Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ tượng hình là gì?
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Ví dụ: lẻo khẻo, khệnh khạng...
Từ tượng thanh là gì?
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ: róc rách, ha hả, hềnh hệch, hu hu...
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Bạn tham khảo bài này nha!
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/214249.html
Tôi là Cún con, hàng ngày tôi rong ruổi dạo chơi loanh quanh trong nhà và ít khi được đi đâu xa, do đó tôi ít biết được những việc ngoài xã hội ngoại trừ những chuyện xảy ra quanh mình.
Một hôm tôi tha thẩn chơi ngoài bờ ao xem mấy chú cá rô phi tung tăng bơi lội dưới nước, bỗng tôi thấy tiếng ộp, ộp rất to và thoắt một cái, một anh ếch xanh đã ngồi chồm hỗm trước mặt tôi. Đôi mắt mắt anh mở to nhìn tôi một hồi, rồi đằng hắng giọng, anh hỏi tôi:
– Này nhà anh kia. Anh là ai mà dám ngồi trên đất của nhà ta.
Tôi nhận ra đó chính là anh ếch đã trú ngụ khá lâu ở trong ao nhà chủ tôi. Thấy anh ta lớn tiếng, tôi nói:
– Sao anh lớn tiếng như vậy? Đây là nhà anh hả?
– Phải rồi, trên thế gian này có chỗ nào không phải là đất của nhà ta. Bởi ta là chúa tể của muôn loài mà. Ngươi có thấy mỗi khi ta lên tiếng là át hết tất cả muôn loài. Bởi vậy ai nghe thấy tiếng của ta cũng phải khiếp sợ. Đồ nhãi nhép như ngươi kia ta chỉ cần hô lên một tiếng là sợ ngay.
– Anh nghĩ rằng kể cả chúa tể rừng xanh cũng phải khiếp sợ anh ư?
– Đúng vậy, ta là nhất nhất, chẳng loài nào vượt qua được ta cả.
Nghe anh ta hênh hoang tôi phì cười:
– Anh dám khinh thường cả chúa sơn lâm kia à.
– Với ta hắn chẳng là cái gì hết.
– Vậy anh có dám đấu với hắn không?
– Ta chẳng sợ, nếu ta mà gặp hắn, ta sẽ cho hắn một trận. Vừa lúc đó bác Trâu đang nhai rơm ở góc vườn bỗng lên tiếng:
– Thế ngươi có dám đấu với ta không?
Nhìn mặt bác Trâu đỏ nhừ, đôi mắt trợn lên, có lẽ bác bực mình vì sự huênh hoang của anh ếch quá nên mới lên tiếng, chứ thường ngày bác rất hiền lành. ếch ta nghe thấy tiếng bác ồm ồm, và trông dáng điệu lại có ì ạch, nên có vẻ chẳng sợ sệt gì cả. Anh ta nhìn bác một hồi từ đầu đến chân, giọng đầy khinh miệt:
– Hừ, cái thứ như ngươi mà cũng dám trêu ngươi với ta hả.
Bác Trâu lúc này đã bực mình thực sự, bác đi nhanh về phía chú ếch, lấy mõm hất tung chú ếch xanh lên, làm chú ta lộn mấy vòng trên không trung. Tôi hoảng qua vội nhắm tịt mắt lại. Và tôi nghe rất rõ tiếng chú ếch xanh kêu cứu thất thanh.
Nhưng may quá khi rơi xuống thì anh ếch rơi đúng đám lá sen nên vẫn giữ được mạng sống. Anh ta vùng dậy rối rít xin bác Trâu tha mạng. Bác Trâu không thèm nói câu nào, lừ lừ bước đi.
Chờ cho bác Trâu đi xa rồi tôi mới thấy anh ếch lồm cồm nhảy về ổ. Tôi hỏi với theo:
– Anh có bị làm sao không?
– Tôi không sao. Nghe giọng anh ta không còn thấy tự cao như khi trước nữa.
Nói xong anh ếch lặn một mạch, có lẽ anh ta vẫn chưa hết run. Âu đó là một bài học nhớ đời cho anh ta. Có lẽ từ sau anh ta sẽ không còn thói huênh hoang, phét lác nữa.
