Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình nghĩ là thế này !
Nhớ k mình nhé bạn !
Du lịch biển của Thái Bình gắn với bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải và Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ.
Điểm chung của các bãi biển là những triền cát trắng trải dài, sóng êm, những hàng phi lao xanh ngát và luôn lộng gió, riêng Cồn Đen còn được xưng tụng là cồn biển đẹp nhất miền Bắc. Bên cạnh tắm biển, du khách tới đây còn được tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển.
Cồn Vành:
Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.
Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng.
Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách. Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bêtông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi.
Cồn Vành không sầm uất, náo nhiệt mà ở đây yên bình đến kỳ lạ. Sáng sớm, khi bình minh lên, trên bãi biển Cồn Vành từng đoàn tàu thuyền đánh bắt cá cập bờ. Du khách có thể ghé vào một ghe thuyền mua hải sản còn tươi nguyên như cua, tôm, bề bề, ngao, sứa…
.
Những đặc sản của biển này được những người dân làng chài bán với giá rất rẻ so với thị trường. Thú vị hơn du khách có thể ghé vào các lều quán hoang sơ của Cồn Vành nhờ luộc hộ hải sản và thưởng thức trong không khí biển trong lành.
Đi dọc bãi cát dài ngút ngát theo hướng Nam là đường dẫn đến Trạm Hải đăng Ba Lạt. Từ đây, chúng ta có thể phóng tầm mắt ôm trọn cửa sông Ba Lạt vào lòng. Đây là nơi “giao duyên” giữa biển Nam Định và Thái Bình, nơi cửa sông ba nhánh làm nên một khu sinh quyển Cồn Vành đẹp và nên thơ.
Du lịch Cồn Vành phù hợp cho chuyến đi chơi hai ngày. Tuy nhiên, nếu có thêm thời gian, bạn nên thăm thú các nơi lân cận như bãi biển Cồn Đen (huyện Thái Thụy), được mệnh danh là Cồn Biển đẹp nhất miền Bắc.
Cồn Đen:
Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây. Để đến địa điểm này, du khách có thể dễ dàng đi bằng cả phương tiện công cộng và cá nhân.
Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Vào những ngày nắng nóng, đi dọc chiều dài khoảng 3 km của Cồn Đen, bạn sẽ cảm thấy dịu mát hơn khi ngắm những đợt sóng trắng xóa ào ạt xô bờ và dải thông xanh mướt đung đưa theo làn gió biển
Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao.
Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước.
Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...); hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển.
Hơn thế nữa, du khách còn sẽ bị thu hút bởi sức hấp dẫn kỳ lạ của cồn cát nơi đây với "bức tường xanh" là rừng ngập mặn ven biển với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị.
Hiện nay, Khu du lịch sinh thái Cồn Đen để trở thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, có khu vui chơi giải trí, khu du lịch văn hóa tổng hợp và trung tâm mua sắm, thương mại, là nơi diễn ra các cuộc picnic, nghỉ dưỡng với các trò vui chơi, giải trí bên biển như: Câu cá, lướt ván, đánh bóng chuyền bãi biển
Bên cạnh tắm biển, tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.
Tuy xung quanh Cồn Đen cũng có hàng quán bình dân với những dịch vụ cần thiết dành cho khách tham quan, nhưng nếu kết hợp tham quan các điểm du lịch khác thì thị trấn Diêm Điền và thành phố Thái Bình là nơi bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của vùng quê lúa như bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, nộm sứa, bánh gai, bún bung hoa chuối...
Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,...đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng...
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả... các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi...
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước...
Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan
Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình.
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa.
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.”
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật.
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già!
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người.
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa)
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ?
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười.
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu…
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu?
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!
Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.
Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.
Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.
Bước 1: Tìm hiểu đề
Bước 2: Quan sát tìm ý
Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)
Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
Bước 5: Kiểm tra lại bài.
https://www.google.com.vn/search?q=h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+m%E1%BB%99t+b%E1%BA%A3n+s%C6%A1+y%E1%BA%BFu+l%C3%BD+l%E1%BB%8Bch&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwiS_M25-pTdAhXBN48KHZ4IDEYQ_AUICygC&biw=1366&bih=663#imgrc=e26GVMu4CIE_AM:
Bài 1: Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.
Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.
bn vào đây xem thử nhé : https://www.topcv.vn/tai-mau-so-yeu-ly-lich-chuan-mien-phi
Sơ yếu lí lịch
Họ và tên : Nguyễn Chí Thành
Ngày sinh : 18/10/2005 Giới tính : Nam Dân tộc : Kinh
Nơi sinh : Bệnh viện phụ sản Hải Dương
Quê quán : Xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.
Hộ khẩu : P702, nhà H, Đền Lừ, Hà Nội
Nơi ở hiện tại : Số 12, ngõ 59 Nguyễn An NInh.
Họ và tên mẹ : Nguyễn Thu Hiền
Nghề Nghiệp : Kế toán
Số điện thoại : 0294995684
Họ và tên bố : Nguyễn Xuân Liêm
Nghề Nghiệp : Công Nhân
Số điện thoại : 0994696586
Chiều cao : 1m52 Cân nặng : 50 kg
Nguyện vọng gia đình ( nếu có ) : ...........................................................................
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ.
Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Vệ sinh môi trường học đường đã, đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,...để làm cho môi trường học tập của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.