K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2017

1. Mở bài

Hà Nội, ngày…tháng …năm…

Bạn…thân mến

2. Thân bài

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư

Lí do viết bức thư này (cảm xúc nhớ đến bạn, vô tình nhớ đến bạn,…)

b) Nội dung thư

– Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì?

– Miêu tả con đường đến trường: Hãy so sánh con đường lúc đó và sau này.

– Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào? ghế đá,…

– Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính, dụng cụ…). Các dãy phòng: Phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội..So sánh trước kia với hiện tại.

– Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em.

– Nói về gặp lại thầy cô, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất.

– Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cô đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt.

– Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm:

+ Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại.

+ Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào? cảm xúc ra sao?

+ Cảm xúc của em lúc đó thế nào? (xúc động, buồn)

3. Kết luận

Cuối thư: Hỏi thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn thành công trong cuộc sống. Lời chào đến người bạn và ngôi trường của mình.

23 tháng 11 2017

I. Mở bài: Giới thiệu 20 năm sau em về thăm trường cũ

Cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng đến trường và kỉ niệm với trường là một trong những kỉ niệm luôn đẹp, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Năm nay tôi 38 tuổi và tôi dự định về thăm trường cấp 3 sau bao năm không về vào dịp 20/11 sắp đến. Tôi về thăm trường, trường có bao đổi thay và mới mẻ.

II. Thân bài: Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm trường cũ

1. Hoàn cảnh về thăm trường cũ:

- Nhân ngày kỉ niệm 20/11 tôi về thăm trường, ôn lại kỉ niệm xưa, thăm thầy cô thăm bạn bè

- Tôi cảm thấy rất háo hức và mong chờ

- Chúng tôi cùng về chung một lớp, những ai bận có thể về sau

- Tôi đi trên con đường lúc nhỏ tôi vẫn đi mà sao nay khác hẳn, từng hàng rào, lối đi, đến con đường cũng có cảm giác lạ.

2. Không khí ngày về thăm trường:

- Không khí ngày 20/11 vô cùng nhộn nhịp

- Bầu trời trong xanh, cao nhất

- Từng cánh chim bay kêu ríu rít

- Cây cối hai bên đường nay to hơn, 20 năm rồi mà

- Con người đổi khác, ăn mặc tươm tất hơn

- Xe cộ tấp nập trên con đường tôi đi

3. Tả trường:

- Cổng trường, to hơn xưa, đẹp hơn xưa, dán hàng chữ chúc mừng 20/11)

- Sân trường: Rộng hơn, nhiều cây hơn, đẹp hơn và học sinh đứng rất nhiều

- Lớp học: Có một chút quen, một chút lạ, bàn ghế mới tanh, mỗi phòng có tivi, máy chiếu, máy lạnh,….

- Tôi thấy dường như tất cả đã đổi khác

- Gốc bàn nơi tôi khắc tên cùng bạn thân nay đã trĩu nặng, nhưng tên chung tôi vẫn còn đó

4. Tả người:

- Thầy cô đều khác lạ, chỉ có những thầy cô trẻ còn những người thầy dạy tôi năm xưa đã về hưu, hay chỉ còn lại vài người

- Bạn bè tôi ai cũng thành đạt, ai cũng vui vẻ chào hỏi nhau

- Những cô cậu học sinh nô đùa giống hệt tôi lúc còn đi học

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về 20 năm sau về thăm trường

- Theo thời gian mọi vật có những đổi khác nhưng với tôi vẫn còn những gì đó rất thân thuộc

- Tôi rất yêu trường

7 tháng 12 2017

de 1

Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.

Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.

Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.

Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.

Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại. 

:

7 tháng 12 2017

dàn ý nè

Mở bài:
 
Trên rừng Trường Sơn hai chiếc máy bay và ô tô khoe tài với nhau.
 
Thân bài:
 
- Chiếc máy bay cho mình là có tài: chỉ một loáng là bay được hàng ngàn mét, tốc độ khảo sát con đường thật là nhanh.
 
