K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2017

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quí báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. Một trong những kinh nghiệm được ca dao ghi lại nói về sức mạnh của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật là sâu sắc. Một cây sẽ yếu ớt mỏng manh trước cuồng phong bão táp. Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây, rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng vời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp, làm nên những thành công lớn mà cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thể làm được.

Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.
Từ xa xưa, những người thổ dân đã biết đoàn kết sống thành bộ tộc để bảo vệ đất đai, chống lại thú rừng. Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, chúng ta sẽ tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Như ở đời nhà Trần, quân dân ta đã đoàn kết tiêu diệt quân Nguyên – Mông. Thời đó quân Nguyên rất mạnh. Chúng đã từng tuyên bố “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được tới đó”. Trong khi đó, triều đình nhà Trần mở họi nghị Diên Hồng khơi dậy tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Miền xuôi cũng như miền ngược, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, đều chung một ý chí chống giặc ngoại xâm. Nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản cũng cầm quân ra trận và lập được nhiều chiến công. Cuối cùng, dù thế giặc mạnh như chẻ tre nhưng quân dân ta vẫn đánh đuổi được 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nước ta.

Đến đời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng đứng lên dựng cờ tụ nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, đoàn quân của ông đã thắng trận trở về giữa niềm hân hoan vui mừng của nhân dân. Và Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải mà em khâm phục, cũng đoàn kết tập hợp nghĩa quân. Những người nông dân, những người trí thức, những tướng sĩ… đều cùng một lòng với minh chủ đánh đuổi quân Thanh khỏi biên giới, đem lại cuộc sông thanh bình cho nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.

Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chống Mĩ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về khối đoàn kết dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ bằng chiến địch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.

Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất. Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sồng Hồng, ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa. Cứ đến mùa mưa, nước sông Hồng đỏ ngầu, gầm réo, hung hăng muốn tràn vào làng mạc, phố xá, nhưng làm sao vượt qua được con đê vừa dài, vừa rộng, vừa cao. Ai đã đắp nên những con đê ấy ? Không riêng ai cả. Hàng chục triệu, trăm triệu con người đã dùng bàn tay bé nhỏ, với công cụ lao động thô sơ, đắp từ thuở xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn ngàn năm nay. Đó chính là một công trình tuyệt vời của sức mạnh đoàn kết.

Ngàv nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước mà còn hợp tác quốc tế, nhân dân ta đã xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí Vũng Tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta cũng đã và đang hoàn thành những công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, mang ánh sáng đến mọi miền quê hẻo lánh. Rồi cầu Thăng Long sừng sững, thủy điện Trị An đồ sộ… và còn biết bao nhiêu công trình to lớn khác đã, đang và sẽ mọc lên như muốn nói với các bạn năm châu rằng: đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và tranh thủ sự đoàn kết quốc tế để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỉ, câu ca dao của cha ông ta vẫn là một chân lí không gì lay chuyển được. Đó là một trong những bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra qua cuộc sống hàng ngàn năm của mình. Em càng hiểu sâu sắc vì sao Bác Hồ lại căn dặn thê hệ sau

26 tháng 2 2017

bài này bn có chép trên mạng k vui

13 tháng 5 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

Thực tế đã chứng minh, trong lao động hay chiến đấu, con người cần đoàn kết mới có thể giành chiến thắng. Trong chiến đấu: Nhân dân lao động thế giới cần phải đoàn kết mới có thể đánh bại được chủ nghĩa phát xít; Nhân dân Việt Nam cần phải đoàn kết mới có thể đẩy lùi quân xâm lược. Trong lao động: Người nông dân cần phải biết giúp đỡ nhau mới tạo ra một mùa màng bội thu; Doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau mới có thể vươn tầm thế giới…

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

13 tháng 5 2021

 

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội... Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

 

Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù Ủng... Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

         

 

23 tháng 2 2017

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

26 tháng 2 2017

tham khảo bài mk nha!

