Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã từ lâu, dân tộc ta luôn đề cao truyền thống hiếu học và vai trò của người thầy cũng như thái độ tôn sư trọng đạo luôn được đặt lên. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Bên cạnh đó, những người bạn cũng có tầm quan trọng khôgn kém "Học thầy không tày học bạn". Vậy chúng ta nên hiểu 2 tục ngữ này như thế nào cho đúng.
Trước hết, ta đến với câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã đề caotuyệt đối vai trò, vị trí quyết định của người thầy đối với học trò. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả .Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.
Thế nhưng, vai trò của người bạn được khẳng định như thế nào qua câu "Học thầy khôg tày học bạn". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò của người bạn trong quá trình học tập của mỗi người. Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải giúp ta dễ tiếp thu hơn. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
Như vậy qua phan tích, có thể thấy hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học. Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.
Vì vậy, bản thân mỗi người học sinh phải lựa chọn cho mình 1 cách học hiệu quả. Học sinh không nên tuyệt đối hóa vai trò của thầy hay của bạn mà phải đồng thời kết hợp học tập ở cả thầy và bạn để từ đó đem lại kết quả cao nhất.
Con người muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình. Đồngthời phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
Dàn ý: 1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài: * Giải thích câu: không thầy đố mày làm nên
- Đề cao đến mức tuyệt cú cú đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh * Giải thích câu học thầy không tày học bạn Không tày không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời (gian) gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. * Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: - Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học. -
Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt. * Mở rộng: Cách học hiệu quả đối với HS
3. Kết bài: - Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
Refer:
a, - 2 câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" ta có thể thấy rằng nó có mâu thuẫn với nhau nhưng thực sự chúng đang bổ sung cho nhau
- Giải thích:
+ Nếu xem xét kĩ, ta có thể thấy rằng 2 câu tục ngữ đó là lời nói khuyên răn và bổ ích cho con người học tập chăm chỉ
+ Nội dung của hai câu này đều có những điều mà chúng ta nên học tập. Học tập những thầy cô liền trước vì họ đã trải qua bao nhiêu khó khăn và thử thách, tích luỹ được kiế thức và bây giờ truyền lại cho thế hệ sau
+ Học hỏi thầy cô thôi vẫn chưa đủ, ta cần học hỏi thêm bạn bè vì họ là người cùng lứa tuổi với ta, dễ gần gũi hơn
→ Câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta phải kính trọng thầy cô và quan trọng hơn hết phải học hỏi thêm nhiều từ bạn bè thì mới có thể tiếp thu và hiểu được hết các kiến thức
b, '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn " và "Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu."
tham khảo nha
1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
Một mặt người bằng mười mặt của.
Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.
Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.
Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
1. Mở bài
- Giới thiệu vườn cây của nhà em.
- Tình cảm của bản thân đối với vườn cây lâu ngày mới gặpk.
2. Thân bài
- Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?
- Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
- Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
- Kỉ niệm với khu vườn, tình cảm dành cho khu vườn.
3. Kết bài
Khẳng định lại cảm xúc với khu vườn ở quê.
Dàn ý đó thiên về tả và kể rồi bạn ạ! (có mỗi MB và KB là biểu cảm) Đây là đề văn thuộc ptbđ là biểu cảm nhé!
a) Bài học: Khi mình không hạnh phúc hay có chuyện buồn, thì đừng có đổ những đau đớn đó lên người khác. Mà hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm, xem cảm giác đó có đau hay không. Một người chỉ vì lợi ích của bản thân mình, chỉ nghĩ đến việc làm sao để thỏa mãn nhu cầu của bản thân thì tất cả mọi việc người đó làm đều là sai lầm, không được mọi người tán dương, mà còn bị khinh ghét, coi thường.
b) Qua câu chuyện, em mới hiểu được rằng, cuộc sống thật sự có rất nhiều chông gai, cạm bẫy mà chúng ta không thể nào ngờ đến. Không ai muốn điều xấu sẽ xảy đến với mình, con người muốn thành công thì chắc chắn phải vượt qua mọi thử thách gian khó đó. Và để trưởng thành hơn, chúng ta phải tìm cách vượt lên sự sợ hãi của bản thân, cũng như tìm cho mình con đường đúng đắn nhất để đi qua chướng ngại vật đó. Chúng ta cũng không nên cho đi sự bất hạnh đó dù là vô tình hay cố tình. Nó chỉ khiến cho chúng ta càng thêm đau đớn, khó khăn mà thôi, không giải quyết được những nhu cầu của bản thân mình. Một người mà lúc nào cũng ích kỉ, luôn nghĩ cho bản thân mà không nghĩ đến cảm nhận của người khác, thì người đó đã thật sự dẫn dắt mình vào một con đương u ám, đen tối nhất. Ở nơi đó thật sự tăm tối, không có lối thoát. Chúng ta hãy thử một lần đặt mình vào hoàn cảnh của người mình đã cho đi sự bất hạnh. Rồi hãy nhìn nhận một cách chân thực nhất về những gì mình đã làm, cũng như để thấu hiểu, chia sẻ và thông cảm hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng nó thật sự rất đau, và không ai muốn đón nhận lấy điều đó.Chúng ta đang nhìn đời, nhìn cuộc sống qua lăng kính loang lổ vệt màu của cảm xúc, bám dày đặc lớp bụi bặm của thành kiến, thương đau. Chúng ta trở nên bực nhọc, phán xét trước những gì mình tự cho là " Lỗi lầm của người khác". Chưa bao giờ chúng ta nhìn lại những việc mình đã làm, luôn cho rằng việc mình làm là đúng, mà không bao giờ nhìn rõ những hậu quả mà việc đó sẽ gây ra, cũng như luôn đổ hết trách nhiệm cho người khác mặc dù mình là người làm sai. Hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm và sửa chữa nó. Phải biết nhìn nhận lại cuộc sống, không nên mang đến khổ đau cho người khác, bạn sẽ thấy bạn sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì mình được sống, được sống hết mình với tuổi trẻ. Còn nếu như là hạnh phúc, hãy biết chia sẻ những hạnh phúc đó cho người kém may mắn hơn mình. Để niềm vui được lan tỏa khắp mọi nơi, ai cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Không nên giữ lấy món quà vô giá đó cho riêng mình, hãy lan tỏa nó đến tất cả mọi người. Rồi bạn sẽ nhận được nhiều hạnh phúc, niềm vui hơn là bạn đã tưởng tượng. Cho đi hạnh phúc, không phải mất mà là để nhận về nhiều hơn. Đừng nên quá ích kỉ, mà quên đi người khác. Nó chỉ khiến cho bạn thêm đau đớn mà thôi, và mất đi sự hạnh phúc. Các bạn ơi! Hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh nói để hiểu hơn, thấu hiểu hơn, yêu hơn và tránh gây ra những tổn thương không đáng có. Hãy biết tự nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa nó.
Chúc bn học tốt !!!!!
1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
Cảm ơn bạn nhìu!