K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện...
Đọc tiếp

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện Kiều". Tác phẩm này đã làm nên tên tuổi Nguyễn Du và lưu danh ông đến hàng thế kỉ sau.

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu một cách trực tiếp về thân thế, và thứ bậc trong gia đình của chị em Thúy Kiều:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".

Họ là con gái đầu lòng của Vương viên ngoại - một gia đình xếp vào hạng "thường thường bậc trung" của triều nhà Minh ở Trung Quốc. Thúy Kiều là chị cả, tiếp đến là cô em gái Thúy Vân. Cả hai nàng đều là những người con gái đẹp. Vẻ đẹp ấy được so sánh ngang bằng với vẻ đẹp của công chúa Hằng Nga trên cung trăng. Dáng vóc của hai nàng thanh tú như cành mai, tinh thần, tâm hồn trong trắng như tuyết. Tuy rằng mỗi người có những nét đẹp khác nhau nhưng đó đều là vẻ đẹp toàn diện "mười phân vẹn mười". Thử hỏi trong nhân gian có mấy ai đẹp một cách hoàn hảo đến như thế?

Theo trình tự thông thường, đáng lẽ ra Nguyễn Du phải miêu tả lần lượt vẻ đẹp của người chị rồi mới miêu tả vẻ đẹp của người em nhưng ở đây ông đã làm điều ngược lại. Phải chăng đây là một dụng ý của tác giả? Thúy Vân được Nguyễn Du dành trọn bốn câu thơ để khắc họa vẻ đẹp "trang trọng" của người con gái:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da".

Thúy Vân đẹp một cách "trang trọng", "đoan trang" khác với người phụ nữ bình thường. Khuôn mặt nàng tròn, đầy đặn như ánh trăng đêm rằm mỗi tháng. Nổi bật trên gương mặt thanh tú ấy là đôi lông mày cong, nở nang. Vẻ đẹp của Thuý Vân khiến hoa, ngọc cũng mỉm cười để nhường chỗ cho nàng. Đến cả mây cũng thua nàng về sự óng ả, mềm mượt của mái tóc, tuyết cũng thua nàng về độ trắng của màu da. "Trăng", "hoa", "ngọc", mây", "tuyết" được coi là chuẩn mực của cái đẹp trong quan niệm xưa. Nguyễn Du dùng những thứ ấy để miêu tả vẻ đẹp của nàng Vân đã giúp chúng ta nhận thấy rõ Thuý Vân đẹp một cách cao sang, quyền quý. Dân gian ta thường hay ví trắng như tuyết, dường như tuyết là trắng nhất. Vậy mà màu da của Thúy Vân khiến tuyết cũng phải nhường. Có vẻ như thiên nhiên đều cúi đầu, nép mình trước vẻ đẹp kiêu sa, đứng đắn của nàng. Hai động từ "thua", "nhường" đã thể hiện rất rõ điều ấy. Con người thường hay tin vào số phận, đã có nhiều người đọc đến những câu thơ này cho rằng Thúy Vân sẽ có một cuộc đời êm ấm, ít sóng gió hơn người chị gái của mình bởi vẻ đẹp làm thiên nhiên thán phục.

Khác với vẻ đẹp quý phái của Thúy Vân, Kiều đẹp một vẻ "sắc sảo mặn mà":

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".

"Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" nhưng "so bề tài sắc" thì Thúy Kiều lại có phần đẹp hơn, tài năng hơn cô em gái. Tác giả chỉ khắc họa vài nét tiêu biểu trên gương mặt Thúy Kiều nhưng cũng đủ để bạn đọc thấy được vẻ đẹp cuốn hút của nàng. Điểm cuốn hút nhất khi chúng ta nhìn vào ngoại hình của người con gái đó là đôi mắt. Kiều sở hữu một đôi mắt trong như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày của nàng được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào". Chính vẻ đẹp riêng biệt ấy đã khiến cho hoa, liễu nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Tạo hóa đánh ghen với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa cùng các động từ "ghen", "hờn" đã thể hiện thái độ không vừa lòng của tạo hóa. Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều bằng ngôn từ giàu hình ảnh và giàu sức gợi, đồng thời ông cũng dự báo trước về số phận bạc bẽo của nàng. Thủ pháp đòn bẩy miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều có tác dụng làm nổi bật lên bức chân dung của nàng Kiều. Đối với Thúy Vân, tác giả chỉ khắc họa nàng ở vẻ đẹp ngoại hình nhưng đối với Thúy Kiều, ông đã khắc họa nàng cả ở vẻ đẹp của ngoại hình lẫn tài năng thiên phú:

"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

Cái đẹp của nàng làm cho người khác say mê mà đánh mất cả thành cả nước. Nguyễn Du đã khẳng định trong nhân gian duy nhất chỉ Thúy Kiều mới có được vẻ đẹp như vậy. Còn về tài năng thiên phú thì may mắn có người ngang sức với Thúy Kiều. Sự thông minh của nàng được trời phú nên nàng thông thạo cả cầm, kì, thi, họa. Thúy Kiều thuộc lòng các cung bậc: Cung, thương, giốc, chủy, vũ trong ngũ âm. Tài năng nổi bật nhất và cũng là tài năng không ai sánh kịp được nàng là tài đàn Hồ cầm. Nàng đã sáng tác một bản nhạc cho riêng mình có tên "Bạc mệnh". Bản nhạc đó cất lên khiến bất cứ ai nghe cũng thương xót, não lòng.

