Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2:
BPTT: so sánh
Tác dụng: Cho thấy sự to lớn và tráng lệ của mặt trời khi lặn xuống, nó to lớn và có màu đỏ như ''hòn lửa''
Câu 3:
Tham khảo nha em:
Câu cuối: ” câu hát căng buồm với gió khơi”
=>Tiếng hát cuối cùng sau một buổi ra khơi, trở về quê hương với sự vui vẻ, với những cọn cá đầy ắ thuyền, họ về với sự chiến thắng.
Câu 4:
Tham khảo nha em:
“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Chắc chắn, đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
Thành phần biệt lập+ phép liên kết: in đậm nghiêng
Câu 2: So sánh: "mặt trời như hòn lửa" ➩ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.
Tác giả Đặng Thai Mai từng nói: ''Người việt nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.''
Ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".
Học hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài cố gắng học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.
Thành phần biệt lập: Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản.
Phép liên kết lặp: "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới.
Phép liên kết nối: Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.