K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2021

Lục bát

27 tháng 11 2021

lục bát

18 tháng 2 2019

kb vs mk nha!

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

4 tháng 1 2018

sang và yêu

2 tháng 1 2018

Muốn ..sang........ thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì ....yêu....... kính thầy.

Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ...
Đọc tiếp

Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

        Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

        Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

        Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

        Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

        Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

        Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

        Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

        Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.


 

4
7 tháng 12 2020

Hay thì không hay thì dis!!

Để mình dùng bài này để thi văn

7 tháng 12 2020

Hay thì Tít không hay thì dis tít

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.Mở bài:    + Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.    + Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.Thân bài:    + Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét...
Đọc tiếp

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

Mở bài:

    + Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.

    + Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.

Thân bài:

    + Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).

    + Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,…).

    + Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?

    + Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?

3
26 tháng 10 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

13 tháng 11 2018

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

Mọi người đọc thông tin này nhé :Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá...
Đọc tiếp

Mọi người đọc thông tin này nhé :

Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá trình học ở nhà của các con, giao bài các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ, v.v.  Sau đây là các câu hỏi mà được nhiều thầy cô quan tâm nhất.

------

Câu 1: Tôi muốn có tài khoản giáo viên để tạo lớp học, để quản lý và giao bài cho học sinh thì làm thế nào?

Trả lời: Để có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô cần đăng kí một tài khoản trên trang OLM. Sau khi đã có tài khoản, Quý thầy cô điền số điện thoại vào form đăng kí trong đường link dưới đây để nâng cấp lên tài khoản giáo viên.

   https://olm.vn/dk-giao-vien

   

Sau khi có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô tạo lớp học, tạo các tài khoản học sinh, giao bài theo hướng dẫn ở đường link sau (phần hướng dẫn cho giáo viên):

       https://olm.vn/chu-de/tao-va-quan-ly-lop-hoc-1824/

------

Câu 2:  Trên OLM chỉ có nội dung các môn Toán, Ngữ Văn - Tiếng Việt, Tiếng Anh. Vậy đối với các môn khác thì lấy học liệu ở đâu để giao bài cho học sinh?

Trả lời:  Trên OLM đã có sẵn các nội dung các môn Toán, Tiếng Việt - Ngữ Văn, Tiếng Anh. Các thầy cô có thể sử dụng các nội dung này giao cho các con làm. Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng học liệu có sẵn trên OLM, hoặc đối với các thầy cô dạy môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, v.v. thì Quý thầy cô có thể tự tạo học liệu của mình, sau đó giao bài cho các con. Học liệu có thể là bài tập trắc nghiệm và tự luận, đề kiểm tra, video, pdf. Các thầy cô chú ý nếu giao bài tập trắc nghiệm hoặc đề kiểm tra trắc nghiệm, máy sẽ chấm tự động cho các thầy cô. Dưới đây video hướng dẫn các thầy cô tự tạo học liệu của riêng mình và giao bài cho học sinh.

    

------

Câu 3Tôi muốn sử dụng OLM cho tất cả các lớp học của trường thì làm thế nào?

Trả lời: Việc dạy và học kết hợp giữa phương thức truyền thống với phương thức trực tuyến đã được khẳng định đem lại hiệu quả rõ rệt. Rất nhiều trường đang tổ chức cho học sinh học trực tuyến trên OLM dưới sự quản lý và giám sát của giáo viên, của ban giám hiệu và phụ huynh. Để đảm bảo uy tín và thương hiệu của các trường, OLM cần kiểm soát nghiêm ngặt việc tạo tài khoản quản trị trường. Các trường phổ thông xin liên hệ trực tiếp số điện thoại/zalo 0915343532 để được hỗ trợ.

Dưới đây là video giới thiệu các chức năng tổng thể liên quan đến giáo viên, nhà trường:

 

------

Ban Quản trị OLM - Trung tâm Khoa học Tính toán

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  

------

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng OLM

1
7 tháng 9 2023

????????????????///

 

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

Hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:     "Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ được tiếng nói của mình thì...
Đọc tiếp

Hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

     "Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắmđược chìa khóa chốn lao tù...

    Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi khinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tô thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội ngiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi"

Câu 1: Đoạn văn trên đuoẹc trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản trên là ai?

Câu 2: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 3: Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 4: Câu văn:"... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóc chốn lao tù..." đã sữ dụng phép tu từ nào? 

Câu 5: Em hiểu như thế nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 6: Ý nghĩa nhan đề văn bản trên?

Ai làm xong trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho nha. Các bạn giúp mình với nhé!

 

 

 

0