Nguyễn Du đã dành bốn câu thơ cuối đoạn trích để thể hiện tính cách kiêu sa, cao quý của hai chị em:

"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai".

Theo tục lệ của Trung Quốc, những thiếu nữ đến tuổi 15 bắt đầu cài trâm nghĩa là họ đã đến tuổi lấy chồng. Mặc dù như vậy nhưng hai chị em vẫn "Êm đềm trướng rủ màn che" và mặc cho những chàng trai tới ngỏ ý. "Mặc ai" không hoàn toàn là vô cảm mà đó là cách từ chối đài các, kiêu sa của Thúy Kiều và Thúy Vân. Dù đã đến tuổi "cập kê" nhưng họ không tơ tưởng đến đấng phu quân của đời mình.

Ở đoạn trích này, thể thơ lục bát nhịp nhàng kết hợp với bút pháp ước lệ tượng trưng đã giúp Nguyễn Du khắc họa được chân dung của hai tuyệt thế giai nhân với những vẻ đẹp riêng biệt. Có thể nói nhà thơ thật tài tình trong việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều. Đồng thời ông cũng thể hiện bức tranh số phận với những gam màu khác nhau của họ.

0
20 tháng 2 2022

Tham khảo;

" Viếng lăng Bác"- Viễn Phương

- Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành.Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.

- Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn.

- “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có...
Đọc tiếp

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

phat-bieu-cam-nghi-ve-nha-tho-nguyen-du

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

5

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

~ hỏi j thế~

8 tháng 1 2019

là sao em ko có hiểu gì cả

1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng vàphương pháp đọc ý.Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đólà cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.Với cách đọc thứ hai, người đọc không...
Đọc tiếp

1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?
Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng và
phương pháp đọc ý.
Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đó
là cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.
Với cách đọc thứ hai, người đọc không đọc theo từng dòng mà thu nhận ý. Họ đọc ý
chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu (từ chủ đề, từ chìa khóa). Đây là phương
pháp tiên tiến nhất vì nó cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết chứa trong một đoạn văn,
một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết.
( Theo Lịch văn hóa tổng hợp 1987 – 1990)
2. Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong đoạn trích sau:
“ Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trị ở nông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng. ( Ngữ văn 8, tập 1)
3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
(1) Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông
Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học.
(2) Học trò theo ông rất đông.
(3) Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng
bọn nịnh thần.
(4) Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.
(5) Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe.

1
20 tháng 4 2020

1.-Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung

  -Vì ở tại phần mở đầu của mỗi đoạn đều có TN :Với phương pháp thứ nhất;Với cách đọc thứ hai. 2 TN này giúp liên kết các đoạn trong bài văn ;làm cho bài văn 2 thêm mạch lạc hơn .

2

“ Tắt đèn”tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị
và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trịnông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng.

phương tiện liên kết hình thức: +lặp từ ngữ ( những từ đã gạch chân)

                                                  +cách lặp cú pháp (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ) 

3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

(mình viết luôn thành đoạn cho bạn nhé !)
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

23 tháng 6 2019

Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người

- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người

- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người

- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em

hãy đánh số câu trong đoạn văn và xác định phép iên kết Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam .Nguyễn Dữ còn có tên khác là Nguyễn Tự ,chưa rõ năm sinh năm mất,chỉ biết ông sống khoảng thế kỉ 16.Người làng Trường Tân nay là Thanh Miện-Hải Dương .Là con trai của Nguyễn Tường  Phiên ,từng đỗ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng.Bản...
Đọc tiếp

hãy đánh số câu trong đoạn văn và xác định phép iên kết 

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam .Nguyễn Dữ còn có tên khác là Nguyễn Tự ,chưa rõ năm sinh năm mất,chỉ biết ông sống khoảng thế kỉ 16.Người làng Trường Tân nay là Thanh Miện-Hải Dương .Là con trai của Nguyễn Tường  Phiên ,từng đỗ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng.Bản thân là học trò xuất  sắc của Tuyết Giang Phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm . Tuy nhiên sinh phải thời kì loạn lạc chiến tranh liên miên lên sau khi thi đỗ Hương ,Cống ông chỉ làm quan một năm rồi từ quan về ở ẩn viết sách nuôi mẹ già ở vùng nùi Thanh Hóa đến cuối đời .Suốt mấy thề kỉ qua ,tên tuổi của ông gắn với áng văn Thiên cổ kì bút -Truyền kì mạn lục .Không chỉ bởi trong tác phẩm Nguyễn Dữ đã phát huy hết công lăng của thể loại truyền kì mà còn bởi một bút lực vừa thông minh vừa già dặn vừa rất mực tài hoa . 

1
30 tháng 8 2019

Câu (1) liên kết câu (2): phép lặp - Nguyễn Dữ

Câu (4) liên kết câu (5): quan hệ từ - tuy nhiên.

Câu (6) liên kết câu (7): lặp - ông

Phép thế: "ông" thay thế cho "Nguyễn Dữ"