Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông là người làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình.[1][2]
Cha của ông là cụ ông Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đề đốc Tạ Quang Hiện lãnh đạo. Năm 1888, cụ đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Thân mẫu của anh là cụ bà Trần Thị Thùy, người làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Ông bà có với nhau 4 người con là Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Đức Cảnh và Trần Thị Thừa
Từ nhỏ, ông được thừa hưởng sự giáo dục Nho học của cha. Tuy nhiên, sau khi cha ông qua đời vào năm 1915, ông được Nguyễn Đạo Quán và Trần Mỹ, bạn học của cha, là tri phủ, nhận làm con nuôi và cho đi học trường Hương học. Sau khi học xong bậc tiểu học, năm 1923, ông được cho đi học tiếp ở Trường Thành Chung Nam Định (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định). Tại đây, ông kết thân với một số bạn bè trẻ tuổi, trong đó có Đặng Xuân Khu, Đặng Xuân Thiều, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Văn Năng.
Bài làm
Côn Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt. Đây thực sự là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân và bao tao nhân mặc khách, những người tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử. Trong số họ, Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nhiều lần, nhiều năm sống gắn bó, chan hòa cùng thiên nhiên tạo vật ở nơi đây. Ông đã coi Côn Sơn như "núi nhà", "quê cũ" và tìm thấy ở chốn này bạn bè tri âm tri kỷ.
Cũng hiếm đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đã có bao người làm thơ về Côn Sơn. Và Trần Đăng Khoa, thần đồng thơ ca xứ Đông là một trong những người làm thơ ấy.
"Đêm Côn Sơn" được Trần Đăng Khoa viết khi chú bé mới 10 tuổi. Thi phẩm tựa như là một ghi chép bằng thơ về một đêm ngủ ở Côn Sơn khi tham quan. Bài thơ có hai phần rõ rệt: phần thứ nhất (6 dòng đầu) và phần thứ hai (8 dòng cuối) được ngăn cách và nối nhau bởi một giấc ngủ bị ngắt quãng đột ngột do tiếng sấm rền.
Như một bức ký hoạ về chốn lâm tuyền, "Đêm Côn Sơn" có cả núi rừng, cây cối, chim chóc, suối và cả ánh trăng. Tuy nhiên "bức tranh" miêu tả cảnh về đêm, tất cả chỉ hiện hình qua những âm thanh mà chỉ thính giác con người mới cảm nhận được.
Khi màn đêm buông xuống, cảnh vật ở Côn Sơn như bị che phủ bởi tấm nhung huyền; chỉ còn đâu đây"tiếng chim vách núi nhỏ dần". Bởi chim đã bay về tổ nên tiếng hót dần thưa thớt, mơ hồ... Dưới kia, tiếng suối "khi gần, khi xa" như "rì rầm" không dứt. Gần kề là tiếng lá đa ngoài thềm. Mọi âm thanh đều ở trạng thái giảm nhẹ ("nhỏ dần"), xa dần ("khi gần, khi xa"). Đêm nơi đây tĩnh lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng lá đa rơi.
Câu thơ:
"Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"
như "thần cú" của bài thơ đã được nhiều người khen không tiếc lời. Nhà thơ Tố Hữu nói: "Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc. Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi (thực ra lúc này Khoa đã 10 tuổi) lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời." Nhà thơ Xuân Diệu thì lại khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế.
Câu thơ hay vì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. "Nghe" tiếng lá đa rơi mà như "nhìn" thấy cả hình dáng chiếc lá ("rất mỏng") và độ rơi của nó ("rơi nghiêng")
Phải chăng đó là khoảnh khắc chiếc lá lìa cành, buông mình vào hư vô và bắt đầu hành trình của nó. Chiếc lá khẽ lắc lư một chút, đung đưa một chút, xoay vần nhẹ trên không rồi khẽ khàng chạm xuống mặt đất. Nhà thơ "nhí" đã ghi lại cái khoảnh khắc dịu dàng ấy bằng từ "rơi nghiêng".
Lấy "động" để tả "tĩnh", câu thơ đã tôn lên rất nhiều sự tĩnh lặng, tôn nghiêm của chốn linh thiêng Côn Sơn.
