K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2021

Dài quá bạn

23 tháng 12 2021

Đề thi thì phải dài chứ sao nếu bạn ko làm đc thì đừng vào bình luận làm mk cứ tưởng có người làm đc cơ

29 tháng 2 2020
  • Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.
  • Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.
  • Sự hình thành và phát triển đô thị, cơ sở kinh tế: Những khu vực được khai thác và hình thành sớm sẽ có điều kiện tốt hơn, phát triển hơn những vùng hình thành sau này. Vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều loại dịch vụ hơn Bắc Trung Bộ.
  • Các nhân tố khác: Những khu vực càng có nhiều điều kiên thuận lợi sẽ phát triển ngành dịch vụ hơn những nơi khó khăn hẻo lánh. Hà Nội có dịch vụ nhiều hơn và phát triển hơn Lai Châu.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ:

- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.

- Con nguời là khách hàng của ngành dịch vụ. Số dân, kết cấu tuổi, giới tính và sức mua của dân cư ảnh hưởng tới quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng, cơ cấu các ngành dịch vụ.

Ví dụ: Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu về dịch vụ y tế, giáo dục, thời trang,...đa dạng và phức tạp hơn. Đối với quốc gia có tỉ lệ người già lớn, dịch vụ bảo hiểm, y tế lại được chú trọng.

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, tạo nên mạng lưới dịch vụ đa dạng.

Ví dụ: Các thành phố lớn ở nước ta đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn và phát triển nhất cả nước (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). Tập trung nhiều trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, nhà hàng...hàng đầu cả nước.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. Nơi có điều kiện tốt, đời sống nhân dân cao nhu cầu hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm dịch vụ lớn hơn (nhà hàng, du lịch, ăn uống, giáo dục..). Ngược lại, ở vùng núi khó khăn nhân dân không có khả năng và nhu cầu lớn về các hoạt động dịch vụ này.

- Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng.