sao?

- Minh chứng.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức đối với sự thành công; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.