Dàn ý:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề:
Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả.
- Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
c. Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
- Những ngày:
+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
+ Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
- Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa"

22 tháng 2 2017

1. Mở bài

- Mọi việc trên đời này không phải tự nhiên mà thành công được. Để có kết quả của một quá trình rèn luyện, chịu khó... trong lao động.

- Dẩn câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

- Đây là một bài học về tính kiên trì, nhẫn nại, chịu khó.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

Như một lời nói thông thường, giản dị, dễ hiểu câu tục ngữ đưa ra một hình ảnh cụ thể mang tính nguyên nhân, hệ quả: thỏi sắt thô cứng kia nếu ra sức mài giũa lâu ngày thì nó sẽ trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng, án phải có nghị lực, kiên trì thì mới đi đến thành công trong công việc. “ Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ”

Là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi lẽ bất cứ công việc gì muốn thành công đều phải trải qua một quá trình lao động một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút nghiệm của từ những thất bại này đến thất bại khác. Không cứ chỉ qua một lần làm việc mà dễ dàng mang lại kết quả tốt đẹp mà chính nghị lực, lòng trì, nhẫn nại mới là sức mạnh vô hình giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng càng dài thì sự thành công đó mới càng vinh quang và đáng tự hào. Đó là tất yếu.

Nếu chỉ mới thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí, bỏ cuộc thì ta khó đạt tới đích. Phải nên nhớ rằng "Thất bại là mẹ thành công".

Một học sinh yếu môn Toán, cứ miệt mài chăm chỉ rèn luyện... chắc chắn có ngày sẽ khá lên. Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân. Đó chẳng -Ai là những tấm gương về lòng kiên trì, nhẫn nại đó sao. Một em học tiểu học Thanh Hóa không có 2 cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp.

Những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân.

b)Mở rộng vấn đề

Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ "thấy sóng cả vội ngã tay chèo", để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại, những kẻ đó dễ thất bại trên đường đáng phê phán.

- Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.

- Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.

- Tuổi chúng ta đang bắt đầu vào đời, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi người ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Bởi vậy, không thể không "mài sắt" để "thành kim".

Bản thân có những lúc sao nhãng, ta phải cố gắng hạn chế những phút ấy để mỗi ngày qua đi không lãng phí.

3. Kết luận

- Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và mãi mãi được thực hiện bất kì thời đại nào.

- Đây là một đức tính không thê thiếu được ở mỗi người chúng ta lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và khi vào đời.

GOOD LUCK!!! ngocdiem pham

21 tháng 2 2017

viết dàn bài được không chứ mình không biết viết ra thành bài

24 tháng 11 2016

Mộtba ko phải là 2 từ trái nghĩa, chúng không dựa trên cơ sở chung nào để có nghĩa trái ngược nhau.

25 tháng 11 2016

"Một cây làm chẳng nên non"

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Một và ba không phảu từ trái nghĩa mà lượng từ. Vì chúng không mang những ý nghĩa trái ngược với nhau. CHúng chỉ đến một số lượng nhất định

7 tháng 6 2020

Bài Làm

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội... Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

   Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

   Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù Ủng... Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

    Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính... thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, nhân dân ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp và Mĩ... Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.

    Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thủy điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể nào hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng là công trình của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.

    Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. 

   Nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã nhắc nhở nhau xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tinh thần đoàn kết sẽ tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đẹp trong học tập và rèn luyện.

15 tháng 6 2020

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

21 tháng 4 2021

" Một cây " chỉ số ít

Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ.

Chụm lại”  hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng.

=>Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

tk

 

I. Dàn ý Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi caoDàn ý Nghị luận về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

2. Thân bài

a. Giải thích

Một cây: số ít. Ba cây: số nhiều. Ý cả câu tục ngữ khuyên nhủ con người nên sống đoàn kết với nhau để tạo nên khối sức mạnh to lớn.

Đoàn kết: là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn.

b. Phân tích

- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:

Bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người. Sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân.

 

Sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim.

