Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thầy ơi lớp tám bắt làm thơ?
Lớp tám ngày xưa thầy có nhớ?
Có ai nỡ bắt thầy làm thơ?
Mà nay tại sao thầy dạy thế...
Lớp tám sao thầy đòi nộp thơ.
Làm sao con biết "rặn" ra thơ...
Thôi để con nhờ anh hàng xóm,
Làm hộ giúp con một bài thơ
Rồi thầy đếm hộ dùm con nhé
Mỗi câu bảy chữ...đúng là thơ.
Lớp tám làm thơ...ơ! hay quá
Nhờ ơn thầy giáo bắt làm thơ.
Công thầy tựa núi cao
Đời con chính trực bởi công Thầy
Uốn dạy bao ngày lẽ phải hay
Đạo lý ngàn năm nào dễ đổi
Ân tình trọn kiếp chẳng hề thay
Dù cho phải biệt thời gian ấy
Dẫu có rời xa kỷ niệm này
Nghĩa nặng ghi lòng muôn cảm mến
Chân thành kính trọng mãi ơn đầy
MB: Trong cuộc đòi mỗi con ng̀, ai ai cx đều có ñ kỉ niệm vui buồn khó quên, riêng đối vs em, kỉ niệm mà luôn khắc ghi trong lòng đó là ...vs con mèo nhà em
KB: Dù đã xảy ra lâu rồi no e vẫn ko thể nào quên đc̣ kỉ niệm hồi đó, nó nhu đã ăn sâu vào trong tái tim em, ko thể phai nhòa
Bạn tham khảo nhé!
BÀI VĂN 1
Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy tờ giấy khen và những điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. Về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.
Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-lai-mot-viec-em-da-khien-bo-me-vui-long-c35a21521.html#ixzz5U6Ca7Z2A
trời vào đây để hỏi nhưng bạn nói thế thì
1 bạn chép có tiền để nó tự chép
2 bảo nó tự chép
3 bảo nó thuê chép mình không rảnh
tuỳ bạn
cậu nói gì vậy , tớ ko hiểu , câu nói rõ ra cho dễ hiểu nha
Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học” trích bài tấu gửi vua Quang Trung của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.
Theo Nguyễn Thiếp, ngay từ lúc đầu, học tiểu học để bồi dưỡng lấy gốc (học đạo đức), sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử (học tri thức đời sống và thuật ứng xử) là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài. Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều đã học được áp dụng vào thực tế. Có như vậy, nhân tài mới lập được công, nước nhà nhờ thế mà vững yên, đó mới thực là cái đạo học có quan hệ với lòng người mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.
Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Vậy như thế nào là “học” và “hành”?
“Học” là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lý thuyết, biến lý thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi, hay học cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản.
“Hành” có nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn đời sống, nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.
Theo Nguyễn Thiếp, học tập cần phải có nhiều thời gian, được phân ra nhiều giai đoạn. Phải gắn lý thuyết với thực hành. Tức là, học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, học phải đi đôi với hành.
Vậy tại sao học phải đi đôi với hành? Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu “học” mà không “hành” thì nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào. Một đất nước có nhiều người hay chữ, đó là điều tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đem đến những hạn chế to lớn. Đạo học tuy được giữ gìn nhưng không chân thực, thiếu sức mạnh xây dựng hoặc cải biến làm cho xã hội tốt hơn.
Nếu “hành” mà không “học”, có kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu hiểu biết, không có lí thuyết soi sáng thì công việc sẽ tiến triển chậm chạp, dễ mắc sai lầm, hiệu quả thấp, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
Nếu vừa “học” vừa “hành” thì vừa nắm vững lí thuyết vừa có kĩ năng vững vàng, hình thành kinh nghiệm thực tế, ít sai sót, dễ hoàn thành công việc và thành công trong cuộc sống. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Billgate, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm xúc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uẩn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt: dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ…, Những vị đó đã kết hợp học với hành, chăm chỉ cần cù để trở thành nhân tài như vậy. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa.
Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, không thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậc cha ông mới xứng là người con đất Việt.
Như vậy, từ bài tấu “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, ta có thể thấy học và hành đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết, không thể tách rời, có như thế thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới nâng cao. Ý kiến của La Sơn Phu Tử dù đã ngót ba thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy và học tập của thời đại ngày nay.
lỗi file ảnh
bài đâu mà làm