K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

   - Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

   - Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

   - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,...

5 tháng 4 2022

 

   - Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

 

   - Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

 

   - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,.

 

Tham khảo :

Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.

- Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy 

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, ....

*Nhận xét (ý kiến riêng)

-Chính sách tàn bạo,độc ác khi vơ vét tài nguyên cũng như tài sản ,bắt bỏ phong tục tập quán ,thực hiện đồng hoá nước ta trở thành người Há

26 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.

- Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy 

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, ....

*Nhận xét 

-Chính sách tàn bạo,độc ác khi vơ vét tài nguyên cũng như tài sản ,bắt bỏ phong tục tập quán ,thực hiện đồng hoá nước ta trở thành người Hán

24 tháng 4 2021

giống nhau về tín ngướng đạo  Phật

 

24 tháng 4 2021

sure!!!!!!

 

24 tháng 2 2022

Tham Khao

Mỗi chúng ta sinh ra đều có sứ mệnh của riêng mình. Ta sinh ra là một công chúa được vua cha hết mực yêu thương, dân chúng kính mến. Thế nhưng ta lại không hoàn thành sứ mệnh của mình, đẩy dân chúng và cảnh khốn khổ lầm than, trở thành kẻ tội đồ của cả đất nước. Ta là Mị Châu - con gái vua An Dương Vương. Sai lầm của ta chính là câu chuyện của vua cha, ta và Trọng Thủy.

Kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của 18 vị Hùng vương, cha ta đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc rồi dời đô tới Phong Khê. Cha nhanh chóng bắt đầu xây thành, nhưng kỳ lạ là ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Ông sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, cha nói mình nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đỉ tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Mừng rỡ, cha rước cụ già vào điện, kính cẩn hỏi nguyên cớ xây thành bị đổ và được cụ hồi đáp “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”.

Sáng hôm sau, một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu xung quanh. Rùa Vàng giúp cha ta diệt trừ yêu quái, đến khi xây xong thành ở lại ba năm rồi rời đi. Cha luôn lo lắng thái bình cho nhân dân, vì vậy lúc chia tay, ông cảm tạ: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho cha ta, dặn lấy làm lẫy nỏ, giặc đến, cứ nhằm bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Cha theo lời dặn, sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy gọi là nỏ thần Kim Quy.

Lúc bấy giờ ở đất Nam Hải, có Triệu Đà làm chúa, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng cha có nỏ thần, quân Nam Hải bị thất bại rất nhiều. Triệu Đà chợt không động tĩnh một thời gian. Sau đó, ta thấy hắn xin giảng hòa với cha, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân ta. Mãi sau này, khi quân Đà kéo sang mà nỏ thần mất đi công hiệu, ta mới hiểu mục đích của hắn là hủy đi nỏ thần.

Trọng Thủy gặp ta, khi ấy là một thiếu nữ mắt phượng mày ngài. Trọng Thủy đem lòng yêu ta, dần dần ta cũng xiêu lòng. Chúng ta dần trở nên thân thiết, ta dẫn chàng tới mọi nơi trong Loa thành. Cha ta không nghi kỵ gì cả. Sau một thời gian, vua cha liền gả ta cho Trọng Thủy. Chàng sang ở trong cung điện của cha mà không quay lại nước mình, cùng chung sống. Một đêm, Trọng Thủy chợt hỏi ta:

- Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được?

Ta không để ý nhiều, vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được!

Thấy chàng ngạc nhiên, ngỏ ý muốn xem, ta cho rằng chàng chưa nghe danh nỏ thần bao giờ nên ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, nhìn cái lẫy và khuôn khổ nó hồi lâu, rồi đưa cho ta cất đi.

Sau đó ít lâu, Trọng Thủy xin phép cha ta về Nam Hải. Khi Trọng Thủy quay lại, tôi vui mừng khôn xiết. Thấy vậy, cha liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và ta thì say túy lúy. Hôm sau, thấy chàng bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, ta hỏi:

- Chàng như có gì lo lắng phải không?

Trọng Thủy đáp:

- Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ.

Nghe vậy, ta buồn rầu lặng thinh. Trọng Thủy nói tiếp:

- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Ta tin lời chàng, đau đớn đáp lại:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong, nghĩ đến việc không được gặp lại nhau tôi bật khóc nức nở.