Người sống có tinh thần đoàn kết cũng là người có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

- Ý nghĩa của tinh thần đoàn kết:

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành 1 khối sức mạnh không thể tách rời.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực về tinh thần đoàn kết để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ra khỏi tập thể, chỉ biết đến bản thân mình mà không phấn đấu vì mục tiêu chung của mọi người. Lại có những người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

 Dàn ý Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Một cây: chỉ cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những giông tố.

Ba cây: số nhiều, chỉ tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết có thể chống lại những khó khăn, gian khổ.

→ Câu tục ngữ khuyên con người sống lại có tập thể, nhìn trước nhìn sau, đoàn kết với người khác trong xã hội để xây dựng một xã hội giàu đẹp, vững mạnh chống chọi lại mọi khó khăn gian khổ cũng như sự xâm chiếm của kẻ thù.

b. Phân tích

Mỗi cá nhân chỉ là một hạt cát, một phần vô cùng nhỏ bé của cuộc sống, sẽ vô cùng khó khăn và không thể chống đỡ được sự tấn công, những giông tố của cuộc đời. Nhưng sức mạnh của một tập thể có thể làm được điều đó.

Nếu chúng ta tự cô lập bản thân, sống một mình, tách mình với tập thể, với xã hội, chúng ta sẽ không nhận được sự giúp đỡ, lâu dần sẽ tự hủy bản thân.

Người sống có tập thể, biết nhìn trước nhìn sau, xây dựng một xã hội đoàn kết sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: Trong thời kì dịch bệnh như hiện nay, cả nước ta đoàn kết một lòng chống dịch. Trong thời kì lịch sử trước đây khi bị quân giặc đô hộ, nước ta đoàn kết đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù vô cùng mạnh để lấy lại độc lập tự do,…

 

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ra khỏi khối sức mạnh của cộng đồng, tự cô lập bản thân, sống vị kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác cũng như cho lợi ích chung của xã hội,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Một cây làm chẳng nên non

II. Văn mẫu Nghị luận về tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi caoMột cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 1

Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và sống với nhau bằng tinh thần đoàn kết, bởi lẽ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây nhằm để chỉ cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những giông tố. Còn ba cây là số nhiều, chỉ tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết có thể chống lại những khó khăn, gian khổ. Câu tục ngữ khuyên con người sống lại có tập thể, nhìn trước nhìn sau, đoàn kết với người khác trong xã hội để xây dựng một xã hội giàu đẹp, vững mạnh chống chọi lại mọi khó khăn gian khổ cũng như sự xâm chiếm của kẻ thù.

Tinh thần đoàn kết là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Người sống có tinh thần đoàn kết là những người sẵn sàng bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người, sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim. Bên cạnh đó, người sống có tinh thần đoàn kết cũng là người có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

 

Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn đối với con người: Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành một khối sức mạnh không thể tách rời.

Từ những ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết, mỗi chúng ta hãy sống và đoàn kết với nhau để đất nước này ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 2

Kho tàng văn học Việt Nam vô cùng phong phú và da dạng. Từ xưa, ông cha ta đã sáng tác ra nhiều câu ca dao, tục ngữ mang bài học sâu sắc, trong đó phải kể đến câu: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao khuyên nhủ con người sống đoàn kết.

Một cây ở đây chỉ cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những giông tố. Còn ba cây là số nhiều, chỉ tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết có thể chống lại những khó khăn, gian khổ. Một cái cây đứng bơ vơ giữa trời đất sẽ không thể chống trọi lại với những khó khăn, giông tố của thiên nhiên, nhưng khi nhiều chiếc cây quây quần bên nhau tạo thành một khu rừng thì không những tạo nên một cảnh quan đẹp đẽ mà còn có thể chống chọi với thách thức của thiên nhiên và thậm chí còn bảo vệ được những sinh linh khác. Câu tục ngữ khuyên con người sống lại có tập thể, nhìn trước nhìn sau, đoàn kết với người khác trong xã hội để xây dựng một xã hội giàu đẹp, vững mạnh chống chọi lại mọi khó khăn gian khổ cũng như sự xâm chiếm của kẻ thù.

