K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

undefined

mời bn vô đây nha, bye bye

15 tháng 10 2021

Qúa đúng,hoặc mua một ''vé báo cáo'' miễn phí để chữa bệnh nhé.Đúng là thánh chôn.Hề chúa,đây là dốc cơ vn,thần hài hước🤪🤪

18 tháng 2 2022

ko tưởng tượng đc luôn bn ạ

❤ khó lắm

HT

27 tháng 2 2022

cho  tui kết quả

 

24 tháng 2 2022

Tham Khao

Mỗi chúng ta sinh ra đều có sứ mệnh của riêng mình. Ta sinh ra là một công chúa được vua cha hết mực yêu thương, dân chúng kính mến. Thế nhưng ta lại không hoàn thành sứ mệnh của mình, đẩy dân chúng và cảnh khốn khổ lầm than, trở thành kẻ tội đồ của cả đất nước. Ta là Mị Châu - con gái vua An Dương Vương. Sai lầm của ta chính là câu chuyện của vua cha, ta và Trọng Thủy.

Kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của 18 vị Hùng vương, cha ta đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc rồi dời đô tới Phong Khê. Cha nhanh chóng bắt đầu xây thành, nhưng kỳ lạ là ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Ông sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, cha nói mình nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đỉ tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Mừng rỡ, cha rước cụ già vào điện, kính cẩn hỏi nguyên cớ xây thành bị đổ và được cụ hồi đáp “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”.

Sáng hôm sau, một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu xung quanh. Rùa Vàng giúp cha ta diệt trừ yêu quái, đến khi xây xong thành ở lại ba năm rồi rời đi. Cha luôn lo lắng thái bình cho nhân dân, vì vậy lúc chia tay, ông cảm tạ: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho cha ta, dặn lấy làm lẫy nỏ, giặc đến, cứ nhằm bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Cha theo lời dặn, sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy gọi là nỏ thần Kim Quy.

Lúc bấy giờ ở đất Nam Hải, có Triệu Đà làm chúa, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng cha có nỏ thần, quân Nam Hải bị thất bại rất nhiều. Triệu Đà chợt không động tĩnh một thời gian. Sau đó, ta thấy hắn xin giảng hòa với cha, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân ta. Mãi sau này, khi quân Đà kéo sang mà nỏ thần mất đi công hiệu, ta mới hiểu mục đích của hắn là hủy đi nỏ thần.

Trọng Thủy gặp ta, khi ấy là một thiếu nữ mắt phượng mày ngài. Trọng Thủy đem lòng yêu ta, dần dần ta cũng xiêu lòng. Chúng ta dần trở nên thân thiết, ta dẫn chàng tới mọi nơi trong Loa thành. Cha ta không nghi kỵ gì cả. Sau một thời gian, vua cha liền gả ta cho Trọng Thủy. Chàng sang ở trong cung điện của cha mà không quay lại nước mình, cùng chung sống. Một đêm, Trọng Thủy chợt hỏi ta:

- Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được?

Ta không để ý nhiều, vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được!

Thấy chàng ngạc nhiên, ngỏ ý muốn xem, ta cho rằng chàng chưa nghe danh nỏ thần bao giờ nên ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, nhìn cái lẫy và khuôn khổ nó hồi lâu, rồi đưa cho ta cất đi.

Sau đó ít lâu, Trọng Thủy xin phép cha ta về Nam Hải. Khi Trọng Thủy quay lại, tôi vui mừng khôn xiết. Thấy vậy, cha liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và ta thì say túy lúy. Hôm sau, thấy chàng bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, ta hỏi:

- Chàng như có gì lo lắng phải không?

Trọng Thủy đáp:

- Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ.

Nghe vậy, ta buồn rầu lặng thinh. Trọng Thủy nói tiếp:

- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Ta tin lời chàng, đau đớn đáp lại:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong, nghĩ đến việc không được gặp lại nhau tôi bật khóc nức nở.

Chỉ ít ngày sau khi Trọng Thủy đi, Triệu Đà bất ngờ đem quân sang đánh. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Quân giặc đã đến sát chân thành, cha mới đem nỏ thần ra bắn, nhưng không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để ta ngồi sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, ta nhớ lời hứa với Trọng Thủy, bứt lông ngỗng ở áo rải khắp dọc đường chạy trốn.

Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy suốt mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con ta định xuống ngựa ngồi nghỉ một lát thì quân giặc đã gần đến. Nhưng đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!

Cha quay đầu nhìn ta. Ngay lúc đó, ta cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình. Hóa ra cầu thân là có âm mưu. Trọng Thủy đã tráo nỏ thần nên nỏ của cha mới không còn hiệu nghiệm. Chàng trở về là để báo cho cha mình đem quân sang đánh Âu Lạc. Bao uấn khúc bấy giờ mới vỡ lẽ. Nhưng tất cả đều đã muộn, cha tuốt gươm, chém ta. Sự đau đớn trên cơ thể không lớn bằng nỗi dằn vặt trong tim. Ta nhìn theo bóng cha đang đi xuống biển, lòng ngập tràn ân hận về tội nghiệt mình gây ra cho ông, cho dân chúng vô tội. Ta thầm cầu mong cha được bình yên mọi sai lầm ta đã gây ra, ta nguyện chịu tất cả sự trừng phạt. Còn Trọng Thuỷ chỉ là một mảnh tình duyên ngang trái, lầm lạc.

HT

21 tháng 3 2023

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chia nước ta ra thành các châu quận để dễ bề cai trị => Chính sách chia để trị

  
19 tháng 12 2016

Những yếu tố tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang :

- Nhu cầu làm thủy lợi...

- Nhu cầu bảo vệ sản xuất bảo đảm cuộc sống định cư lâu dài.

- Nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ.

19 tháng 12 2016

cảm ơn bạn nha

 

4 tháng 3 2022

tham khảo :
câu 1. 

Hình thành. Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.
câu 2.
Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
câu 3

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
câu 4
 1. Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc

a. Về bộ máy cai trị

- Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu-quận, dưới châu – quận là huyện.

 

- Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.

- Chính quyền đô hộ cho xây dựng các thành lũy lớn ở trụ sở các châu-quận như thành Luy Lâu. Bắc Ninh, Tống Bình- Đại La,… và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền. Từ nhà Hán, các triều đại đều áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

b. Về kinh tế

- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt nhân dân ta cống nạp sản vật quý hiếm, hương liệu, vàng bạc. Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.

- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

 

- Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Sử dụng chế độ tô thuế.

+ Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...).

+ Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.

c. Về xã hội và văn hóa

- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Mở trường lớp dạy chữ Hán

+ Áp dụng luật Hán.

+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam.

- Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.