Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc. Như bệnh sốt rét rừng, khiến người lính rụng tóc hay bệnh ghẻ do thiếu nước sạch hoặc côn trùng cắn, một số khác lựa chọn cách cạo trọc đầu để thuận tiện cho kháng chiến, hạn chế di chuyển và thời gian làm vệ sinh cá nhân.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Thanh Thảo đã viết: “Những tuổi 20 ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2:
+ Trong đoạn 2, người lính hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Người lính trong đoạn 2 được sống đúng với lứa tuổi, tâm hồn và khát vọng đời thường. Nhưng sang đến đoạn 3, người lính có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thực tại, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn 3.
- Chú ý những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2:
Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
- * Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
- Dáng vẻ: kì dị: không mọc tóc → gian khổ.
- Hình ảnh hùng tráng: mồ viễn xứ, áo bào thay chiếu, áo bào - cái chết sang trọng.
- Tâm hồn:
+ Ý chí, dũng cảm, trách nhiệm: tư thế dữ oai hùm; chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
+ Lãng mạn: nhớ về hình bóng người con gái (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
* Hình ảnh người lính ở đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ của đêm liên hoan, của không gian nhộn nhịp, tưng bừng, đầy màu sắc, ánh sáng, của không gian ấm áp tình người. Trong khi đó, hình ảnh người lính ở đoạn 3 lại trở về với thường ngày: hành quân, chiến đấu, là những hình ảnh dữ dội, khốc liệt.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 3.
- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,...
=> Qua đó, hình ảnh người lính hiện lên vừa oai hùng, mãnh mẽ nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời, vui vẻ.
Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.
Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai
- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:
+ Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng
+ Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”
Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn
- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập
+ Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài
+ Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.
Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí
- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian
+ Lỗ mùi mười tám gánh lông
+ Đêm nằm ngáy o o
+ Đi chợ hay ăn quà
+ Trên đầu những rác cùng rơm
- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội
Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay
- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.
b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”
- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau
c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người
→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4
Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?
- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng
- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực
- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.