Mỗi cá nhân chỉ là một hạt cát, một phần vô cùng nhỏ bé của cuộc sống, sẽ vô cùng khó khăn và không thể chống đỡ được sự tấn công, những giông tố của cuộc đời. Nhưng sức mạnh của một tập thể có thể làm được điều đó. Nếu chúng ta tự cô lập bản thân, sống một mình, tách mình với tập thể, với xã hội, chúng ta sẽ không nhận được sự giúp đỡ, lâu dần sẽ tự hủy bản thân. Người sống có tập thể, biết nhìn trước nhìn sau, xây dựng một xã hội đoàn kết sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ra khỏi khối sức mạnh của cộng đồng, tự cô lập bản thân, sống vị kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác cũng như cho lợi ích chung của xã hội,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mỗi chúng ta không chỉ sống cuộc đời của mình mà còn là một công dân của tổ quốc, chính vì thế, chúng ta cần phải có thái độ và trách nhiệm đoàn kết với mọi người, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cũng như phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

 Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 3

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. "Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn "ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn "chụm lại" thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định "Đoàn kết là sức mạnh vô địch”.

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 4

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

 

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 5

Ông cha ta ngày xưa đã dặn:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng nên non” còn “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?

Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người, là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.

Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa. Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lý, Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh, Nhật, Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức, chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.

Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện, không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước, cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân, không có lòng thương yêu đồng loại, không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước, dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.

 

Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 6

Ca dao là một trong những viên ngọc sáng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, trào phúng,… còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ của người đời về tinh thần đoàn kết. Đây là câu ca dao mà ta thường nhắc nhở nhau:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Vậy câu ca dao trên mang ý nghĩa gì?

Suy ngẫm về câu ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hai tầng nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tầng nghĩa đen khẳng định sự lẻ loi, đơn độc của một cái cây nếu nó đứng một mình. Bản thân cái cây đó thật nhỏ bé. Nhưng nếu có nhiều cây sẽ tạo nên một khu rừng. Thế nhưng hiểu ca dao theo nghĩa đen thì rất nông cạn. Tầng nghĩa bóng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn, cải tạo cuộc sống… để có cuộc sống ấm no, phong phú về vật chất lẫn tinh thần.

Thực tế, lịch sử dân tộc Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó.

Từ thời dựng nước, đất nước ta luôn gặp nạn ngoại xâm. Những người dân Việt Nam đã biết kết hợp sức người để chống lại bè lũ cướp nước tới cùng. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi… nhân dân ta đoàn kết, lần lượt đuổi giặc Tống, Mông – Nguyên, Minh… ra khỏi đất nước.

Từ năm 1858, giặc Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm lược của bọn thực dân châu u vào Việt Nam. Nhân dân ta đoàn kết với các bạn Lào, Campuchia đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương.

Cuộc kháng chiến chống Pháp gần một trăm năm vừa kết thúc thì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bùng nổ. Lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với những phương tiện và vũ khí tối tân nhất thế giới. Cuối cùng, nhờ sự đoàn kết của nhân dân hai miền Nam – Bắc cũng như sự giúp đỡ của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, chúng ta đã chiến thắng. Cả thế giới đều nể phục tinh thần đoàn kết và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam.

