Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nam Cao là nhà văn giàu những triết lí, suy tư. Nhưng ông không nêu ra những quan điểm triết lí sáo rỗng mà thưởng gửi gắm thông qua những suy nghĩ, nội tâm của nhân vật trong các sáng tác của mình. Nhân vật ông giáo trong "Lão Hạc" là một trong những nhân vật như thế. Ông giáo là người có học, là người bạn thường lắng nghe những tâm tư và cho lão Hạc lời khuyên. Ông giáo nghèo khổ nhưng mang nặng tư tưởng của một người trí thức tiểu tư sản nên nhất quyết không chịu bán đi những quyển sách mà mình đã trân trọng cả đời. Có một vài câu nói của ông giáo thể hiện tư tưởng:
- Không, giờ thì tôi không tiếc 5 quyển sách của tôi nữa. => thể hiện sự phát triển trong nhận thức: thương người hơn thương mình, thương lão Hạc đau đớn dằn vặt bán chó hơn việc mình đành lòng bán 5 quyển sách quý để có tiền thuốc thang chữa trị cho con.
- Những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ cho thật kĩ thì sẽ chỉ thấy họ thật xấu xa, ngu ngốc, bần tiện. Toàn những cớ để ta không thương và không bao giờ ta thương => Cần phải trân trọng và phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người. Đánh giá con người một cách toàn diện chứ đừng chỉ nhìn họ bởi vẻ bề ngoài (Bởi trước đây, ông giáo từng cho lão Hạc là gàn dở vì cứ dằn vặt mãi khi bán một con chó. Đến đây, ông giáo mới hiểu nỗi lòng của lão Hạc)
- Thị (Vợ ông giáo) không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người bị đau chân thì có lúc nào mà nghĩ đến cái đau của người khác được.
=> ông giáo thông cảm cho người vợ của mình khi tỏ ra khó chịu trước những đối đãi của ông giáo dành cho lão Hạc. Ông giáo hiểu rằng vợ mình không xấu, không ác nhưng bị những tủn mủn, tẹp nhẹp của cuộc sống làm cho nhỏ bé, tầm thường, ích kỉ hơn.
- Cuộc đời mỗi ngày quả thực một thêm đáng buồn. .. Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng theo một nghĩa khác => ông giáo thấy được những mặt trái của cuộc sống, đó là sự thật về cuộc sống nghèo khổ tù túng dồn con người vào bước đường cùng không lối thoát, khiến con người nhận lấy cái chết đau thương mà kết thúc mọi nỗi thống khổ.
==> Đó đều là những triết lí mà Nam Cao gửi gắm thông qua suy nghĩ, lời nói của ông giáo. Ông giáo như phát ngôn viên cho chính những tâm tư của Nam Cao về cuộc sống, về kiếp người, để từ đó thấy được những phẩm chất tốt đẹp vẫn lấp lánh trong mỗi con người, để nhìn cuộc sống này khác đi...
Tham khảo:
1. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.
2. Những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ:
- Hình ảnh đàn gà: Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng hiện lên rất đẹp rất sinh động.
- Tiếng bà mắng cháu: Tiếng mắng đầy yêu thương khi một lần người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, kỉ niệm về tuổi thơ nơi làng quê bình dị.
- Hình ảnh người bà: chắt chiu, tảo tần, lo lắng từng quả trứng con gà để mua cho cháu quần áo mới.
3. - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ '' Tiếng gà trưa''
- Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa, tạo điểm nhấn cho bài thơ. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa còn thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.
4. - Ấn tượng: tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
5. Nội dung chính của bài thơ: - Bài thơ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước.
mở bài thuyết minh về đại dịch COVID :(( Ai học được văn giúp mình với
mk chỉ có cái này thui
1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về Virus Corona (Covid-19).
2. Thân bài:
– Virus Corona (Covid-19) là gì?– Nguồn gốc của Virus Corona (Covid-19).– Những triệu chứng và biến chứng của Virus Corona (Covid-19).– Cách phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng Virus mới Corona (Covid-19).
3. Kết bài:
– Khẳng định lại tác hại của dịch Corona (Covid-19).– Lời kêu gọi chung tay chống lại dịch bệnh (Liên hệ bản thân).