Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Bài học kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.
Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy
Hà Nội, ngày... tháng... nâm...
Ông bà nội kính yêu của cháu!
Từ dịp hè vừa rồi về quê, cũng đã lâu cháu chưa về thăm ông bà. Hôm nay, cháu viết thư hỏi thăm sức khỏe ông bà đề ông bà khỏi mong.
Ông bà dạo này có khỏe không ạ? Chú thím và các em sức khỏe tốt đúng không ạ? Cuộc sống hàng ngày của ông bà thế nào ạ? ông nội ơi, dạo này ông có đi tập dưỡng sinh đều đặn hàng ngày không? ông nhớ đi tập hàng ngày ông nhé, vi cháu nghe nói chăm chỉ tập dưỡng sinh rất có lợi cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho bệnh cao huyết áp của ông đấy ạ. Mà bà ơi, trời bây giờ bắt đâu lạnh rồi, bệnh đau khớp của bà đã đỡ hơn chưa ạ? Bà nhớ ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ bà nhé, nó rất có lợi cho giấc ngủ của bà đấy.
Mấy gốc táo ông trồng bây giờ chắc là đã ra hoa rồi ạ? Còn con lợn nái của nhà chắc là đã đẻ con rồi, ông bà chác là vân bộn rộn với việc vườn tược lắm đúng không bà?
Ở Hà Nội, bố mẹ và hai anh em cháu vẫn khỏe. Bố mẹ cháu cũng rất bộn việc, tuần trước bố cháu còn phải trực ở cơ quan đến mấy hôm liền, Vào năm học mới rồi nên cháu và em Vũ đi học rất chăm chỉ. Đợt trước trường cháu có tổ chức cho học sinh đi tham quan ở vườn Quốc gia Ba Vi đấy ông bà ạ. Bố mẹ và hai anh em cháu rất nhớ ông bà.
Đã đến giờ chuẩn bị đi học, cháu xin dừng bút ở đây. Cháu kính chúc ông bà luôn mạnh khỏe, ông bà cho cháu gửi lời hỏi thăm tới gia đinh chú Nam thím Anh ạ. À bà nhắn với em Đức nhà chú thím là khi nào cháu về quê sẽ cùng em đi thả diều trên đê, bà nhé!
Đợt tới được nghĩ Tết dương lịch, bố mẹ đã hứa cho hai anh em cháu về thăm ông bà rồi, cháu mong ông bà lắm!
Cháu trai của ông bà
Hiến
Mọi người làm ơn giúp mik với
mấy câu hỏi đăng lên mà ko ai trả lời
mình đang cần gấp làm ơn giúp mình
a, Các từ láy trong đoạn văn: Bâng khuâng,phập phồng, bồi hồi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
- Bằng việc sử dụng hàng loạt từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc… đoạn văn mang đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ thú vị về mưa xuân. Mỗi hạt mưa xuân bé nhỏ ấy mang hơi thở ấm áp của mùa xuân phả vào không gian trời đất làm ấm nồng đất đai, làm cây cối tốt tươi.
b, Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh. Nhân hóa:mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung. So sánh: mặt đất như muốn thở dài. Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
Tham khảo:
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
À mà phần từ đồng âm, đã nghĩa gì đó bạn tự thêm vào nha