Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2.
\(C=\dfrac{N}{20}=\dfrac{4080}{20}=204\)(chu kì)
\(L=\dfrac{N}{2}\cdot3,4=\dfrac{4080}{2}\cdot3,4=6936A^o\)
\(G=X=30\%\cdot4080=1224nu\)
\(A=T=\dfrac{4080-2\cdot1224}{2}=816nu\)
Câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.
Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cậu huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần.
Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hỉện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: cá thể sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
Câu 2:
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.
Cá rô phi:
– Điểm gây chết dưới có nhiệt độ là 5°C.
– Điểm gây chết trên có nhiệt độ là 42°C.
– Điểm cực thuận có nhiệt độ là 30°C.
– Giới hạn chịu đựng ở khoảng nhiệt độ từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên (từ 5°C đến 42°C).
Câu 3:
- Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và nhu cầu ánh sáng khác nhau đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm cây ưa sáng (nhiều loài cỏ, cây tếch, phi lao, bồ đề…) mọc ở nơi trống trải, có lá dày, màu xanh nhạt. Trên tầng ưa sáng của rừng ẩm thường xanh ở nhiệt đới còn có tầng cây vượt tán với những thân cây cao 40-50m hay cao hơn nữa.
+ Nhóm cây ưa bóng: tiếp nhận ánh sáng khuếch tán, thường sống dưới tán cây khác (phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng…) có lá mỏng, màu xanh đậm.
+ Giữa 2 nhóm cây sáng và ưa bóng là nhóm cây chịu bóng, gồm những loài phát triển được cả nơi giàu ánh sáng và nơi ít ánh sáng, tạo nên những tấm thảm xanh ở đáy rừng.
- Liên quan tới điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm chính:
+ Những loài ưa hoạt động ban ngày (ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú…) với thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ giúp nhận biết đồng loại, ngụy trang hay để dọa nạt… Ong sử dụng vị trí của mặt trời để đánh dấu và định hướng nguồn thức ăn, chim sử dụng mặt trời để định hướng khi di cư.
+ Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang: bướm đêm, cú, cá hang… thân màu sẫm. Mắt có thể rất tinh (cú, chim lợn) hoặc nhỏ lại (lươn) hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng (cá biển ở sâu). Nhiều loài lại ưa hoạt động vào chiều tối (muỗi, dơi) hay sáng sớm (nhiều loài chim).
Câu 4:
Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người
Câu 5:
* Hậu quả của tăng dân số quá nhanh:
Tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục còn thiếu cơ sở vật chất,…)
* Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của việc phát triển dân số không hợp lí:
- Thực hiện tuyên truyền, chính xác xã hội, kế hoạch hoá gia đình.
- Điều chỉnh cơ cấu dân số.
- Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành chính.
- Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ...
\(N=\dfrac{2L}{3,4}=3000\left(nu\right)\)
\(M=N.300=900000\left(dvC\right)\)
\(C=\dfrac{N}{20}=150\left(ck\right)\)
a/ Cho 2 nòi thuần chủng lông đen, lông trắng lai với nhau thu được F1 toàn lông đen. => Lông đen là trội so với lông trắng.
Qui ước: Gen A: lông đen ; gen a: lông trắng.
Kiểu gen lông đen thuần chủng: AA
Kiểu gen của lông trắng: aa.
Sơ đồ lai:
P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
GP : A a
F1: 100% Aa (100% lông đen)
F1 x F1: Aa (lông đen) x Aa (lông đen)
GF1 : A;a A;a
F2: TLKG: 1AA:2Aa:1aa
TLKH: 3 lông đen : 1 lông trắng.
b) Cho F1 lai phân tích
PF1: Aa (lông đen) x aa( lông trắng)
GF1: A;a a
F2: TLKG: 1Aa:1aa
TLKH: 1 lông đen : 1 lông trắng.
vì kết quả của phép lai là đồng tính mà bố mẹ thuần chủng tương phản nên thân thấp là trôi hoàn toàn so với thân cao
quy ước gen: A -thân thấp a-thân cao
=>kiểu gen của P: aa + AA
ta có sơ đồ lai
P:aa(than cao)+ AA(than thap)
G:a A
F1:Aa
phep lai giua f1 vsf1 la
F1: Aa + Aa
G: A,a A,a
F2: 1AA:1Aa:1aa
kiểu hình: 3 thân thấp : 1 thân cao
Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp
=> Đề xuyên tạc sai rồi nhé.
Đơn giản đóng xoắn là lúc NST co lại còn duỗi xoắn là dãn ra
*Hiện tượng đóng xoắn:
-Nguyên phân: NST bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu, đóng xoắn cực đại ở kì giữa.
-Giảm phân:
+giảm phân I: bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu, đóng xoắn cực đại ở kì giữa
+giảm phân II: bắt đầu đóng xoắn ở kì trung gian (kì trung gian rất ngắn, ko đáng kể), đóng xoắn cực đại ở kì đầu và kì giữa.
*Hiện tượng dãn xoắn:
-Nguyên phân: NST dãn xoắn ở kì sau và kì cuối.