Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cái nek bẹn có thể tham khảo mạng được mà,cho nhanh hơn^^
Tham khảo nha !!
Mùa hạ thường có những cơn mưa bất chợt như không báo trước bao giờ.
Bầu trời trong xanh, cao và rộng. Nắng mùa hạ như đang thiêu đốt vạn vật. Cái nắng gay gắt. Cái nắng chói chang làm mọi vật như đang ủ rũ. Rồi bất chợt như ai đem đổ cả nghiên mực lên trời khiến những làn mây xanh như chạy trốn. Cả ông mặt trời cũng chạy trốn, nấp mình sau những chòm mây đen. Chỉ còn lại những đám mây đen ngày càng dày đặc. Gió bắt đầu thổi mạnh. Rồi những tiếng sấm ầm ầm. Sét như những lưỡi gươm tua tủa rạch ngang bầu trời. Không khí như đông đặc lại. Gió mạnh làm những làn cây cong mình như không thể chống đỡ nổi. Gió cuốn bụi mù mịt trên những con đường. Gió làm xào xạc những khóm mía góc vườn. Mọi người hối hả trở về nhà. Những đứa trẻ hồn nhiên hình như lại thích trời mưa. Chúng í ới gọi nhau chạy ra đường như để chào đón trận mưa đang tới. Gà mẹ lục đục dắt đàn con vào tránh mưa nơi những chân đống rạ. Những chú cóc dường như vui vẻ nhất. Nhân dịp này chúng được nhảy ra khỏi những chiếc tổ cũ tha hồ kêu ồm ộp như nói chuyện với ông trời. Những đàn mối bay lượn vui vẻ trong không gian. Mối già bay cao, Mối trẻ bay thấp. Họ hàng nhà mối chỉ góp mặt đông đủ mỗi khi mưa về.
Rồi không bao lâu, trời bắt đầu đổ mưa. Lúc đầu, mưa nhỏ hạt. Rồi những hạt mưa to dần. Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà, trên những tàu lá chuối như những bản nhạc vui nhộn. Rồi mưa mỗi lúc một to. Mưa làm ngập ngụa những con đường. Nước mưa tràn ngập những con ngõ nhỏ. Khắp không gian, một màu trắng của mưa. Mưa xối xả như muốn trút hết nước xuống mặt đất. Những chú cá rô nghịch ngợm lách mình lên khỏi ao bèo. Thấp thoáng trên những con đường xa, những chiếc ô với màu sắc sặc sỡ đang vội vã trở về nhà. Một vài chiếc xe máy phóng nhanh làm nước trên mặt đường bắn tung tóe… Những đứa trẻ đã chạy nhanh vào hiên nhà trú mưa. Nhưng chúng vẫn không thôi nghịch ngợm, vẫn xòe tay ra hứng những hạt nước mưa rơi trên mái nhà xuống với ánh mắt thích thú.
Những cơn mưa đến rồi bất chợt đi. Mưa mùa hạ không rả rích đêm ngày mưa thối đất thối cát như mưa mùa đông, không lấm tấm mưa phùn như mưa mùa xuân. Sau cơn mưa, nước mưa chảy thành dòng trên mặt đường. Mọi vật như được cởi bỏ tấm áo cũ dính đầy bụi bặm để khoác lên mình tấm áo mới vẫn còn lung linh những hạt mưa. Những con đường trở nên sạch sẽ và sáng sủa hơn. Những chú giun chui lên khỏi mặt đất. Rồi chúng lại nhanh chóng bảo nhau trở về tổ bởi mẹ con nhà gà đang ráo riết kiếm mồi. Mọi người lại trở lại với những sinh hoạt bình thường của cuộc sống. Những cậu bé lại kéo nhau chạy ra đường nghịch những dòng nước đầy ắp đang chảy thành rãnh lớn. Những hạt nước mưa đang trườn mình xuống đất từ những tàu lá chuối xanh. Bầu trời lại quang đãng và như cao rộng thêm ra. Không khí sau cơn mưa lại trở nên mát mẻ và dễ chịu. Những nàng gió như cũng hiền lành hơn. Nhẹ nhàng lướt thướt kéo mình qua vạn vật. Sau cơn mưa mùa hạ, bầu trời về phía tây bao giờ cũng đỏ ửng. Cầu vồng xuất hiện với bảy sắc màu kì diệu như muốn làm duyên với không gian bao la. Cơn mưa mùa hạ làm những đọt bàng non rụng xuống, rồi hoa bàng rụng trắng cả một góc sân.
Mưa mùa hạ đến và đi bất chợt. Nhưng chính sự bất chợt đó lại để lại những khoảnh khắc không thể quên. Nó làm dịu đi không khí oi nồng, ngột ngạt của mùa hạ đầy lửa, làm con người dễ chịu, thư thái để cảm nhận hương vị của cuộc sống.
Hè đến, đem theo những tia nắng chói chang làm rạo rực cả lòng người, cái oi ả, cái nóng bức làm con người ta thèm khái cái lạnh của mùa đông, cái mát mẻ của mùa thu. Sau bao ngày nóng như lửa đốt, rồi trời cũng đổ một cơn mưa rào thật to: Rào! Rào! Rào!