- Chiếc ô tô lại cho mình có ưu thê chui được qua cái hang nhỏ, lội được qua khe suối... rồi khảo sát một cách chi tiết địa hình rất cụ thể ở trong rừng.
 
- Thế là cả hai chẳng ai chịu nhường ai. Ai cũng muốn mình là người có công đầu trong việc khảo sát làm đường Trường Sơn.
 
- Cuộc tranh luận đang bế tắc, thì chú bé “Điện Thoại Di Động” đi qua ghé vào tham gia. Đại ý chú Điện Thoại nói:
 
“Cả hai bác đều có công, không quản nắng mưa khảo sát con đường đúng thời hạn. Mỗi người đều có mặt mạnh của mình, làm sao mà so bì li chi cho được. Ví dụ như cháu dây chỉ nhỏ xíu nhưng làm thông tin liên lạc, để chỉ huy cho các bác tránh thời tiết xâu, cần đi về hướng nào, các bác bảo không quan trọng à?”
 
Kết luận: Tiếp ngay sau đó là tiếng máy bay hòa lẫn với tiếng ô tô làm vang động cả khu đồi. Ai cũng hào hứng làm công việc của mình.

28 tháng 11 2018

Mình chỉ đưa dàn ý thôi nhé!
MB: 
- Sau 10 năm tôi trở về trường cũ trong một lần đi lấy tài liệu viết báo 
- Trở lại ngôi trường cấp 2 sau bao năm xa cách nhìn ngôi trường thật khác nhìn khang trang đẹp hơn nhiều
TB:
- Ngôi trường thay đổi quá nhiều(nêu 1 số thay đổi!mink k pjt truong p sao nen kho viet lam)
-Đưa ra tình huống gặp lại thầy co giáo cũ(+ Đi đến gần 1 cây bàng hoặc phượng già còn từ thời bạn còn đi học 
+Đang miên man trong dòng kí ức ùa về thì nghe được một giọng nói vừa lạ vừa quen)
-Cuộc hàn huyên tâm sự của thầy trò(có thể nói thầy hỏi bạn viec làm bây giờ của mình và một số bạn học cùng khoá)
-Kết thúc cuộc nói chuyện ntn?
-Lời hứa hẹn vào lần gặp tới
KB:
Nêu cảm xúc cảm nghĩ của mình

28 tháng 11 2018

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

15 tháng 12 2016

"- A lô, mày hả?

- Ừ, tao nè! Có gì không?

- Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao không?

- Ok, kiki

Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. "Ôi", một tiếng "ôi" của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau mười năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!

Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về với cát bụi. Không còn gì tả!

HẾT!"

HÌ HÌ đùa tí thôi vào chủ đề chính nhé

Bài làm 1 Thu Hà và Thu Hồng là hai chị em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Năm nay, cả hai đều lên lớp 6A, do cô Hoa Lan dạy văn làm giáo viên chủ nhiệm. Ngày 16 tháng 12 năm ngoái, trường Đồng Nga mở hội kỉ niệm tám mươi năm ngày thành lập trường. Vui ơi là vui! Nhưng mà mệt quá! Vì hai chị em tham gia những ba tiết mục chào mừng: hai bài hát, một điệu múa đôi, được khán giả vỗ tay rào rào. Tối hôm ấy, hai chị em được bố mẹ cho phép đi ngủ sớm. Nhưng kì chưa, trằn trọc mãi mà có ngủ được đâu. Càng lạ hơn nữa là khi thếp đi, cả hai cùng mơ một giấc mơ thật đẹp giống nhau: ngày hội trường Đồng Nga mười năm sau, khi ấy Thu Hà và Thu Hồng đã hai mươi mốt tuổi, năm tháng rưỡi, đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bồi hồi về thăm lại trường xưa. Nhớ lại mười năm trước khi hai cô gái nhỏ vừa tạm biệt mái trường tiểu học Đồng Nga – ngôi trường thân yêu dưới bóng hoàng lan, gắn bó suốt 5 năm học, với bao kỉ niệm ngọt ngào để chuyển qua trường trung học cơ sở mới xây dựng ở ngoài đồng. Quả thật, trường mới xây dựng bề thế hơn nhiều. Nhưng phải có một thời gian khá lâu mới quen, mới thích ngôi trường mới này. Năm tháng trôi nhanh, tốt nghiệp THCS lên PTTH, vào học ở trường Xuân Tỉnh, rồi bốn năm qua, Hồng và Hà được đào tạo chính qui ở trường Đại học Sư phạm. Vậy mà cô gái làng Chè này chỉ mong có ngày trở về thăm ngôi trường tuổi thơ yêu dấu. Thì giờ đây, ngày ấy cũng tới! Hỏi không xôn xao, không náo nức sao được. Thướt tha và dịu dàng trong hai bộ áo dài lụa trắng, Thu Hà và Thu Hồng dắt tay nhau men theo dọc bờ đê đã thành dải đường lụa mịn màng dung dăng đi tới trường. Cổng trường kia rồi! rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu, băng rôn chào mừng. Lão tiên đồng hoàng lan, trải qua mười năm gió bụi, mà hình như chẳng già đi chút nào, vẫn tỏa hương thơm ngát. Trong hương hoa thoang thoảng, dưới bóng rợp của tán lá tầng tầng, tai vẫn nghe tiếng loa truyền đi lời diễn văn chào mừng kỉ niệm trường của cô hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Đỗ Hòa Lan (Cô giáo chủ nhiệm của hai chị em hồi lớp 6, ba năm trước đã được bầu làm người lãnh đạo cao nhất của trường học lớn với 2000 học sinh khu vực Đồng Nga, cầu Thăng Long này). Mắt hai chị em như loa lóa trước bao sắc màu lộng lẫy của hoa, của bóng bay, khăn quàng đỏ rực trên ngực của hàng ngàn thiếu nhi, nhi đồng khuôn mặt bừng sáng, hớn hở niềm vui. Phần nghi lễ đã qua từ lúc nào. Hai chị em vội đi chào các thầy, cô giáo cũ. Cô Hòa Lan mỗi tay ôm một đứa, nụ cười rộng mở và nước mắt quanh mi. – Trời! Hai đứa con gái của cô đã lớn, xinh thế này ư? Sang năm ra trường có định về quê dạy học không đấy? – Vâng, thưa cô, có chứ ạ! Hồng, Hà líu ríu đáp. Bụi phấn còn vương hay sương chiều đã phảng phất trên mái tóc dài buông ngày ấy của cô, nay cũng đã ngắn, mỏng khá nhiều. Tạm rời tay cô, Hồng, Hà rảo bước tới căn phòng, nơi hai chị em ngồi học năm lớp 5. Thay đổi nhiều quá! Hà thốt lên ngạc nhiên khi bước chân vào căn phòng sáng chưng, hiện đại. Hóa ra bây giờ học sinh được học theo các phòng bộ môn: phòng học toán, phòng học văn, sử, địa, sinh, thể dục… Căn phòng học của hai chị em ngày xưa nay trở thành phòng chuyên dạy văn vói năm dàn máy vi tính, hệ mới nhất. Trên tường treo chân dung của các tác giả được học trong chương trình. Sát tường phía dưới là sách giáo khoa Tiếng Việt, kể chuyện, các tạp chí, tập san, báo Văn nghệ… Bảng phớt trắng tinh. Máy chiếu hắt đặt ở góc phải. Micrô bốn chiếc. Bàn ghế học sinh xếp ba dãy, mỗi dãy bốn bàn, mỗi bàn ngồi có hai người. Mỗi lớp không vượt quá 25 học sinh. – Chẳng thua gì phòng học của ĐHSP Hà Nội, Hồng nhỉ? Hà tấm tắc khen. Năm mươi phòng phục vụ cho việc dạy học trong một tòa nhà năm tầng với hệ thống thang máy và điều hòa nhiệt độ, vẫn đứng cách tòa nhà cổ với cây hoàng lan, cây sấu, cây phượng, cây bàng… cũng chẳng già đi bao nhiêu… Một khoảng sân gạch vuông đỏ, không rêu. – Lão tiên đồng hoàng lai ơi! Hoàng lan! Nhất định sang năm chị em cháu sẽ về đây làm cô giáo, để được sớm chiều bên ông, dìu dắt lớp đàn em, để được đền ơn các thầy cô, đền ơn mái trường no ấm, đền ơn cả bóng mát và hương thơm của hoàng lan tiên ông nữa đấy. – Về đi! Về đi!...V…ề…đ…i! Tiếng cây già giục gọi hay tiếng loa truyền thnh vang động, kéo dài làm hai chị em bừng tỉnh giấc. Chết thôi đã sáng banh mắt ra rồi. Mọi chuyện chỉ là mơ, một giấc mơ thật đẹp.

 

15 tháng 12 2016

Đề bài bảo tìm hiểu đề và lập dàn ý mak bn

18 tháng 12 2016

 

MB: Thời gian thấm thoát trôi qua, đã được 20 năm rồi, kể từ ngày rời xa mái trường thân yêu. Giờ đây em không còn là cô học trò bé bỏng của ngày trước, mà đã là một sinh viên trong trường ''Đại học sư phạm Hà Nội''. Nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi em về thăm lại mái trường cũ đã gắn bó với em những năm qua.

18 tháng 12 2016

Cái thân bài viết ra dài lắm lên mk chỉ viết MB với KB thôi!

 

3 tháng 11 2017

vào đây tham khảo nha: http://loigiaihay.com/ke-cau-chuyen-lan-dau-tien-em-duoc-di-choi-xa-c33a1938.html

4 tháng 6 2018

I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa
Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: kể về chuyến đi xa
1. Cảnh dọc đường:

- Trên đường đi rất nhiều cây lá
- Hai bên đường rậm rạp
- Những đường đèo quanh co và uốn khúc
- Em đi trên những vực đều sâu thẳm
- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi
- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.
2. Khi đến nơi:
- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá
- Bầu trời se lạnh và nên thơ
- Một thành phố rất đáng để đến
- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….
- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình
3. Lúc ra về:
- Kết thúc 1 tuần em lại về
- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa
- Em cảm thấy rất vui
- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa

k cho mình nhé bn

15 tháng 12 2017

Do sắp đi du học xa nhà, em xin phép ba má về Hồ Chí Minh vài bữa. Kể từ ngày nội mất, gia đình em ra Đà Nẵng sinh sống, em chưa được về quê nội lần nào. Em muốn về thăm quê hương. Em muốn thăm trường tiểu học Trung Nhất yêu thương, nơi em sáng chiều ăn học, vui chơi suốt năm năm liền. Không biết trường bây giờ thay đổi ra sao? Em đã xa trường 10 rồi… nhớ quá trường ơi.

Em đến trường vào ngày chủ nhật. Vừa bước vào hẻm, cổng trường thấp thoáng hiện ra. Sự thay đổi rõ ràng làm em cảm thấy trong lòng buồn buồn khó tả. Cánh cổng gỗ mộc mạc ngày xưa đã được thay thế bằng cổng sắt đen lạnh lùng, kín mít. Trụ cổng cũng sơn sửa khác hẳn, chỉ có logo trường không thay đổi làm em thấy quen thuộc mà thôi...

Bước vào sân trước, em cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ. Dãy nhà ba tầng khang trang, sững sững đã thay thế dãy nhà một tầng sơn trắng ngày xưa. Đây là nơi mà cách đây mười lăm năm, em bỡ ngỡ bước vào lớp một…. Dãy nhà mới khá tiện nghi, các lớp bán trú được trang bị máy lạnh. Tốt rồi, các em nhỏ bây giờ ngủ trưa mát hơn tụi em hồi đó. Em nhớ quá những buổi trưa có tiếng vù vù của quạt trần ru ngủ... Đi dọc theo hành lang dài, có các bức họa vẽ tranh thiếu nhi vui học, gợi nhắc cho em những kỉ niệm cùng các bạn. Các bạn ơi…các bạn bây giờ ở đâu?

Xuyên qua một sảnh lớn, em đi vào sân sau. Một cảm giác bồi hồi vui sướng !!! Dãy nhà chữ U vẫn còn đó. Tường và cửa được sơn sửa không nhiều. Đây chính là hình ảnh ngôi trường tiểu học năm xưa trong tâm trí em. Em lấy máy tính bảng ra chụp vài tấm hình làm kỷ niệm…Em bước đến lớp thứ hai, từ bên trái đếm qua. Em nhớ như in, đây là nơi em học năm lớp năm. Những bộ bàn ghế gỗ cũ đã nâng niu từng cuốn vở, cây viết của chúng em… nay đã được thay bằng những bộ bàn ghế mới láng bóng vẹc ni. Chiếc bảng đen có những khung ô li không rõ ràng nay đã được thay mới. Em vui vui khi nhớ đến lúc cô giảng bài, lúc chúng em thi cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” mà cô tổ chức cho duy nhất lớp tụi em.

Những bước chân vô định đưa em tới cây phượng. Trông phượng đã lớn hơn và những tán lá xum xuê hơn trước. Phượng có nhớ mình không? Em cùng bạn đã từng ngồi dưới gốc cây này học bài, nhảy dây. Lúc hoa chớm nở là chúng em biết mùa hè sắp tới,…Một giọt nước mắt rơi trên má em, vì em biết những kỉ niệm đó là những kỉ niệm đã qua, cho dù nó có ghi sâu trong tâm trí em như thế nào đi chăng nữa.

Chợt em thấy bác bảo vệ già năm xưa đi tới. Em hỏi: “ Thưa bác, hòn non bộ chỗ này đâu rồi ?’. Bác cho biết hòn non bộ không ai chăm sóc, nhiều muỗi nên trường đã dẹp đi. Hồ nước có hòn non bộ này là nơi mỗi giờ ra chơi em thường tụ tập với các bạn xem cá, vui đùa. Nhìn lại chỗ đó, mọi thứ đã biến mất như chưa từng tồn tại. Em cảm thấy buồn man mác ….

Mười năm là một khoảng thời gian dài, đủ làm một học sinh tiểu học thành sinh viên đại học, đủ làm em lạc lõng trên chính ngôi trường thân quen. Trường tiểu học Trung Nhất thay đổi nhiều, nhưng ký ức về trường cũ sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của em. Sau chuyến đi thăm lại trường lần này, em cảm thấy mình cần phải làm một điều gì đó cho trường. Đây sẽ là động lực định hướng cho em trên chặng đường du học sắp tới.

15 tháng 12 2017

Mình gởi rồi nhưng mà phải đởi olm duyệt

5 tháng 12 2020

vào 1 hôm em về trường trời ơi trước mắt em một cảnh tưởng buồn đau vì trường đã sập do động đất

5 tháng 12 2020

Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.

Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”

Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.

Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.

Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…

21 tháng 11 2017

Sau đám cưới của Sọ Dừa với cô út, hai cô chị xấu hổ quá nên bỏ đi biệt xứ. Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.

Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:

– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?

Cả gia đình Sọ Dừa sống hạnh phúc cùng nhau

– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.

– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa. 

– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.

Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:

– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú

Cô Út vội an ủi:

– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?

– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.

Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…

Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.

Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:

– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy. 

Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:

– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.

Chị Hai vẫn nức nở:

– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.

Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.

21 tháng 11 2017

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.