Sau đó, non sông chung một màu cờ, nhân dân ta tiếp tục đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ thiếu ăn, ngày nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chúng ta đã xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, đưa ánh sáng đến tận vùng xa xôi, hẻo lánh nhất của Tổ quốc. Chúng ta khôi phục quốc lộ 1A, xây dựng cầu Mĩ Thuận, cầu Rạch Miễu… nối liền vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nhiều lĩnh vực… Và còn biết bao công trình khác nữa mọc lên theo quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Tóm lại, chúng ta không thể nào nói hết được sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Vậy nên, đọc câu ca dao, em suy nghĩ và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong cuộc sống, chúng ta khó có thể sống và làm việc một cách đơn độc. Nếu làm việc nhỏ, cũng phải suy nghĩ chín chắn. Khi làm việc lớn, phải bàn bạc với những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, em thấy cần vận dụng câu ca dao đúng tình huống. Chẳng hạn, khi làm bài kiểm tra, chúng ta không nên “đoàn kết” cùng các bạn mà phải biết tự làm bài hết khả năng của mình. Khi muốn giúp người khó khăn, già yếu neo đơn, em vận động mọi người đoàn kết tham gia. Đêm nằm suy nghĩ, em càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

Và em cũng không quên nhân sinh quan cao đẹp mà nhà thơ Tố Hữu gửi gắm mọi người trong bài thơ Tiếng ru:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 7

Đã tự bao đời nay cha ông ta đã biết được để có thể tồn tại cũng như để phát triển được thì con người phải biết đoàn kết với nhau. Khi chúng ta đoàn kết thì sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn để có thể vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Nên ông cha ta đã có câu tự ngữ nói về điều đó là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết thực sự sẽ tạo ra sức mạnh, giúp con người chúng ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống đã cho thấy rằng khi con người chiến đấu và lao động của dân tộc cần phải có sự đoàn kết mọt lòng thì mới có thể thành công được. Non sông đất nước Việt Nam có được tự do như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự đoàn kết của dân tộc ta ngày trước. Đó chính là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, và quả thực cũng đã có mấy chục triệu người chung một lòng, dân ta như cùng chung một chí hướng đánh giặc. Cũng đã phải trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược nước ta. Ta cả bè lũ bán nước chúng dường như cũng đã muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nố lệ. Chúng luôn luôn ỷ quân đông, thế mạnh mà đã có những mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Quân Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh và hung bạo nhất, chúng đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, và đồng thời cũng như đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Lúc này đây thì quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng thời cũng đã đồng tâm giết giặc. Ngay từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hổng năm nào thì đến thiếu niên Trần Quốc Toản. Ngay từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho ngay cả đến chàng trai đan sọt làng Phù ủng… Tất cả đều đổng lòng Sát Thát, tất cả dường như cũng đã tạo lên sức mạnh tổng hợp để có thể làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

 

Cho đến thế kỷ XX đất nước ta cũng lại phải đấu tranh đánh giặc Pháp và giặc Mỹ. Đất nước đau thương hình chữ S không rộng người không nhiều rồi lại vũ khí thì thô sơ. Nhưng chúng ta vẫn dành được chiến thắng vang dội trước các cường quốc.

Rồi chính trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Khi các cơn lũ ập đến với đồng bào miền Trung để lại những hậu quả to lớn, nhưng nhờ sự đoàn kết, tương thân tương ái đã giúp cho đông bào miền Trung nhanh chóng khắc phục được phần nào đau thương. Chúng ta đoàn kết để có thể tạo lên sức mạnh to lớn.

Ta như thấy được câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết dường như chính là cội nguồn của sức mạnh, nó đồng thời cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tổn và phát triển của con người. Bác Hổ vĩ đại của dân tộc ta cũng đã từng căn dặn chúng ta rằng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Để có thể nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Ta như thấy được chính tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, và cũng như đã giúp chúng em dạt được những kết quả tốt nhất trong học tập.

23 tháng 3 2019

link này nha: https://h.vn/topic/chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-1-cay-lam-chang-nen-non-3-cay-chum-lai-nen-hon-nui-cao-bai-2.2291/

14 tháng 2 2019

Ông cha ta ngày xưa đã dặn:
 

“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​


Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng lên non” còn “ba cây chụm lại lên hòn núi cao”?

Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thí không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.

Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa.Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lí ,Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh ,Nhật ,Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.

Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.

Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:
 

“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​


thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.