Khi những tia nắng gay gắt còn vương lên những hàng cây, những mái nhà, không gian nóng nực, oi ả. Bỗng mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, ông mặt trời khẽ khàng nhường chỗ cho những đám mây đen mới đến kia. Chị gió bắt đầu xuất hiện, phải chăng lâu lắm rồi mới được tự do vui lượn như này nên chị khoái chí lắm, lượn hết nơi này đến nơi khác, hết trêu những chú bướm ngoài vườn, lại chọc những chiếc lá phượng ngẩn ngơ. Rồi những giọt mưa đầu tiên bắt đầu rơi xuống: ‘’ Lộp độp ! Lộp độp !’’ Mưa xuống như trút nước, không gian chìm trong hơi của đất, của mát lành. Không còn cái gay gắt của nắng hạ, lòng ta chỉ cảm thấy cái man mát, dịu nhẹ của cơn mưa rào đầu hạ. Mưa xuống, mát lòng người, cây cối cũng tha hồ tắm mưa sau bao ngày nắng hạn. Người người hối hả chạy đi tìm chỗ trú mưa. Cây cối thì tắm mưa xong bóng nhẫy, lấp lánh, mùi mưa man mác, tiếng mưa tí tách nghe thật vui tai như tạo nên một bản giao hưởng mùa hạ, gần gũi, thân quen mà đặc biệt làm sao.
Em rất yêu cơn mưa rào mùa hạ, yêu cái man mát của mùi mưa, yêu tiếng lách tách của những giọt mưa đậu trên bậu cửa sổ. Yêu mưa rào mùa hạ, em yêu luôn cả mùa hạ thân quen
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Bạn tham khảo ạ!
Tham khảo nha
Ò… ó… o… Tiếng gà gáy dõng dạc vang lên từ trên mái nhà tranh, báo hiệu một ngày mới nữa lại bắt đầu trên quê hương em.
Từ đằng xa, ông mặt trời đủng đỉnh nhô lên trước sự chào mừng của đất trời. Bóng tối từ từ rút lui đi về phía góc xa xôi của khu rừng sau núi. Những cơn gió dần thổi nhẹ hơn, và trở nên mát mẻ hơn chứ không còn mạnh bạo và lạnh lẽo như đêm tối. Ánh sáng dần trở nên rõ ràng hơn. Bầu trời hiện ra trong veo và cao quá. Loáng thoáng vài chú chim dậy sớm, bay liệng vài vòng trên nền trời rồi lại lẩn trốn trong vòm cây. Trên mặt đất, trên tán lá, trên mái nhà ướt đẫm sương đêm. Những giọt sương long lanh dưới ánh sáng ngày mới như hàng trăm hạt ngọc quý mà tiên nữ nào làm rơi xuống trần gian. Bầu không khí lúc này cũng thật dễ chịu, nó trong thành và thơm ngọt mùi đất, mùi cỏ, mùi lá cây. Hít một hơi cho căng tràn lồng ngực thì chẳng còn gì thích bằng.
Dần dần, trời ngày càng sáng rõ hơn, cây cối, hoa lá sung sướng duỗi mình chào ngày mới. Lúc này đây, cả đồng quê mới thực sự thức dậy. Loáng thoáng trong bụi cây, tiếng mấy chú dế nhỏ kêu rả rích. Trong lùm cây, tiếng bầy chim hót líu lo rôm rả vô cùng. Những cơn gió cũng đến góp vui, luồn lách qua từng kẽ lá, tạo nên bản nhạc xào xạc vui tai. Chúng thổi qua những khu vườn xanh tốt, chạy qua cánh đồng lúa rộng mênh mông. Lướt qua mặt hồ sen làm gợn sóng lăn tăn. Rồi bay vút lên cao đón ánh mặt trời. Lác đác trong vườn, đã có vài chú bướm, chú ong nhỏ siêng năng kéo nhau đi tìm mật. Chúng lễ phép chào hỏi từng bông hoa bằng cái cụng đầu rồi mới ghé vào hút mật.
Dưới những mái nhà tranh đơn sơ, mộc mạc, mọi người cũng đã lục đục thức dậy. Người ra mở cổng, quét sân, người ra bếp lục đục nấu đồ ăn sáng, người tranh thủ ra thăm, tưới nước cho vườn rau. Bận rộn mà hạnh phúc. Tiếng chổi tre sàn sạt dưới nền sân, tiếng xoong nồi lách cách, tiếng tưới nước rào rào, tiếng mẹ gọi con í ới… Tất cả tạo nên một bản nhạc rộn ràng của ngày mới, một bản nhạc của cuộc sống sinh hoạt bình dị thường ngày.
Mỗi ngày mới bắt đầu, em luôn cảm thấy vô cùng vui vẻ và tràn đầy sức sống. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Hôm nay mình học bài đấy minh cũng đã lập dàn ý xong ở lớp rồi. Mình giúp bạn nha !
1. Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
2. Thân bài:
Diễn biến của cơn mưa:
- Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
- Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
- Mưa xối xả, mưa như trút nước.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
- Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng.
- Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào.
- Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng.
Sau cơn mưa:
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Trời trong veo không một gợn mây.
3. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
-Mai tôi sẽ đi Hà Nội
-Hôm qua cậu đi đâu đấy?
-Chao ôi! Con chó nhà cậu mới đẹp làm sao!
-Thầy giáo nói: Ngày mai thầy sẽ đi Hà Nội
1. em đang phụ giúp cha mẹ công việc nhà.
2.bài này làm kiểu nào nhỉ?
3. ôi! khu vui chơi này tuyệt quá!
4. tôi bảo chị :
- chị ơi , chị giảng cho em bài này với ạ .
Đã có ai là chưa từng dự một ngày tết Trung Thu? Được bố mẹ cho đi chơi, ăn bánh dẻo,bánh nướng, rước đèn phá cỗ rồi cả hát hò, nhảy múa,...? Bao chuyện hay như vậy nhưng tôi chả nhớ, chỉ nhớ mỗi một kỷ niệm Trung Thu mà tôi nhớ nhất cách đây ba năm. Giờ thỉnh thoảng ngồi nhớ lại, tôi vẫn hay ngồi cười một mình.
Trung Thu năm đó, tôi về quê để chơi Trung Thu. Nhưng chả hiểu sao, hôm ấy lại có chuyện khiến cả xóm nhớ mãi. Tối hôm đó, khi chỗ nào cũng thấy trẻ con thì tôi bỗng nghe thấy tiếng một vài đứa trẻ đầu làng cãi nhau. Chả hiểu chuyện gì mà đứa nào cũng nói nặng lời với nhau.
- Hình như tụi nó đang cãi nhau đứa nào ném bóng bay nước lên nhà bác trưởng xóm đấy!
Cái Nguyên - con nhà bác Hoa lên tiếng. Tôi cũng nghĩ là bác trưởng xóm sẽ không cho qua chuyện này đâu vì năm nào bác cũng nhắc rồi mà!
- Mày là đứa ném, tao đâu có làm!
Cái thằng Bảo- lớn nhất hội hét lên. Nó năm nay 9 tuổi nhưng đầu gấu thì không ai bằng. Cái dáng nó to béo, mập mạp, đúng cái tuổi ăn tuôỉ lớn. Nhưng mấy thằng khác đâu có chịu thua,thằng nào cũng gân cổ lên cãi y như mấy chú gà chồng vươn cái cổ ra mà gáy. Thằng nào cũng hặm họe nhau, còn đang định đánh nhau thì bác trưởng xóm lên tiếng:
- Anh nào gây ra thì tự giác nhận, không tôi cho vào trại giáo dưỡng bây giờ, sao mà nghịch dại thế. Vừa tốn nước,lại còn nguy hiểm. Vào nhà thì không sao, chẳng may ném trúng vào ông cụ, bà cụ hay đứa nhỏ nào thì sao? Anh nào làm thì nhận đi?
Vậy mà thằng nào thằng này không chịu nhân.thằng này xô thằng kia. Người lớn thì đứng chép miệng, trẻ con thì bàn tán xôn xao, những tiếng cười khúc khích phát ra từ những kẽ tay,... Bỗng, trong đám đong, một thằng bé trạc tuổi thàng Bảo đi ra, đứng trước mặt bác tổ trưởng. Trông nó lo lắng quá, ánh mắt nó đậu hết xuống đất, không dám nhìn thẳng. Tay, chân thì cứ nắm vào nhau, trông đến khổ. Giọng nó cất lên, nghe run run:
- Con xin lỗi bác ạ, con chỉ cầm quả bóng nước chơi, không may quá đà ném thẳng vào nhà bác. Con xin lỗi ạ!
Giọng nó cứ thế yếu dần,nó còn nói điều gì nữa nhưng tôi chả nghe thấy gì, chỉ biết gương mặt bác tổ trưởng dãn ra, đôi lông mày chả còn cau có, gương mặt chẳng còn nét giận dỗi nào, chỉ còn lại một nụ cười tươi trên khuô mặt bác. Bác hiền từ bảo nó:
- Lần sau con phải nói ra sớm, không bác lại đổ oan cho bác khác. Con biết nhận lỗi vậy là ngoan, bác không truy cứu nữa.
Bác nói tiếp:
- Lần này, bác sẽ không truy cứu nữa, nhưng lần sau sẽ truy cho tơí cùng.
Cả bọn trẻ ôm bụng cười. Vậy là đêm Trung Thu vẫn được tiếp tục. Chúng tôi ăn uống linh đình, nói chuyện rôm rả. Ông Trăng hôm ấy cũng thật hiền, tròn vành vạnh như cái đĩa và ông vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, soi sáng tâm hồn chúng tôi trong đêm Trung Thu...
Hok tốt
Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.
Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”
Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.
Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!
Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng