K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2016

mk chẳng thik bài hát nào cả, mk chỉ thick nhạc HÀn thui, ko thik nhạc VN nhưng mk hơi thik Mashup 30 bài đó bn

30 tháng 5 2016

mk chẳng bít

nhớ like nha

22 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Ở trường, em được học nhiều môn học khác nhau. Môn nào cũng hay và có nét thú vị riêng. Nhưng em thích nhất vẫn là môn tiếng anh. Không chỉ bởi đó là một môn học tuyệt vời, mà quan trọng hơn, bơi người giáo viên dạy môn học này là một cô giáo rất tài năng và nhiệt huyết. Đó chính là cô Tú Mai.

Cô Tú Mai là một giáo viên trẻ, năm nay cô mới khoảng 26 tuổi. Thế nhưng trông cô vẫn rất chín chắn, chẳng thua kém cô giáo lâu năm nào cả. Bình thường, cô mặc những bộ trang phục rất nghiêm túc theo kiểu công sở, và để mái tóc đen dài đến giữa lưng. Trông thật xinh đẹp. Khuôn mặt cô hơi tròn, với nước da trắng ngần. Đôi mắt cô đen láy, trong như nước hồ mùa thu. Mỗi khi cô nhìn chăm chú vào ai, bạn học trò ấy sẽ ngay lập túc trở nên ngoan ngoãn và trung thực.

Điều khiến em thực sự yêu mến và kính trọng cô Mai, chính là sự nhiệt tình trong giảng dạy của cô. Suốt cả năm học, chẳng bao giờ cô đến trễ hay cho nghỉ sớm. Chuông bắt đầu vào tiết, là cô xuất hiện. Theo một thông lệ quen thuộc, cứ vào mười phút đầu tiết, cô sẽ kiểm tra bài tập đã giao ở tiết trước, bằng việc gọi bất kì hai bạn lên bảng trả bài. Nếu hôm nào có câu khó, cả lớp đều thắc mắc,c ô sẽ hướng dẫn chi tiết và cẩn thận. Trong tiết học, cô giảng bài rất kĩ và chi tiết, bất kì phần nào cô cũng nói tỉ mỉ từng chút một. Nếu phần nào, có bạn nào chưa hiểu, cô sẽ giảng lại ngay, đến khi tất cả đều hiểu mới thôi. Khi dạy học, đôi mắt cô ánh lên tia sáng của trí thức, của tình yêu thương. Ánh mắt ấy truyền cho chúng em niềm tin và đam mê học tập. Tiết học nào, cô cũng cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Cô luôn cố gắng dành thời gian để chúng em được nói. Khi có bạn nào phát âm sai hoặc nhầm ngữ pháp là cô sửa ngay, dù chỉ là lỗi nhỏ cũng vậy. Vì cô bảo, nếu lỗi nhỏ mà không sửa thì lỗi lớn cũng không thể sửa được. Dù chúng em là những đứa nhỏ, nói bập bẹ được ít từ, thường sai những lỗi ngớ ngẩn, nhưng cô chẳng bao giờ cáu gắt hay mất kiên nhẫn. Khi chúng em nói, chúng em viết, cô chăm chú nhìn và lắng nghe. Những lúc ấy, trông cô thật nghiêm túc.

Những tiết học tiếng anh hăng say và hết mình cùng cô Tú Mai ấy đã giúp cho em rất nhiều điều. Về tính cẩn thận, về sự chăm chỉ và cố gắng hết mình. Từ khi được học với cô, em tiến bộ rõ rệt. Thật hạnh phúc khi em được là học trò của cô.

30 tháng 8 2018

Phần nhạc không của bài quốc ca gọi là Quốc Thiều 

Sau Cách mạng tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thìbài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều nàyđược ghi vào hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946. Trong khi đó, năm 1946, tạiNam kỳ, Pháp thành lập Nam Kỳ quốc.

30 tháng 8 2018

"Tiến quân ca" là tác phẩm vĩ đại…chẳng thua bất cứ nhạc phẩm nào của Tây phương…”, là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, Tân nhạc Việt Nam nói chung...

Cố nhạc sĩ Văn Cao

Có thể nói, Văn Cao là một người nghệ sĩ đa tài, thử sức trên mọi lĩnh vực: truyện, thơ, tranh vẽ…Nhưng người ta vẫn biết đến nhiều hơn về ông với tư cách là một nhạc sĩ rất mực tài hoa. So với 2 nhạc sĩ Phạm Duy ( có khoảng 1000 ca khúc) và Trịnh Công Sơn (600 ca khúc), Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm 2 mảng chính: tình ca và hùng ca. Ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa…tố khúc giao hưởng anh Bộ đội cụ Hồ.

Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như các nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết nhạc phẩm trữ tình, mang nặng âm hưởng phương Đông như Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Trương Tri, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Thiên Thai…được đánh giá là “cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam”.

Ông thường sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang… Sau đó là lần lượt các tác phẩm Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc…ra đời. Trong đó Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca Việt Nam và Trường ca sông Lô được nhận xét: “ là tác phẩm vĩ đại…chẳng thua bất cứ nhạc phẩm nào của Tây phương…”, là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, Tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là “ cha đẻ” của hùng ca Việt Nam.

Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca… Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.

Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép của mình như sau: “…Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”

Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: “Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng” và bài Đống Đa: “Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa”… Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.

Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.

Ông Ph.D - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, ông Vũ Quý - người đầu tiên được biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người đầu tiên xướng âm ca khúc, đã vô cùng xúc động. Họ như được tiếp thêm lòng tin và ý chí.

Có lẽ lúc đó, Văn Cao không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, lần đầu tiên vào ngày 17.8.1945, khi diễn ra cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội, bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn.

Văn Cao đã kể lại những kỷ niệm của buổi hôm đó: “Bài Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh. Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Ph.D. qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất”.

Tại cuộc mít-tinh ngày 19.8 trước Quảng trường Nhà hát Lớn, bài hát Tiến quân ca đã vang lên - Ảnh: TL

Lần thứ hai, trong cuộc mít-tinh vào ngày 19.8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca. “Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng”, Văn Cao đã viết.

Bài hát Tiến quân ca của Văn Cao đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đánh dấu một “buổi bình minh mới” của dân tộc, đất nước.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ “Đoàn” và nốt mi ở giữa chữ “xác” làm cho bản nhạc khỏe khoắn hơn.

Ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ Văn Cao

Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca. Văn Cao đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.

Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức sẽ thay đổi quốc ca. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay.

Với “ chữ tâm – chữ tài” nguyện hiến dâng hết thảy cho quê hương, đất nước, Nhạc sĩ Văn Cao xứng đáng là một tác gia lớn của nền âm nhạc nước nhà. Tên tuổi ông mãi là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, nó trường tồn, bất tử như những khúc khải hoàn ca ngân mãi, vang mãi...

16 tháng 10 2018

What??? lời mới á? như vậy là ăn cắp bản quyền đó.

11 tháng 10 2017

Âm nhạc là 1 cái gì đó rất cần thiết cho con người. Đi trên đường phố lúc nào ta cũng có thể nghe thấy âm thanh, điều đó giúp cuộc đời của chúng ta thêm tươi trẻ rộn ràng. Chính vì thế mà nếu thiếu đi âm nhạc cuộc đời chúng ta sẽ thật tẻ nhạt và buồn chán biết bao

8 tháng 10 2017

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản ảnh cuộc sống xung quanh ta bằng các hình tượng âm thanh. Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, với sức mạnh diễn cảm lớn lao, âm nhạc thể hiện với tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người: niềm vui và nỗi đau khổ, đấu tranh sinh tồn, niềm suy tư thầm kín, chí hướng và ước mơ hạnh phúc.



 

14 tháng 11 2019

Huh bài lớp 6 sao mik ko nhớ ra nhỉ 

21 tháng 11 2017

  Biển trời lấp lánh từng cánh hải âu

Dập dờn sóng nước thuyền ơi lướt mau

 Bay đi xa đi xa hãy vút lên những cánh chim 

 Yêu quê hương bao la ánh nắng tươi thắm chan hòa

 Tay trong tay bên nhau ta cùng hòa ca

 Tay trong tay bên nhau ta cùng hòa ca

21 tháng 12 2017

Dân ca Bắc bộ có những bài nổi tiếng như: "Bà Rằng bà Rí", "Bèo dạt mây trôi", "Cây trúc xinh", "Trống cơm", "Đi Cấy",...

Dân ca Trung bộ có những bài nổi tiếng như: "Lý mười thương", "Hò đối đáp ", "Hát ví, Dặm.."...
Dân ca Nam bộ có những câu ca, bài nổi tiếng như: "Ru con", "Lý đất giồng",...

