Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
mik viết hơi dài, nên viết lại hơi lâu, bn thông cảm.
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.
Trước hết chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua khi tâu với bà Hoàng Thái Hậu . Mặc dù vẫn xem Nguyện Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ.Đoạn trích hồi thứ 14 đã miêu tả khá rõ tài năng phi thường của vua Quang Trung và bộ mặt đê hèn nhục nhã của bọn bán nước và cướp nước. Bằng những chi tiết hết sức sống động chân thực. Kết hợp với việc đứng trên lập trường chình nghĩa đoạn trích đạ làm sống lại hình ảnh vị vua tài năng cả về đạo đức lẫn quân đội.
Trước tiên ta thấy rằng mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.Khi được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long Nguyễn Huệ giận lắm , định cầm quân đi ngay.Nhưng ông đã nghe lời khuyên của mọi người: cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi rồi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Lễ xong mới hạ lện xuất quân.Hành động đó đã tạo được niềm tin uy tín đối với nhân dân đồng thời dễ thu phục binh lính tạo nên 1 thói vững chắc trong lực lượng của nghĩa quân . Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là bước đầu của sự thành công.
Việc Nguyễn Huệ tự mình dốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ tàu năng quân sự của ông.Đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là mất cảnh giác. Và ông còn rất hiểu sức mạnh tinh thần đối với quân sĩ : trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm cho tướng sĩ:”…Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các người đã biết chưa?…Người phương Bắc không phải nòi bũng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuần lòng người, đấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc…”Từ những lời động viên trên ta thấy Quang Trung quả là 1 vị vua không chỉ giỏi võ nghệ mà còn là vị tướng rất giỏi tâm lí. Ông đã khơi gợi được lòng căm thù giặc và tự hào về trang sử vàng của dân tộc để khích lệ binh sĩ.
Nguyễn Huệ còn dự đoán chình xác những sự việc sắp xảu ra.Ông là một người đầy tự tin :”Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược chiến tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”.Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu hoạ:”Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù.Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”.Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ để dẹp việc binh đao-đó cũng chính là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn người dân phải chịu cảnh binh đao sương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách đánh tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất” Vua truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”.Quang Trung là vị vua rất thông minh tiên đoán chính xác và còn là 1 người hết lòng yêu thương dân tránh những hậu quả cho nhân dân, binh lính.
Ông còn là người có tài điều binh khiển tướng, ra quân đánh thắng như chẻ tre.Bắt sống toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu để gọi loa vây kín làng Hà Hồi, quân Thanh “rụng rời sợ hãi” phải đầu hành. Vua Quang Trung cỡi voi dốc chiến. Sáng mồng năm dồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt.Sâm Nghi Đống phải thất cổ tự tử hàng ngàn giặc bị giết “thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Hàng vạn giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực.Tôn Sĩ Nghị”sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…nhắm hướng Bắc mà chạy. Quân tướng “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy”.Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng trưa mồng năm tháng giệng năm Kỉ Dậu. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi người anh hùng dân tộc sáng mãi ngàn thu. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã góp vào một trang sử Vàng của dân tộc một chiến công vẻ vang hiếm hách.
Bằng lối văn biền ngẫu kết hợp với những chi tiết hết sức chân thật sống động với quan niệm đứng trên lập trường chính nghĩa.Hồi 14 đã thuật lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh người đọc đã hình dung chân dung người áo vải:Quang Trung- Nguyễn Huệ. Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là một vị vua giàu lòng yêu nước.
“Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”
k mk na
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
1phần 2 + 1phần 6 + 1phần 12 + .....+1phần 72 + 1phần 90
Giúp mình nhé😘 thank
Khi màn đêm lùi bước để ánh sáng lại bao trùm bầu trời, em vươn vai thức dậy và mở cửa sổ để tận hưởng không khí trong lành. Em tranh thủ ra vườn cây- nơi bà đang cặm cụi, và em đã được ngắm nhìn buổi sáng ở đây.
Ngay khi đặt chân vào vườn, cảm giác đầu tiên trỗi dậy là khoan khoái lạ thường. Một mùi âm ẩm, nồng nồng, ngai ngái sau trận mưa đêm qua bốc lên. Làn sương mỏng manh vẫn còn giăng mắc khắp nơi, cây cối vẫn im lìm chìm sâu vào giấc ngủ. Trên các tán lá, vòm cây vẫn còn đọng vô số những hạt nước, có thể là hạt mưa hoặc sương, trong như viên ngọc mà thiên nhiên ưu ái để lại cho khu vườn.
Khi đi giàn mướp, em chỉ khẽ động vào dây leo, những hạt ngọc theo đó ào ạt rơi xuống, trong trẻo và mát lành. Em cùng bà làm cỏ và thu hoạch một số rau củ cho tươi. Những quả cà chua- vừa mới bứt khỏi cây- căng mọng, đỏ chót và mát mẻ. Trong đầu em chợt mơ tưởng về ngôi nhà sau này của mình cũng sẽ có một khu vườn xanh tốt như này.
Một vài côn trùng thức dậy khá sớm, lục đục đi kiếm ăn. Em có thể nghe thấy tiếng dế kêu đâu đây. Rồi bầu trời bắt đầu chuyển màu hồng rồi bừng sáng lên, ông mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ trong niềm hoan hỉ của vạn vật. Cây mít cao lớn vươn mình đón những ánh bình minh ấm áp đầu tiên. Những cây nhỏ bé thì vẫn còn đang ngái ngủ, được nắng chiếu vào thì choàng tỉnh. Sương tan hẳn đi, vườn cây rộn ràng hơn hẳn, mọi cây cũng hiện ra rõ ràng hơn.
Chị gió ghé qua chào ngày mới, không quên chỉ huy dàn lá tấu lên bản hòa ca xôn xao. Một người nghệ sĩ thiên nhiên tài ba. Điểm xuyết vào khúc ca ấy là những nốt trầm bổng của những chú chim nấp mình trong vòm cây. Sau khi được tắm táp trong trận mưa đêm qua, cây nào cũng tươi tỉnh và tràn đầy sức sống. Duy chỉ có những bạn rau thơm như hành, mùi,... trông có vẻ mệt mỏi, tóc rũ rượi vì những cơn giông gió nổi lên trong trận mưa. Ông mặt trời dần dần nhích lên cao hơn, cả khu vườn chìm trong một màu ánh hồng, nhìn rõ những hạt bụi li ti chuyển động trong những tia nắng. Bà và em cũng nhanh kết thúc công việc chăm vườn trước khi mặt trời lên cao hẳn.
Đón buổi sáng ở giữa vườn cây xanh tốt như thế, nhưng tấp nập và vội vã của cuộc sống bỗng tan biến đi đâu hết, chỉ còn lại cảm giác trong trẻo và thanh thản...
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:
Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.
2. Thân bài:
- Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.
- Mưa xối xả, dữ dội.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.
- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…
- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.
- Sau cơn mưa:
- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.
- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.
3. Kết bài:
- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
Trước mắt tôi là một cánh đồng lúa rộng lớn, mênh mông đến tận chân trời. Những cây lúa cùng nhau hình thành một tấm thảm màu vàng óng ánh, như một biểu tượng của sự thịnh vượng và hy vọng. Những cánh cỏ màu xanh lợt nhấp nhô theo những luồng gió mượt mà, tạo nên một khung cảnh thôn quê dịu dàng và thanh bình. Những bông hoa lúa trắng xinh tinh khôi nở rộ trên các cánh đồng, tạo nên một cảm giác như là một màn trời mây trắng đẹp mắt. Những động tác của những người nông dân làm việc cật lực để trồng và chăm sóc cây lúa trở thành một hình ảnh sống động trong lòng cánh đồng. Ánh nắng mặt trời chiếu rọi từ trên cao, làm bừng sáng màu vàng của lúa chín, tạo nên một cảm giác ấm áp và tươi mát. Ông mặt trời rực rỡ và mềm mại, gửi tới cánh đồng lúa một món quà tuyệt vời - năng lượng mặt trời. Trên cánh đồng, tiếng cười vui tươi và cuộc sống rộn rã tựa như nhịp điệu của cuộc sống nông thôn. Đây không chỉ là một cánh đồng lúa, mà là một thế giới của sự sống, sự hy vọng và niềm tin. Cánh đồng lúa chín là một hình ảnh tuyệt đẹp, thể hiện sức sống và sự phát triển của nông nghiệp - nguồn sống chính của nhiều người trên toàn cầu.
Trả lời:Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp rơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. Sau 30 phút mưa ròng rã thì đã tạnh hẳn. Những chú chim lại bay tới hót líu lo. Bầu trời quang đãng hẳn, không khí trong lành và dễ chịu hơn. Mặt trời lộ ra với bảy sắc cầu vồng. Cây cối như vừa được tắm hả hê, vươn lên với một sức sống mới. Mọi người lại ra khỏi chỗ trú và trở về với việc mình đang làm dở, tiếng cười tiếng nói rộn ràng. Em rất yêu mưa vì nó đã cho cây lá tươi tốt.