K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2019

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Các dạng điệp ngữ:

+ Điệp ngữ cách quãng: những từ ngữ mà tác giả lặp lại thì ở cách xa nhau.
+ Điệp ngữ nối tiếp: những từ ngữ mà tác giả lặp lại đứng trực tiếp cạnh nhau.
+ Điệp ngữ vòng tròn: từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau.(còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp).

Ví dụ:

+ Điệp ngữ cách quãng

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

+ Điệp ngữ nối tiếp

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

+ Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng tròn)

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Chúc em học tốt!

18 tháng 12 2019

Không có gì nhé em. hihi Trần Đinh Ngọc Anh

19 tháng 12 2019

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục). Chúc em học tốt!
17 tháng 11 2016

1, Điệp ngữ cách quãng: những từ ngữ mà tác giả lặp lại thì ở cách xa nhau.

2, Điệp ngữ nối tiếp: những từ ngữ mà tác giả lặp lại đứng trực tiếp cạnh nhau.

3, Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng tròn): từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau.

14 tháng 3 2020

a. Điệp ngữ "thương thay" thuộc dạng điệp ngữ cách quãng.

b. Điệp ngữ thể hiện tâm trạng thương cảm cho những thân phận nhỏ bé trong xã hội.

30 tháng 7 2017

Bài làm: Trên đường hành quân xa,

Dừng chân bên xóm nhỏ.

Tiếng gà ai nhảy ổ:

''Cục cục...tác,cục ta''

Nghe xao đọng nắng trưa,

Nghe bàn chân đỡ mỏi.

Nghe gọi về tuổi thơ.

Trong bài tiếng gà trưa của thi sĩ Xuân Quỳnh, tôi thích nhất là khổ thơ đầu tiên.Nó được bắt đầu bằng những câu thơ bình dị, nhẹ nhàng, thủ thỉ như kể về 1 câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi những cảm xúc của tuổi thơ chợt ùa về. Ở đây, điệp từ ''nghe'' mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ ''nghe'' lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm.Và cả những câu thấm đẫm linh hồn trẻ thơ của chiến sĩ hồi còn bé. Và, tuy tiếng gà đang là âm thanh của thực tại, Nhưng nó lại vang vọng về được tận miền ký ức xa xôi, đánh thức những cảm xúc luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.~~~

21 tháng 12 2019

Nhà em nuôi một chú chó rất đẹp, em đặt tên là Giôn. Năm nay, Giôn 1 tuổi. Giôn có bộ lông trắng dài mượt và điểm những cụm lông màu vàng sậm. Giôn có vóc dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Giôn đi hai chân rất khéo và săn lùng chuột thật giỏi. Em đi học về, Giôn mừng rỡ nhảy bằng hai chân sau ra đón em và dùng hai chân trước bắt tay em. Đôi tai Giôn xinh như hai lá mít, mềm mại rủ xuống, những khi có tiếng động lạ thì lập tức vểnh lên nghe ngóng và đôi mắt nhìn khắp xung quanh. Đêm đêm, tiếng sủa đanh và vang của Giôn làm cho những tên trộm khiếp sợ. Em rất yêu quý Giôn, em thường cho Giôn ăn và tắm cho Giôn.

Từ trái nghĩa: trước >< sau, rủ xuống >< vểnh lên.

Chúc em học tốt!

21 tháng 12 2019

Em cảm ơn anh nhưng thành ngữ đâu anh?Vũ Minh Tuấn

31 tháng 3 2020

Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống  đạo đức thực tiễn của nhân dân”

chúc bạn học tốt

1 tháng 4 2020

-Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó 

-Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân

Nguồn: Google