Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
khi chiếc máy bay vừa trở về thì phát hiện tất cả các hành khách đều dương tính vs covid 19 . Thế là toang :V
vui nhất là với bệnh nhân dương tính với SARS-COVID thứ 17 nhể
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
máy bay hạ cánh an toàn mọi người vui mừng bỗng một người có các chiệu chưng s của corona và cách ly mọi người
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động của đám rước ban chiều.
Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thì vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vào trong làn khói sương và ngạc nhiên thay trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toán loạn tìm đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấy rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thì bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.
Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thần tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.
- Ngài có phải Thánh Gióng - ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?
Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:
- Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?
- Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài...
- Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?
- Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có được không?
Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiếng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:
- Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,tình yêu thương,... của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ đàng vươn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiến thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quả của tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều cây tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.
Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chỉ còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói...
Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:
- Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.
Em mở mắt, choàng tỉnh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rất thú vị. Giấc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyết” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nước cũng như xây dựng xã hội mới sau này
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
đáp án ; 1 người bạn tốt chẳng may,..... ''' bài này mình vừa học≧◠◡◠≦✌≧◠◡◠≦✌
Tất cả 130 cá nhân và 16 tập thể được tuyên dương trong chương trình "Tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19" lần này đến từ rất nhiều lực lượng, bao gồm đội ngũ y bác sĩ, công an, quân đội, hàng không và tình nguyện viên…
Ở họ tuy khác nhau về vai trò nhiệm vụ, nơi làm việc nhưng tất cả đều có chung một quyết tâm: "gác lại niềm riêng" cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Hoãn cưới… chống dịch
Trong danh sách 130 cá nhân ở khu vực phía Nam được tuyên dương có một cặp uyên ương rất đặc biệt: hai bác sĩ Nguyễn Văn Thành Được (29 tuổi) và Dư Lê Thanh Xuân (28 tuổi), cùng công tác tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực - chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Tháng 4-2020, khi cả hai đang háo hức chuẩn bị đám cưới thì bất ngờ dịch COVID-19 ập đến. Cả hai quyết định gác lại đám cưới để cùng nhau ra tuyến đầu chống dịch. Dù hơi "hụt hẫng" đôi chút nhưng sau đó cả hai lấy lại tinh thần, cùng động viên nhau hẹn một ngày "trọn niềm vui" khi dịch được đẩy lùi.
"Đều làm trong ngành y, chúng tôi đã lường trước được diễn biến của dịch bệnh và quyết định dời đám cưới. Đó như một thử thách khiến chúng tôi hiểu và trân trọng nhau hơn", Thành Được nói với Tuổi Trẻ.
Đám cưới tạm hoãn, cả hai lao vào "cuộc chiến" thực sự bởi trước mắt là các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng cần được điều trị. Đặc biệt trong số này có bệnh nhân 91 (phi công người Anh).
Ở bệnh viện, Được và Xuân đều có vai trò quan trọng trong chăm sóc điều trị cho bệnh nhân nhiễm bệnh. Vào trực, nguy cơ lây nhiễm cao, do đó khi ngơi tay hai anh chị lại lao vào tìm tòi, đọc các bài báo cáo trên thế giới nhằm hiểu thêm về virus corona, học cách ứng phó với các ca nhiễm COVID-19 nặng và cách sử dụng những loại thuốc rất mới.
"Tôi không sợ nguy hiểm, chỉ sợ khi nghe tin một bệnh nhân nào đó có diễn biến xấu đi", bác sĩ Xuân nói. Và mới đây, khi dịch cơ bản được kiểm soát, việc hạn chế tụ tập được dỡ bỏ, ước hẹn đám cưới của họ mới trở thành sự thật.
Không chỉ bác sĩ Được và Xuân, còn có rất nhiều câu chuyện "gác lại niềm riêng" lo chống dịch, như điều dưỡng Phạm Thị Hoàng Yến (28 tuổi, Bệnh viện Q.Thủ Đức) vừa mới tổ chức đám cưới xong đã xung phong trực chiến cả tháng trời ở Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.
Rồi còn có điều dưỡng Lê Thị Hiếu (22 tuổi) suốt 2 tháng tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc bệnh nhân dương tính mà không thể về thăm ba mẹ.
Là những chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang, Long An bỏ lại nỗi lo mẹ già đau bệnh, con thơ ngây, thiếu thốn bủa vây… phía sau để ngày đêm canh giữ biên giới không cho người nhập cảnh trái phép, hay như dốc sức đón lượng lớn người nhập cảnh về ở Hậu Giang...
Trong cao điểm "chống dịch như chống giặc", nhiều người trong cuộc nói vui rằng chưa lúc nào các dự định tốt đẹp lại bị "đóng băng" lâu đến thế và chưa lúc nào "lời hẹn sau dịch" lại được hứa nhiều đến thế.
Như bác sĩ trẻ Phan Minh Phương (30 tuổi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP), trực chiến cả tháng trời trong các khu điều trị những ngày "nóng bỏng", nói mình "thích đủ thứ", nào là được ngắm cảnh người qua lại, vẽ tranh, đánh đàn, ngắm sông, ngắm hoa…