Nhưng thực ra ở Côn Sơn không có cây đa. Chiếc "lá đa" ấy là do Khoa "hư cấu" ra và nó được ghép vào hợp lý đến nỗi không ai thoáng gợn chút hoài nghi. Khoa đã dùng một cái không có thật ("lá đa") để làm bật lên cái có thật, đó là sự yên tĩnh của Côn Sơn đêm nay.
Về khuya, âm thanh càng nhỏ dần... và trước mắt chú bé Khoa chỉ còn hình ảnh "Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm" và "Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền..." Trong cuốn "Chân dung và đối thoại", Trần Đăng Khoa kể lúc đầu Khoa viết là "Sợ gì" (trẻ con vốn hay sợ, Khoa mới lên 10 tuổi, đêm tối sợ ma đã đành nhưng bụt cũng sợ). Nhà thơ Xuân Diệu đã chữa cho cậu học trò của mình chữ "sợ" bằng chữ "nghĩ". Thế là ông bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Xuân Diệu chỉ đổi một chữ mà thay đổi cả thần thái bài thơ.
Phần hai của bài thơ bắt đầu bằng tiếng "sấm rền":
"Bỗng đâu vang tiếng sấm rền"
Tiếng sấm rền ngoài trời hay tiếng sấm rền trong mơ? Và chú bé bừng tỉnh. Cảnh tượng huy hoàng, rực rỡ, sôi động khác hẳn phần đầu. Mọi âm thanh và ánh sáng đều ở cường độ mạnh. Đền thì "đỏ hương", chuông thì kêu "ngang trời", rừng thì "nổi gió", suối thì "tuôn ào ào", đồi thông thì "sáng" bừng lên dưới trăng cao. Cảnh càng kỳ ảo và mang tầm vóc vũ trụ hơn khi Khoa như nhìn thấy hồn thiêng Nguyễn Trãi "về thăm". Nguyễn Trãi vẫn nhớ về "quê cũ" (chẳng phải trong "Quốc âm thi tập" ông đã viết về Côn Sơn: "Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân/ Lẳng thẳng chưa lìa chốn trần" đó sao?). Cảnh như thực như mơ. Sự chuyển vần của đất trời nơi núi rừng Côn Sơn hay giấc mơ thần diệu của nhà thơ khi đặt chân tới chốn linh thiêng này? Có lẽ cả hai. Ở đoạn thơ này Trần Đăng Khoa đã phóng bút với những câu thơ thật hào mại, lãng mạn, bay bổng.
Như một lẽ tự nhiên, nói đến Nguyễn Trãi là phải nói đến thơ. Và thật hồn nhiên Khoa đã nghe thấy tiếng"thơ ngâm" huyền bí:
"Em nghe có tiếng thơ ngâm"
Tiếng sấm rền có thể nghe trong mơ, vậy thì tiếng thơ ngâm có thật hay nghe bằng tâm tưởng, nghe trong ảo giác? Nguyễn Trãi hiện về đọc thơ chăng? Người đọc "Cáo bình Ngô" hay "Côn Sơn ca". Tiếng thơ của Người vẫn vang vọng giữa đất trời, non nước này; Tấm lòng của Người vẫn sáng như sao Khuê. Nếu vậy thì "Đêm Côn Sơn" là bài thơ chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi - vị lão thần đầu bạc đã chết dưới lưỡi đao oan nghiệt của triều đình phong kiến. Đọc câu thơ này của Trần Đăng Khoa, tôi miên man cảm thức như vậy...
... Nhưng tiếng thơ ngâm ấy (có người nói) cũng có thể là của một chú bộ đội. Bởi vì:
"Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya"
Các chú bộ đội pháo cao xạ vẫn thức canh cho giấc ngủ của Côn Sơn yên tĩnh.
Côn Sơn, nơi lữu giữ những trầm tích lịch sử và văn hoá của dân tộc, là mảnh đất thiêng không chỉ với người dân xứ Đông mà còn với muôn triệu người dân đất Việt. Đêm nay, hồn thiêng của thánh thần ("bụt"), của người anh hùng dân tộc ("Nguyễn Trãi") cùng với núi rừng nơi đây, với người lính thời đại Hồ Chí Minh vẫn thức, giữ cho Côn Sơn mãi mãi bình yên. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong một đêm chiến tranh của năm 1968, khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc.
Bài thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ đem đến cho người đọc một "bức hoạ" đêm Côn Sơn đơn thuần mà còn là những nghĩ suy không kém phần sâu xa về đất nước.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:
Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
4
4