21 tháng 12 2017

Đây là về nông thôn : 

Hè năm học lớp hai, lần đầu tiên em theo ba về quê nội nhân ngày giỗ ông nội.

Xuống xe, ba đưa em đi trên cây cầu nhỏ rồi theo con đường đất vào làng. Hai bên đường, những đám ruộng lúa đang thì con gái nhấp nhô sóng gợn theo làn gió. Xa xa là gò Tú Lang, gò Dưa cao cao lô nhô đám trẻ mục đồng và đàn trâu bò đang được chăn thả. Trôn đường làng, thỉnh thoảng có một chiếc xe bò hay một chuyến xe ngựa chạy lộc cộc. Đi hết đoạn đường băng qua cánh đồng, trước mắt em hiện ra những mái nhà ngói đỏ lấp ló sau luỹ tre cao cong gọng vó. Nhà nội đây rồi. Mái nhà cổ kính, rêu phong ẩn trong hàng cau cao vút, toả hương thơm ngát. Giữa hàng râm bụt được cắt tỉa ngay ngắn, nhà nội rộng thoáng, ngoài sân đang phơi lúa vàng rực cả ngôi nhà.

Bà con trong họ và bà con lối xóm đang xúm xít trong bếp gói bánh cúng giỗ. Tiếng chào, gọi hai bố con mới về ấm áp, đầy tình quê vang lên ríu rít, tất bật, vui như tiếng chim bay về tổ ấm. Quê em thật đẹp, mộc mạc và chân tình.

Đây là thành thị :

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố biển, nơi có bãi tắm đẹp nhất vùng Duyên hải miền Trung: thành phố Nha Trang.

Nhà em ở đường Nguyễn Thái Học, con đường khá ngắn nối vùng đầm Xương Huân và phố Phan Bội Châu. Nhà cửa dọc hai bên phố đẹp hơn ở xóm Đầm. Cửa hiệu bày bán hàng hoá trong tủ kính sáng choang. Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập, đông như trẩy hội, nhất là khu vực chợ Đầm. Từ chợ Đầm, theo đường Lê Lợi, bạn sẽ hướng ra bãi biển. Gió biển thổi mát rượi,lồng lộng bốn mùa. Rặng dừa lao xao trong trong gió mời gọi khách đến thăm vùng thuỳ dương cát trắng, Đại lộ Trần Phú to và đẹp với viện Pasteur, hàng chục cao ốc, khách sạn tối tân, hiện đại. Trên bờ biển, các lều hóng gió mọc lên như nấm. Nổi bật nhất nơi đây là Đài tưởng niệm Liệt sĩ và cửa hàng mĩ nghệ xuất khẩu, lặng trong gió biển khoáng đạt, đài tưởng niệm Liệt sĩ trang nghiêm sừng sững giữa quảng trường 2 Tháng 4.

Đến Nha Trang, bạn chắc chắn sẽ hài lòng về cảnh đẹp và lòng hiếu khách, tính hiền hoà của người dân Khánh Hoà quê em.

Nếu các bn thấy hay thì cho mình một k nha

15 tháng 11 2019

*Mái trường của em 

Mái trường thân thiện của em

Mái trường thân thiện của em

Công ơn người thầy dìu dắt sớm hôm.

Em mến yêu mái trường của em, mái trường của em.

Tháng ngày, em sẽ, gắng công học hành, gắng công học hành.

Nghĩa tình thầy cô

Lòng em ghi nhớ...

Ơn cô thầy của em.

*Quê em

Quê nhà mỗi ngày đẹp hơn

Quê nhà mỗi ngày đẹp hơn

Quê hương từng ngày đổi mới sáng tươi.

Em mến yêu xóm làng của em,xóm làng của em

Tháng ngày… em sẽ gắng chăm học hành, gắng chăm học hành,

Muốn rằng ngày mai… ngày mai khôn lớn… em xây dựng làng quê.

*Mùa xuân quê em

Xuân về trên mọi miền quê

Xuân về trên mọi miền quê

Bao nhiêu là người nô nức đón xâun

Hoa khắp nơi đón mừng mùa xuân, đón chào mùa xuân.

Bao loài hoa quý ngát hương thơm lừng, ngát hương thơm lừng

Ý rằng cầu cho.. cầu cho cây tốt tươi đón mừng mùa xuân.

#Trang