Chỉ ít ngày sau khi Trọng Thủy đi, Triệu Đà bất ngờ đem quân sang đánh. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Quân giặc đã đến sát chân thành, cha mới đem nỏ thần ra bắn, nhưng không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để ta ngồi sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, ta nhớ lời hứa với Trọng Thủy, bứt lông ngỗng ở áo rải khắp dọc đường chạy trốn.

Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy suốt mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con ta định xuống ngựa ngồi nghỉ một lát thì quân giặc đã gần đến. Nhưng đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!

Cha quay đầu nhìn ta. Ngay lúc đó, ta cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình. Hóa ra cầu thân là có âm mưu. Trọng Thủy đã tráo nỏ thần nên nỏ của cha mới không còn hiệu nghiệm. Chàng trở về là để báo cho cha mình đem quân sang đánh Âu Lạc. Bao uấn khúc bấy giờ mới vỡ lẽ. Nhưng tất cả đều đã muộn, cha tuốt gươm, chém ta. Sự đau đớn trên cơ thể không lớn bằng nỗi dằn vặt trong tim. Ta nhìn theo bóng cha đang đi xuống biển, lòng ngập tràn ân hận về tội nghiệt mình gây ra cho ông, cho dân chúng vô tội. Ta thầm cầu mong cha được bình yên mọi sai lầm ta đã gây ra, ta nguyện chịu tất cả sự trừng phạt. Còn Trọng Thuỷ chỉ là một mảnh tình duyên ngang trái, lầm lạc.

HT

9 tháng 4 2022

Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.

- Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.

- Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.

- Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu,...

- Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.

xin lỗi, hơi muộn, ko bik có được k ko

15 tháng 4 2023

:(

15 tháng 4 2023

Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Thông thường Lễ hội Kate của người Chăm sẽ được tổ chức trong thời gian 3 ngày, thường sẽ được bắt đầu vào ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại đền tháp Po Nagar, Tháp Po Klong Garai và tháp Po Rome.

Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Kate của người Chăm ở khu vực Ninh Thuận hằng năm được khai diễn vào ngày 1.7 Chăm lịch, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Theo truyền thuyết, trong “gia đình Champa xưa” thì người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Em gái út trong gia đình mẫu hệ Chăm sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ.

Ngày đầu tiên của lễ Kate là ngày mà người Raglai rước y phục của các vị thần trở về làng của người Chăm ở khu vực có đền thờ của vị thần đó. Buổi lễ rước và lễ đón y phục của người Chăm diễn ra rất trang trọng, với những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc tại làng Hữu Đức.

Ngày thứ hai là ngày đặc sắc nhất của lễ hội diễn ra tại Tháp Po Klong Garai. Với nghi thức: rước y phục của vị thần lên tháp, lễ mở cửa tháp, tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác.

Ngày này, những người Chăm địa phương và các vùng lân cận (không có đền tháp) đều tìm về đền tháp, trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật cúng dâng các thần để cầu mong những điều tốt đẹp.

Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Với các hoạt động lễ hội diễn ra trên các đền tháp cổ kính, lễ Kate đã thu hút rất đông du khách khắp nơi về dự, và ngày nay đã trở thành một lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm.

Tồn tại cùng với thời gian, ngày nay lễ hội Ka Tê không chỉ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mà còn là ngày hội văn hóa ý nghĩa đối với bà con dân tộc Chăm và các dân tộc anh em Kinh, Chăm, Raglai ở Ninh Thuận.

 

4 tháng 1 2023

Qúa trình thành lập nhà nước của người Ai Cập: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập, đứng đầu là Pha-ra-ông.

Qúa trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà: Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ở Lưỡng Hà ra đời ở hai lưu vực sông Ti-grơ và Ơ-phrát. Sau đó, thống nhất các nước nhỏ thành một vương quốc lớn, đứng đầu là En-si.

4 tháng 1 2023

quá trình thành lập lưỡng hà là:vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN,nhiều quốc gia ở lưỡng hà ra đời ở hai lưu vực sông ti-grơ và Ơ-phrát.chúc bạn học tốt