K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2017

1.Đặt vấn đề
- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.
- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?
- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích
Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..
2. Giải quyết vấn đề
Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.
Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau
Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.
Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn
Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh
- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...
- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...
- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...
3.Kết thúc vấn đề
- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.
- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?
- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.
- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

​chúc p hk tốt

17 tháng 4 2016

 

Soạn bài ôn tập về dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than

 

I. Công dụng

1. Đặt dấu câu

a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Câu Ôi thôi chú mày ơi ! là câu cảm thán.

b. Con có nhận ra con không ( ? )

- Câu nghi vấn.

c. Cá ơi, giúp tôi với ( ! ) Thương tôi với ( ! )

- Hai câu cầu khiến.

d. Giời chớm hè ( . ) Cây cối um tùm ( . ) Cả làng thơm ( . )

- Ba câu trần thuật.

2. Cách dùng các dấu câu.

a. Câu thứ hai và câu thứ tư đều là câu cầu khiến, nhưng các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm.

b. Dấu chấm than chỉ kiểu câu cảm thán, nhưng dấu chấm hỏi chỉ kiểu câu nghi vấn. Hai dấu câu chấm than, chấm hỏi liền nhau trong ngoặc đơn (sức lực khá tốt nhưng hơi gầy), biểu thị thái độ nghi ngờ, châm biếm. Đây là cách dùng đặc biệt của hai dấu cây này.

II. Chữa một số lỗi thường gặp

1. So sánh cách dùng dấu câu

a. Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu không liên quan chặt chẽ nhau.

- Đoạn văn của Trần Hoàng dùng dấu chấm để tách thành hai câu là đúng.

b. Việc dùng dấu chấm là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối nhau bằng cặp quan hệ từ vừa… vừa…

- Đoạn văn của Trần Hoàng diễn hai ý liên tục, đồng thời, sử dụng dấu chấm phẩy ( ; ) là đúng.

2. Cách dùng dấu câu.

a. Câu thứ nhất và câu thứ hai không phải là câu nghi vấn, mà là câu trần thuật. Các dấu chấm hỏi dùng sai.

b. Cuối câu là câu trần thuật. Đặt dấu chấm than là không hợp lí.

III. Luyện tập

1. Dấu chấm hỏi.

- Chưa? (sai, phải thay bằng dấu chấm, vì đây là câu trần thuật).

- Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật).

2. Đặt dấu than.

- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta ( ! ) (Câu cảm thán).

3. Đặt dấu câu.

- Mày nói gì ( ? )

- Lạy chỉ, em nói gì đâu ( ! )

Rồi Dế Choắt lủi vào ( . )

- Chối hả ( ? ) Chối này ( ! ) Chối này ( ! )

Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống ( . )

(không được thì nói nha)

  
17 tháng 4 2016

vnen ak

 

20 tháng 3 2016

bí rồi đó!!!lolang

20 tháng 3 2016

bn thi hsg huyện rồi á?

15 tháng 4 2016

Mở bài: Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Thân bài:
Đoạn 1: dùng lí lẽ đễ diễn dãi các hình ảnh của đề.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Kết bài:
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

26 tháng 11 2016

Kính thưa tất cả các bạn! Môi trường là nền tảng của cuộc sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề mà toàn xã hội phải quan tâm, nó tác động trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước ta.

Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên, thiên tai ngày càng diễn biến thất thường, bảo lụt ngày càng khắc nghiệt là những hậu quả của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, cùng với đó là dịch bệnh, đói nghèo, thiếu đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học …. Không có môi trường sống chúng ta không thể tồn tại, Không bảo vệ môi trường chúng ta không thể phát triển bền vững. Chính vì vậy mà bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Đúng vậy các bạn ạ, mỗi 1 chúng ta đều phải có ý thức thật đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã – Bởi lẽ, bạn bảo vệ môi trường thì chính môi trường sẽ đem lại cho bạn sự sống- Chính vì vậy sự sinh tồn của vạn vật hôm nay và cả ở mai sau phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của bạn, của tôi và tất cả chúng ta. Các bạn ơi! Chúng ta hãy hành động vì một hành tinh mãi luôn xanh tươi, để tôi, bạn và tất cả chúng ta được sống trong một môi trường xanh- Sạch - Đẹp.

