Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyền từ vật này sang vật khác.
Phân tích lực tại vị trí B, theo định luật II Newton ta có:
\(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}=m\overrightarrow{a}\) (*)
Chiếu (*) lên trục Oy chiều dương hướng lên và vuông góc với phương chuyển động, ta có:
\(N-P=-ma_{ht}\)
Để vật rời khỏi mặt phẳng ABC ngay tại B thì \(N=0,P\le ma_{ht}\)
\(\Rightarrow P\le ma_{ht}\) \(\Leftrightarrow mg\le ma_{ht}\Leftrightarrow g\le\dfrac{v_0^2}{R}\Rightarrow v_0\ge\sqrt{gR}=2,8\)
Vậy \(v_{0min}=2,8\) (m/s)
Trò chơi xích đu: khi được cung cấp 1 năng lượng ban đầu, người chơi có thể chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng, thế năng và động năng liên tục chuyển hóa cho nhau.
Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu vì trái với định luật bảo toàn năng lượng (năng lượng không thể tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác).
Động cơ hoạt động được là có cơ năng. Cơ năng này không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (dùng năng lượng của nước hay đốt than, củi, dầu,...).
Không thể chế tạo được động cơ hoạt động liên tục mà không cần cung cấp năng lượng cho động cơ vì trái với định luật bảo toàn năng lượng (năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác).
Quả bóng chịu tác dụng của trọng lực lăn xuống mặt phẳng nghiêng, tổng tất cả các ngoại lực của quả bóng khác 0 nên động lượng của quả bóng không được bảo toàn.
- Mô hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng
Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao.
Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường ray và gắn lên giá đỡ để tạo được mô hình như hình bên.
Thí nghiệm:
+ Thả viên bi từ điểm A trên đường ray.
+ Kiểm chứng xem viên bi có lên được điểm D không?
Kết quả:
+ Viên bi lên gần tới điểm D. Vì:
+ Do trong quá trình viên bi di chuyển từ điểm A trên đường ray, có sự ma sát giữa viên bi và đường ray làm cho cả viên bi và đường ray nóng lên, đồng thời phát ra âm thanh.
+ Năng lượng dự trữ (thế năng trọng trường của viên bi tại điểm A) được chuyển hóa thành động năng để viên bi di chuyển lên gần tới điểm D và một phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng và năng lượng âm thanh.
Chứng tỏ năng lượng được bảo toàn, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- Giải thích:
+ Khi một vật chuyển động lên dốc, công của trọng lực là công cản. Vì thành phần \(\overrightarrow{P_x}\) của \(\overrightarrow{P}\) lên phương chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động, làm cản trở chuyển động của vật.
+ Khi một vật chuyển động xuống dốc, công của trọng lực là công phát động. Vì thành phần \(\overrightarrow{P_x}\) của \(\overrightarrow{P}\) lên phương chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động.
+ Khi một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, trọng lực không thực hiện công. Vì trọng lực vuông góc với phương chuyển động.
Giải pháp làm tăng hiệu suất của quạt điện: lau sạch cánh quạt, tra dầu cho quạt
Lí do: Sau một thời gian sử dụng, cánh quạt sẽ bị bám đầy bụi, làm quạt chạy yếu hơn. Vì vậy nên lau sạch cánh quạt và tra dầu để làm giảm ma sát, tăng công suất sử dụng của quạt, giảm năng lượng hao phí, tăng hiệu suất sử dụng.
Trèo cao ngã đau nha!