Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé, bài này viết khá hay và ngắn như em yêu cầu đây:
Bà nội yêu quý của cháu!
Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.
Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!
Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?
Cháu gái yêu quý của bà
Thể dục là một bộ môn mà đa số các bạn học sinh đều yêu thích bởi nó là hoạt động ngoài trời, tuy nhiều lúc có mệt một tí nhưng nó vừa giúp học sinh khỏe mạnh hơn lại có thể ở ngoài trời hít thở không khí trong lành. Đa số các tiết thể dục chỉ học có hai phần ba thời gian của tiết học sau đó học sinh tự thực hành với nhau. Thời gian phần ba còn lại đó chính là thời gian để cho chúng tôi tranh thủ chơi với nhau.
Thân bài: Tả lại tiết học thể dục và ra chơi giữa giờ của trường emTiết học thể dục của mỗi lớp được xếp lịch cứ hai lớp học cùng một thời gian đó, nghĩa là sân trường rộng sẽ đủ thoải mái cho hai lớp dành lấy một góc sân để học thể dục. Những môn thể dục được yêu thích là đá cầu, nhảy xa, cầu lông. Trước khi bắt đầu một tiết thể dục, học sinh phải đi giày thể thao, xếp thành ba hoặc bốn hàng tùy vào số lượng học sinh trong lớp. Sau đó lớp trưởng tiến hành điểm danh và báo cáo sĩ số cho giáo viên thể dục biết. Khi hoàn thành xong, lớp trưởng tiến hành cho các bạn học sinh trong lớp dàn hàng và đứng cách nhau một sải tay. Hàng hai và hàng bốn sẽ bước sang trái hoặc sang phải một bước để so le với hàng một và hàng ba. Điều đó giúp giáo viên có thể quan sát hết tất cả các bạn học sinh.
Tiếp đến, lớp trưởng cho cả lớp khởi động nào là xoay cổ tay, xoay cổ chân, quay cẳng tay, xoay đùi, chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông…Khởi động chính là nguyên tắc trước khi hoạt động cơ thể. Xong xuôi tất cả giáo viên sẽ lên đứng lớp dạy cho học sinh những động tác thể dục cơ bản nhất. Cuối cùng là dạy các môn thể dục như đá câu. Nhà trường sẽ cung cấp một số cầu nhất định, còn lại học sinh phải tự chuẩn bị cho mình những quả cầu khác để có thể thực hành. Phần cuối thời gian, giáo viên sẽ để cho lớp tự quản, đó là khoảng thời gian cho các bạn học sinh chơi đùa và học tập cùng nhau.
Ra chơi giữa giờ cũng là một điểm thú vị nhất trong cuộc đời học sinh cấp hai. Khoảng thời gian này tất cả trường học sẽ được tập hợp lại ở sân trường rộng và cùng nhau múa hát một bài hát tập thể đã được dạy vào hồi đầu năm. Mỗi lớp có một bạn cờ đỏ đứng cuối để chấm điểm sự đồng đều của lớp học. Dựa vào kết quả đó nhà trường sẽ xếp loại thi đua cho từng lớp. Những cánh tay nhỏ nhắn giơ lên trời tạo thành một làn sóng tuyệt đẹp, những di chuyển theo điệu nhạc tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của cả trường. Từ cao nhìn xuống thấy yêu mến làm sao. Những bạn học sinh nhỏ tí với cánh tay giơ cao như chạm tới những ước mơ, những hoài bão trong lòng họ.
Kết bài: Bài văn tả lại tiết học thể dục và ra chơi giữa giờ của trường emNgắm nhìn những tiết học những giờ ra chơi ấy, tôi cảm thấy yêu trường mình đến nhường nào. Tôi bỗng cảm thấy xao xuyến và trân trọng những gì mình có với bạn bè với thầy cô.
bn dựa vào gợi ý để làm nha:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
Mở bài:
Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.
Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cố giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.
Kết bài:
Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.
Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương
Mở bài:
Tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người đã một phần dung hòa cùng thực vật thiên nhiên. Và cây hoa thiên lí đã trở thành một bàn tay nhẹ làm đẹp nên cái cuộc sống con người vui tươi.
Kết bài:
Cây thiên lí với nhiề lợi ích như vậy, chúng ta cần cố gắng bảo vệ thiên lí để có nên một không gian đẹp.
Tham khảo:
MB :Tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về.
- Mở bài:
Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.
- Thân bài:
Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.
Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.
Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.
Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.
- Kết bài:
“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
#Học tốt#
- Mở bài:
Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.
- Thân bài:
Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.
Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.
Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.
Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.
- Kết bài:
“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
tham khảo
Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.
Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.
Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.
Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều.
Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.
Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc.
Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau.
Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.
Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.
Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.
mở bài thuyết minh về đại dịch COVID :(( Ai học được văn giúp mình với
mk chỉ có cái này thui
1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về Virus Corona (Covid-19).
2. Thân bài:
– Virus Corona (Covid-19) là gì?– Nguồn gốc của Virus Corona (Covid-19).– Những triệu chứng và biến chứng của Virus Corona (Covid-19).– Cách phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng Virus mới Corona (Covid-19).
3. Kết bài:
– Khẳng định lại tác hại của dịch Corona (Covid-19).– Lời kêu gọi chung tay chống lại dịch bệnh (Liên hệ bản thân).