Nếu trước nay bạn đã từng có những suy nghĩ sai lệch thì ngay giờ đây bạn hãy cùng tôi, tất cả chúng ta hãy chung tay góp sức vì một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.Vậy đã bao giờ các bạn tự đặt cho mình câu hỏi “ Phải làm thế nào để bảo vệ môi trường chưa? Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải làm một điều gì đó quá cao siêu, là phải nghiên cứu ra 1 công trình, một máy móc hiện đại hay đó là việc của các chuyên gia, của các nhà nghiên cứu mà chỉ cần bằng những hành động rất nhỏ như tắt đi 1 bóng đèn nếu thấy không cần thiết, trồng thêm một cây xanh, nhặt và bỏ một mẫu rác vào đúng nơi quy định, thu gom các rác thải có khả năng tái chế….Mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc bảo vệ môi trường, hình thành nếp sống văn minh. Đặc biệt các bạn hãy cố gắng là 1 tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền cho mọi người về tầm quan trọng cũng như ý thức bảo vệ môi trường các bạn nhé.

Các bạn ạ! Chúng ta không những hành động cho môi trường hôm nay mà còn phải hành động vì một môi trường phát triển bền vững mai sau. Tạo hóa đã sinh ra ta và ban tặng cho ta nhiều thứ nhưng bạn ơi mọi thứ không có gì là vô tận vì thế ngay hôm nay chúng ta phải biết quý trọng, gìn giữ và sử dụng tiết kiệm những gì hiện có. Danh nhân Đặng Huy Trứ đã từng nói “ Trời đất sinh ra của cải có hạn, nay có cái đầm là chổ để tôm cá ẩn náu. Ta là cha mẹ mà tát cạn đầm đi, từ con chép, con mè, con rô, con diếc, con lươn, con chạch, con cua, con ốc, bắt không sót con nào thì con cháu còn gì nữa? Có chăng chỉ còn lại bùn cát mà thôi. Như thế là tuyệt đường sinh sống của con cháu, khác nào chẹn cổ cháu con”. Chắc rằng tất cả chúng ta đều hiểu được tâm ý mà các bậc tiền bối muốn nhắn gửi qua câu nói trên phải không các bạn?

Hãy đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những phút giây thư giãn, thoải mái, yên bình trong bầu không khí trong lành. Hãy bảo vệ môi trường từ những hành động thiết thực nhất. Các bạn hãy cùng tôi hô to khẩu hiệu: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta”

14 tháng 4 2016

lớp mấy thế

16 tháng 4 2016

lớp 9 ci

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:             Nhiều người chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì hãy hành động. Chúng ta để thái độ người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có sự lựa chọn hành động một cách kín đáo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

            Nhiều người chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì hãy hành động. Chúng ta để thái độ người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có sự lựa chọn hành động một cách kín đáo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì sự phụ thuộcvào ý kiến người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người đây là một bước tiến vĩ đại.

            Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động và cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn có khả năng kiểm soát hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.

            Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu quan trọng.”

               (Khi thay đổi thế giới sẽ đổi thay - Karen Casey,NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010, tr.72)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Nhiều người tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn”?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến:“Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác có lợi cho cả hai bên”?  

Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi đối với bản thân của mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)       

Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc của dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trong tuyên bố với thế giới rằng:

Nước việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GD Việt Nam, 2018, tr.41)

Phân tích đoạn văn trên. Từ đó nhận xét tầm vóc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích.

 

-------------------- HẾT --------------------

0
15 tháng 3 2016

để có thể đưa nước việt nam vươn cao vươn xa chúng ta chỉ còn cách học tập nếu ko học làm sao kiếm dược đồng tiền nuôi bản thân làm sao có thể giao lưu với cấc cường quóc năm châu vì vậy chúng ta phải học văn hóa đạo đức đẻ trở thanh một con người hoàn chỉnh đó là nhờ công sức học tập của chúng ta 