THAM KHẢO NHÉ.CHÚC BẠN HỌC TỐT
Hôm nay, khi vừa mới tan học thì trời bỗng đổ cơn mưa to tôi và các bạn đứng ở mái hiên của trường để đợi bố mẹ đến đón. Nhưng chợt có một cơn gió to thổi đến và cuốn tôi vào trong đó, khi mở mắt ra thì tôi phát hiện ra mình ở một nơi hoàn toàn mới lạ, cũng ở đây, tôi bắt gặp những nhân vật kì lạ, đặc biệt là một con ếch màu xanh, nó rất giống với con ếch ngu ngốc, kiêu ngạo trong câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” mà vừa nãy thôi cô giáo đã giảng giải vô cùng thú vị cho lớp chúng tôi. Đến tận khi trở về tôi mới biết, thì ra con ếch mà tôi vừa gặp gỡ thực sự là con ếch ở trong câu chuyện ngụ ngôn nọ.
Vừa có tiếng trống báo hiệu tiết học kết thúc, chúng tôi đổ ào ra bên ngoài sân trường như một đàn ong vỡ tổ vì ai cũng náo nức để trở về nhà. Nhưng chỉ vừa mới đến hành lang của lớp học thì trời mây đen kéo đến, gió thổi ào ào làm những chiếc lá khô trên sân trường kêu xào xạc, bầu trời lằn lên những tia chớp, sấm nổ ầm ầm vô cùng đáng sợ. Không bao lâu sau thì trời đổ mưa, mưa dội xuống mặt đất như trút. Vậy là chúng tôi đứa nào đứa ấy tiu nghỉu khuôn mặt vì không thể trở về. Đứng lép ở mái hiên, chúng tôi chỉ còn cách đứng đợi bố mẹ đến đón về. Vì trời mưa thế này mà tự ý đi trên đường thì vô cùng nguy hiểm.
Khi đang ngơ ngác ngăm nhìn những giọt mưa rơi lộp độp trên sân thì bỗng nhiên có một cơn gió lớn kéo đến, cuốn tôi đến một nơi hoàn toàn xa lạ, tôi lo sợ nhìn ngắm xung quanh, toàn là những con vật nhỏ như: ốc, cua, tôm và một số loại côn trùng nhỏ khác. Và nơi tôi đang đứng lại là một miệng giếng cạn bị bỏ hoang lâu ngày, xung quanh cỏ mọc um tùm. Tôi sợ hãi nhìn xung quanh xem ngoài tôi ra thì có bạn nào bị cuốn đến đây không, ở nơi đây tuy có thú vị với những người bạn nhỏ bé dễ thương, nhưng chỉ có một mình tôi nên không tránh được cảm giác sợ hãi. Khi tôi còn ngơ ngác đứng nhìn thì những người bạn nhỏ tiến về phía tôi và cất tiếng chào.
Tôi đã rất bất ngờ vì những động vật nhỏ bé này đều có thể nói đươc tiếng người, khi trở về nhất định tôi sẽ kể lại cho bạn bè và người thân của tôi nghe mới được. Tôi vui vẻ làm quen và trò chuyện vô cùng vui vẻ với những người bạn mới. Thì ra những loài vật nhỏ bé mà trong cuộc sống của mình tôi không mấy quan tâm, để ý lại có thể đáng yêu như vậy. Chúng đều rất chân thành, vui vẻ, còn kể cho tôi những câu chuyện cười vô cùng vui vẻ. Chúng như những người bạn thực sự của tôi vậy, nên tôi rất nhanh chóng hòa đồng, nỗi sợ hãi nãy giờ cũng bay biến, không còn chút cảm giác.
Khi chúng tôi còn đang vui vẻ trò chuyện thì bỗng nhiên có tiếng quát nạt đâu đây, các bạn của tôi nhanh chóng kéo tôi đứng gọn vào một bên đường. Chú cua nhỏ ở dưới chân còn thì thầm vào tai tôi rằng tránh xa kẻ đang đến gần kia ra, vì hắn ta rất đáng sợ, chuyên ức hiếp, đàn áp mọi người xung quanh đây nên ai cũng sợ hãi và căm ghét hắn. Tôi cũng nghe lời các bạn đứng gọn vào một bên, tò mò vì không biết người đang đến đáng sợ như thế nào, có dáng vẻ ra sao mà mọi người ở đây ai cũng sợ hắn. Tuy nhiên, hình dáng của kẻ đang đến lại hoàn toàn trái ngược với giọng nói hống hách, vang vọng của nó, thì ra chỉ là một con ếch nhỏ bé.
Trong thế giới của những loài vật nhỏ bé dưới đáy giếng bị bỏ hoang này thì xem chừng con ếch chính là người to lớn, có uy quyền nhất ở đây. Vì nó chuyên dùng sức mạnh mình có mà ngang ngược bắt nạt, chèn ép những con vật nhỏ hơn mình. Nhìn con ếch này, đột nhiên tôi lại liên tưởng ngay đến hình ảnh của con ếch ngu ngốc, kiêu ngạo ở trong câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” mà chúng tôi vừa được học trong tiết ngữ văn. Quả nhiên, con ếch này hống hạch hệt như vậy, tôi bỗng hiểu tại sao mọi người ở đây dù căm ghét nhưng vẫn phải dè chừng nó đến vậy.
Con ếch ngang nhiên đi giữa đường, không coi ai ra gì, còn tự xưng là chúa tể ở nơi này, hành động của nó đáng ghét vô cùng, nó true trọc bạn ốc, dùng chân đá bạn tôm, ngảy lên đầu bạn ốc sễ, thật vô cùng ngang ngược. Khi tôi nói nó thật vô lí khi bắt nạt bạn bè thì nó kiêu ngạo cười lớn, và nói nó là chúa tể ở nơi đây, ai cũng phải theo nó, và mặt trời trên kia chẳng qua cũng chỉ to bằng cái vung. Quả thực ngu ngốc, nông cạn, nói đến đấy trời chợt mưa to, nước trong giếng nâng lên cao, đưa mọi người và tôi ra khỏi giếng. Con ếch nghênh ngang đi lại thì bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Con ếch đã phải chịu hậu quả thích đáng cho sự ngông cuồng, ngạo mạn của mình. Vậy là từ nay những người bạn của tôi không bị ai chèn ép, bắt nạt nữa. Bỗng nhiên lại có một cơn gió lạ thổi đến và lần này mở mắt ra thì tôi lại đang ở nhà của mình. Tôi kể lại câu chuyện kì lạ với cuộc gặp gỡ kì lạ với con ếch và những người bạn thì ai nấy đều bất ngờ và tỏ vẻ khó tin. Nhưng trước sự hào hứng, vui mừng cùng đôi mắt long lanh vui mừng của tôi thì mọi người cũng tạm tin tưởng. Đây quả thực là một sự trải nghiệm đầy thú vị, qua đó tôi hiểu hơn về thế giới của những loài vật, đồng thời cũng lĩnh hội bài học một cách chân thực, hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhung là môt người ban thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoai cả.
... luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yêu trong lớp. ..... rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, ...... luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, ....hay giơ tay phát biểu ý kiến. ...... được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các hạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, ..... đều dõi nhắc nhở các bạn. ..... muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả......không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà pn thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà. giặt quần áo .
Đề 1:
Bài làm:
“Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng, một tình yêu thương ngọt ngào thì cha lại như một sự nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc. đối với em cha không chỉ là một người trụ cột của gia đình, không chỉ là một người cha mà còn là một anh hùng, một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo.
Cha em như một vị anh hùng trong mắt em vậy. cha em không cao lắm chỉ có một mét sáu bảy thôi thế nhưng thân hình ấy lại hơi mập đủ có thể che chở cho em trước những nguy hiểm. Nhớ có lần cả một cành cây khô rơi xuống cha đã lấy thân hình của mình để đỡ lấy cái đau ấy. Cha em mập là vậy nhưng cha lại rất nhanh nhẹn trong công việc.
Không những thế cha còn có cả một khuôn mặt chữ điền vuông vắn có phúc, em biết điều đó vì được nghe rất nhiều người khen cha và thật tự hào về cha của mình. Cha có nước da trắng mà khiến nhiều người phụ nữ cũng phải ghen tị vì nước ấy. Những buổi đi làm đồng về cùng nhau rửa chân tay lấm bùn trên con mương nhỏ ai cũng phải trầm trồ vì làn da ây. Rồi có người lớn khéo chửi đùa “ Sư mày đàn ông con trai gì mà trắng hơn cả đàn bà thế”. Nước da trắng ấy không phải là da trắng bạch mà đủ độ trắng với một người đàn ông phong độ như cha em.
Mắt cha em to tròn và ướt nước, nhìn ban đêm thì thật lấp lánh hiền từ như những ngôi sao ngoài trời đêm. Đôi môi đẹp lắm và cả những hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của cha trở nên đẹp lạ thường. Mà đặc biệt mỗi khi cha cười em thấy hạnh phúc biết bao, đó là một nụ cười rạng rỡ, một nụ cười hiền lành chất phác của một người nông dân. Đặc biệt hơn nữa là đôi bàn tay cha, đôi bàn tay ngày ngày chăm lo em, đôi tay vuốt má, đôi tay ẵm em và cả đôi tay đòn roi đau đớn nữa. Bàn tay cha không mềm mại như bàn tay của nhiều người khác bởi quê hương nghề chính là đồng ruộng vì vậy mà đôi bàn tay của cha chai đi vì cày bừa, chai đi vì mưa nắng ngoài ruộng.
Thế nhưng đôi bàn tay vẫn tràn đầy yêu thương khi vỗ về những đứa con nhỏ, vẫn xoa đầu hay vuốt mà chúng đầy ngọt ngào. Và cũng chính vì thế em hiểu được phần nào những nỗi vất vả mà cha đã phải chịu vì em. Không những thế bàn tay chai, khô cằn, ngắn ngủn đó lại em có thể viết rất đẹp và làm ra những đồ vật thật đẹp mắt trong nhà. Bàn tay ấy còn làm nên những ngôi nhà đẹp đẽ, nhìn những viên gạch đỏ lừ được xếp thành hàng bên cạnh những hàng vữa thật sự thích mắt.
Và giờ đây khi em đã khi thời gian và những nhọc nhằn mà cha đã trải qua đã khắc tạc trên khuôn mặt mái tóc cha em. Mới ngày nào mà mái tóc đã ngả sang màu khói. Đó không hẳn là trắng cũng không hẳn đã là đen, đó là một màu tóc của sương sớm, là màu tóc của những ánh nắng gắt gỏng trên cánh đồng ban trưa và là màu của cơn mưa rào nọ. tất cả những nhọc nhằn sóng gió của cuộc đời cũng như những vất vả khi chăm sóc những đứa con trưởng thành như hằn in trên những vết nhăn trên mắt cha.
Mỗi lần cha cười những vết nhăn ấy lại lộ ra rõ hơn hay cũng có khi em nhận bắt gặp những nếp nhăn ấy nhưng không phải cười mà là cha đang suy nghĩ về điều gì đó. Dẫu thời gian có mang tuổi thanh xuân cảu cha đi nhưng cho đến bây giờ cha vẫn luôn là người bảo vệ em khỏi những nguy hiểm của cuộc sống, cha vẫn là điểm tựa vững chắc và bàn tay nâng đỡ khi em vấp ngã.
Em rất yêu mến cha của em nếu có một điều ước em luôn mong sức khỏe đến cho cha để cha sống với em mãi mãi. Nếu như mẹ giống như một thiên thần một bà tiên trong mắt em thì cha lại giống như một vị anh hùng, một ông tiên hiền lành không chỉ mang đến những phép màu cho cuộc đời em mà mang đến cả một tình phụ tử thiêng liêng đầy che chở.
-Hết –
Đề 2:
Bài tham khảo
Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em thức dậy sau một giấc ngủ say nồng. Nhìn ra khung cửa sổ, em thấy bố trồng cây ở khoanh đất sau nhà.
Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn, làn da ngăm ngăm nên trông thật khỏe. Bố quai những lưỡi cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng được đào lên, cỏ dại không còn nơi nương tựa. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc của bố lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống phụp, phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố dùng xẻng đào những cái hố nhỏ vuông vức, thẳng hàng nhau. Lưỡi xẻng phăm phăm cắm sâu vào lòng đất, mạnh mẽ kêu vang, nó đánh thức côn trùng đang còn say giấc ngủ. Bố cứ làm việc, chăm chú khống ngừng. Hố được đào xong, bố bỏ phân chuồng vào các hố, rải lên một lớp đất mỏng rồi đặt 'cây con xuống hố sửa cho cây đứng thẳng và lấp đất lại, nện chặt gốc. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, sau đó bố tưới nước cho cây. Những dòng nước mát lành chảy nhè nhẹ vào gốc, cây con như vui mừng đón nhận. Nhìn bố làm việc, em thầm nghĩ đến ngày cây sinh sôi, nảy nở. Em hình dung khoảng vườn nhỏ này sẽ trở thành một vườn cây xanh tươi để hẹn ngày kết trái. Em lại càng thương bố hơn. Bố vẫn mải miết làm việc dưới ánh nắng mai hồng, bố cần mẫn tưới nước cho cây như để tiếp thêm sức sống cho cây con khi trở về với đất.
Bố làm xong mọi việc, nhìn lại hàng ngày cây xanh tươi vừa trồng, đối mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả. Vầng trán cao của bố đã lấm tấm mồ hối. Chiếc áo cống nhân bố mặc đang thấm ướt và bám đất bùn non. Có lẽ bố cũng thấm mệt nhưng bố cảm thấy rất hài lòng bởi đã làm xong một cống việc có ích.
Bố làm việc vất vả để cho em được no ấm. Bố là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình em, bố là trụ cột vững vàng chống dỡ mọi phong ba, bão táp để bảo vệ em. Bất chợt, em khẽ cất lên tiếng hát:
Bố, bố là phi thuyền
Cho con bay vào khống gian.
Em nguyện ra sức học tập và rèn luyện dể xứng đáng là con ngoan của bố.
Minh Huệ ( 1927 - 2003 ) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam . Ông được nhiều đọc giả biết đến nhờ nhiều tác phẩm , tác phẩm nổi tiếng nhất " Đêm nay Bác không ngủ " và được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng về văn học . Nhà văn Minh Huệ sinh tại Bến Thuỷ , nay thuộc Quang Trung , Vinh , Nghệ An với tên thật là Nguyễn Minh Thái.
Bài thơ là một câu chuyện có thật về cuộc trò chuyện giữa anh chiến sĩ và Bác Hồ trong đếm khuya lạnh lẽo . Bài thơ được viết lên nhờ lòng kính yêu của tác giả với Bác . Lòng nhân hậu , yêu thương sâu sắc của Bác đối với nhân dân , chiến sĩ là vô tận . Đồng thời nhà thơ cùng thể hiện tình cảm kính yêu , tôn trọng của các chiến sĩ đối với vị lãnh tụ đáng kính .
" Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ "
.................
" Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm "
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ , chỉ Bác là người cha và một số từ , hành động gắn đúng với người cha như " mái tóc bạc , đốt lửa .... " . Qua đây cho thấy tình cha con , tình bác cháu vô cùng thắm thiết . " Càng nhìn " vì ngạc nhiên và xúc động , " càng thương " vì đêm khuya lạnh mà Bác vẫn còn đốt lửa cho anh nằm
Trong đêm lạnh lẽo , anh đội viên còn cảm nhận được một tấm lòng nhân hậu nơi Bác . Ở Bác sáng rực lên ngọn lửa tình thương nồng cháy
" Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng "
Bác như một người cha già đang tận tâm chăm sóc cho đàn con thơ dại của mình . Bác coi trọng giấc ngủ của các anh đội viên . Đi dém chăn mà Bác vẫn còn sợ các anh giật mình , phải nhón chân nhè nhẹ
Hành động trên cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ cho chiến sĩ . Sự chăm sóc ấy cẩn thận đến tỉ mỉ " từng người từng người một " . Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc , giản dị mà xúc động sâu lắng .
" Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng "
Hình ảnh và cử chỉ của Bác làm anh đội viên không thể phân biệt được cảnh trước mắt . Bác toả ra hơi ấm kì lạ , đến mức " ấm hơn ngọn lửa hồng " . Đó là hơi ấm tình người , tình đồng bào , tình yêu thương bao la mà Bác dành cho nhân loại .
Càng bồi hồi anh càng lo cho Bác vì khuya rồi mà Bác còn chưa ngủ
" Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ
Bác hơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không "
Lo Bác ốm nên anh mời Bác đi ngủ . Nhưng Bác chỉ đáp lại ân cần
" Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc "
Anh đội viên vâng lời , nhưng anh vẫn cứ thấp thỏm lo cho Bác . Tâm trạng của anh chiến sĩ càng lo lắng khi thấy Bác còn ngồi trong khi trời lạnh và sáng dần
" Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc "
Bây giờ , anh chiến sĩ không còn thì thầm nữa , thay vào đó là hốt hoảng . Câu thơ này cho thấy tấm lòng của anh chiến sĩ đối với Bác như đối với bậc sinh thành của mình .
Một vài chi tiết sau còn cho thấy thêm lòng nhân hậu của Bác
" Bác thương đoàn dân công
.............................
Mong trời sáng mau mau "
Qua hình ảnh anh đội viên , Minh Huệ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác , tình yêu thương đồng bào , nhân dân của Bác
Đêm nay Bác không ngủ quả là một bài thơ hay , làm rung động biết bao con tim . Hình ảnh của Bác trong bài thơ này còn làm chúng ta thêm yêu kính Bác hơn .
"Trăng tròn như mắt cá/Chẳng bao giờ chớp mi" Đó là những hình ảnh được trích trong bài thơ"Trăng ơi..Từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa. Tác giả đã khéo léo sử dụng sự vật "mắt cá" để so sánh với "ánh trăng", rằng muốn thể hiện rằng trăng tròn xoe, long lanh, sáng giữa màn đêm tăm tối.Mắt cá tròn, long lanh được dùng để so sánh với trăng thu đêm rằm rất trong sáng và tròn vành vạnh, một cách nói thật độc đáo và biểu cảm. Bên cạnh đó, câu thơ "Chẳng bao giờ chớp mi"muốn nói rằng, trăng một mình lặng lẽ trong đêm khuya soi cho dân cho nước, chẳng bao giờ chợp mắt như chú cá dưới đại dương bao la. Cách nói thật sinh động mà gợi cho ta một hình ảnh đẹp của ánh trăng đêm khuya. Trăng như người bạn thân của mọi nhà, là ánh đèn sáng rọi đường tối tăm. Thật thích thú, thật gợi cảm! Tác giả Trần Đăng Khoa thật giỏi và thật tài tình, ông hiểu biết rộng và làm phục lòng người đọc. 2 hình ảnh thơ trên chính là một minh chứng.
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.
Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.
Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.
Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.
Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.
Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Mùa đông về cùng với cái lạnh buốt của gió. Bây giờ ngoài đường mọi hoạt động ít hẳn. Cái rét bao trùm một không khí lạnh lên mọi vật. Những cái cây chỉ còn lơ xơ vài chiếc lá. Chim chóc chẳng còn hứng thú để ca hát líu lo như mọi ngày. Con người hoạt động ít hẳn. Dường như mọi vật đang ngủ để chuẩn bị cho mùa xuân tươi đẹp.
Mùa đông về cùng với cái lạnh buốt của gió. Bây giờ ngoài đường mọi hoạt động ít hẳn. Cái rét bao trùm một không khí lạnh lên mọi vật. Những cái cây chỉ còn lơ xơ vài chiếc lá. Những chiếc lá này như chưa muốn rời khỏi ruột thịt của mình, đi khỏi thế gian này. Cây cối ủ rủ như sắp tàn.Chim chóc chẳng còn hứng thú để ca hát líu lo như mọi ngày. Con người hoạt động ít hẳn. Dường như mọi vật đang ngủ để chuẩn bị cho mùa xuân tươi đẹp.
a) Bác Sơn đang sơn lại tường rào.
b) Hòn đá nhỏ bị An đá bay xa.
c) Ở nhiều vùng đồng quê không có cái cày, chỉ có con trâu để cày ruộng.
thank anh aj