15 tháng 3 2016

tick cho tớ nha cậu leuleu

25 tháng 2 2016

Mở đầu là cảnh vật làng quê, cảnh vật đặc trưng về một làng chài ‘vốn làm nghề chài lưới’ có ‘trời trong’, ‘gió nhẹ’, ‘sớm mai hồng’. Màu sắc của cảnh vật trải ra trước mắt người đọc, khơi gợi niềm rạo rực, đắm say về một buổi sáng ven biển, dự báo sự tốt lành của một chuyến ra khơi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Câu thơ hồn nhiên, trong sáng của bút pháp tả thực và trên cái nền có không gian, thời gian đó xuất hiện hình ảnh chiếc thuyền

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Sự liên tưởng, so sánh giúp ta hình dung được tốc độ, sự hăng hái của con thuyền ra khơi, chúng hăm hở lướt sóng với cánh buồm giương to:

Cánh buồm giương to nhưmảnh hồn làng

Cánh buồm được so sánh với ‘mảnh hồn làng’, một cách ví von so sánh bất ngờ, độc đáo. Cánh buồm là hình ảnh thực, một sự vật, đem cái cụ thể so sánh với các trừu tượng vô hình, cách so sánh đó đã tạo ra một sự liên kết đầy sáng tạo. Cánh buồm chính là quê hương, quê hương cũng chính là cánh buồm, cánh buồm mang trong nó ‘mảnh hồn làng’.

Bản sắc quê hương hiện lên sống động nhờ cách nói nhân hoá:

Rướn thân trắng baola thâu góp gió...

‘Rướn thân trắng’, bóng dáng những người dân chài cần cù, phấn đấu không ngừng nghỉ cho một cuộc sống ấm no cho hôm nay và cho cả ngày mai.

Đoạn thơ tiếp theo, lời thơ càng dung dị, sự dung dị trong miêu tả, dựng hình ảnh, càng khắc hoạ đậm nét hình ảnh quê hương. Các chi tiết rất thực, rất sống động như một đoạn phim cận cảnh có cảnh dân làng ồn ào, tấp nập ‘đón ghe về’, có ‘cá đầy ghe’, ‘những con cá tươi ngon thân bạc trắng... ‘

Cái đẹp của bức tranh quê hương làng chài là cái đẹp của sự tả thực. Nhà thơ Hàn Mạc Tử cũng đã để lại cho thơ ca bức tranh làng quê rất đẹp, đẹp hoàn hảo: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi.

Ở‘Quê hương’ cũng vậy, nhờ bút pháp tả thực tinh xảo của người nghệ sĩ, bức tranh phong cảnh quê hương sống động và linh hoạt hẳn lên. Đó cũng là tiền đề khổ thơ kế tiếp nói về vẻ đẹp của con người quê hương.

Câu thơ mở đầu ở khổ thơ này bình dị nhưlời muốn nói hằng ngày:

Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng

Những câu thơ tiếp theo làm hiện rõ cái ngoại hình, bản chất của con người làng chài. Họ là những kẻ mà cả cuộc đời gắn bó với lao động, với biển cả sóng to, với vị mặn mòi của muối... Tính cách của người dân làng chài được hình thành, hun đúc trong lao động:

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Lời thơ đầu tả thực nhưng hình ảnh con thuyền, cánh buồm... không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, với biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá Tế Hanh đã chuyển hoá thực thể sự vật sang thực thể sinh vật - con người. Chúng biểu tượng cho sức mạnh vượt sóng to gió cả của con người làng chài, sức sống của làng chài, vẻ đẹp của người lao động quê hương.

Khổ thơ cuối thật thiết tha, tấm lòng ân tình thuỷ chung của nhà thơ với quê hương quá sân nặng. Tình yêu quê hương không trừu tượng, quê hương thấm vào máu thịt biến thành tình cảm gắn bó với cảnh với người cụ thể. Quê hương là bát canh rau muống, là cà dầm tương, quê hương là chùm khế ngọt... Quê hương của Tế Hanh thấp thoáng:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.

Nỗi nhớ quê hương luôn là nỗi nhớ cồn cào, da diết, đó chính là tấm lòng của Tế Hanh đối với quê hương.

Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi. Tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người: ‘dân chài lưới làn da ngăm rám nắng’, xa cái nơi ‘chim bay dọc biển đem tin cá... ‘