K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

Bài này là bài thơ"À ơi tay mẹ"của Bình Nguyên nhé

12 tháng 9 2016

Mình chả biết

19 tháng 12 2016

Bố thì mình không biết nhưng mình biết cô giáo say sưa giảng bài

24 tháng 3 2022

1. Thơ sáu chữ. 2 khổ thơ

2. Nhân hóa (thời gian chạy qua tóc mẹ). Tác dụng: khiến cho bài văn hay hơn, có cảm xúc hơn.

3. Chạy ở đây nêu lên cảm xúc buồn bã và tiếc nuối của tác giả , ý chỉ thời gian đã trôi qua rất nhanh nên mái tóc của mẹ giờ đây đã bạc màu. Từ chạy ở đây là nghĩa chuyển.

4. Hãy luôn biết ơn, hiếu thảo và yêu thương bố mẹ - người luôn cho ta những điều tốt đẹp nhất

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong câu chuyện Nếu cậu muốn có một người bạn, nhân vật hoàng tử bé đã để lại trong em rất nhiều những cảm xúc thú vị. Hoàng tử bé là một nhân vật đang trên đường đi tìm con người của hành tinh Trái Đất. Ở đây, cậu đã gặp được cáo - người bạn đầu tiên của mình. Cậu bẽn lẽn, ngập ngừng khi được học cách cảm hóa một người bạn. Cái cách mà hoàng tử bé lặp lại những câu nói khiến em cảm thấy rất thích thú. Bởi, tuy còn chút e dè, cậu vẫn đã sẵn sàng mở lòng đón nhận cho mình một người bạn “khác lạ”. Tình bạn ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ ấy của hoàng tử bé và cáo đã khiến câu chuyện trở nên đậm chất thơ hơn bao giờ hết. Nhân vật hoàng tử bé cũng theo đó mà để lại dấu ấn khó mờ phai trong lòng người đọc.

3 tháng 10 2021

Cảm ơn cậu nhìu ))

29 tháng 6 2023

Câu 8: 

Điệp từ ''trông'' trong bài được nhắc lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự quan sát, nỗi lo lắng nhiều bề của người nông dân với thiên nhiên. Trong lòng họ luôn canh cánh một nỗi lo về vụ mua, phải khi nào thiên nhiên thật sự tốt, yên bình thì họ mới yên lòng

TLV:

Gợi ý cho em các ý:

Mở đoạn: Ví dụ: Con đường đến trường là con đường đẹp và bình yên nhất mà em từng đi...

Thân đoạn:

Bàn luận:

Giới thiệu về con đường đến trường em:

+ Con đường đến trường trông như thế nào?

+ Bao gồm những gì? (Cảnh vật, nhà cửa, con người...)

...                              

Cảm nghĩ của em về con đường ấy?

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em về con đường ấy.

_mingnguyet.hoc24_

29 tháng 6 2023

Câu 8:

Nhấn mạnh được ý nghĩa về sự khổ nhọc của người làm nông nghèo khó, chỉ mong cho trời đất mưa thuận gió hòa từ đó gợi cảm xúc thấu hiểu, yêu quý thành quả lao động là hạt gạo của người nông dân đến đọc giả.

II. Phần tập làm văn

Một số ý:

- Mỗi ngày đi học em bước ra khỏi cổng nhà và bắt đầu hành trình trên con đường quen thuộc. Con đường này đã dẫn em từ ngôi nhà của mình đến trường học (nơi em được tiếp nhận tri thức từ thầy cô và gặp gỡ bạn bè).

- Con đường đi học ấy được bao phủ bởi những hàng cây xanh mát, tạo nên một không gian yên tĩnh và dễ chịu. Em có thể nghe tiếng chim hót và cảm nhận hơi gió nhẹ thoảng qua khuôn mặt mình rất thoải mái. Đôi khi, ánh nắng mặt trời chiếu qua những tán cây, tạo ra những đốm sáng rực rỡ trên đường đi trông thích mắt vô cùng.

- Có lúc khi đang đi trên đường em  gặp gỡ những người quen hàng ngày là các bà cụ đang đi dạo, những em học sinh khác cũng đang đi học giống mình. Em và mọi người trao nhau những lời chào thân thiện, tạo nên một không khí gần gũi hòa đồng trên đường.

- Từng bước chân của em vang lên trên mặt đường, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng và đều đặn.

+ em cảm nhận được sự sống động xung quanh, âm thanh xe cộ và tiếng cười của trẻ em chơi đùa.

- Sau cùng thì em đến trường, được trải qua những giờ học thú vị bổ ích.

+ Con đường đi học hàng ngày không chỉ là một phần của tuổi thơ em mà còn là một hành trình tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

K hi còn bé tôi vẫn được nghe mẹ hát ru, thường thì lời ru là những câu ca dao hoặc những bài đồng dao,… nhưng cũng có khi đó lại là những vần thơ nói về Đồng tiền Vạn Lịch kể lại một câu chuyện mà sau này tôi mới biết nội dung như sau:

    “Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.    Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:    - Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.***    Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:    - Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?    - Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.    Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm.    Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời.   Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:    - Đã chơi được với ai chưa?    - Chưa   Vợ lắc đầu nói một mình rằng:    - Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!    Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.    Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng:    - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?   Hắn đáp:    - Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.    - Thế bây giờ có dựng lên được không?    - Làm gì mà chả được.    Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.    Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:

 

Biết rằng anh vẫn đi buôn,Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.Dù anh buôn bán xa gần,Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

 

    Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”.    Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này. Tôi đã tìm trên Google và Wikipedia chỉ thấy truyện kể bằng văn xuôi, nhạc, kịch nhưng không thấy truyện kể theo thể loại thơ. Tình cờ ba tôi – Khánh Hà – cho biết xưa ông đã có tập thơ này. Vì biến cố 54 ba tôi không kịp mang theo nhưng vẫn thuộc chúng. Được chúng tôi thúc giục, ba tôi đã dành trọn 3 ngày để viết lại. Năm nay ông cụ đã 84 tuổi nhưng ông vẫn nhớ gần như đầy đủ. Tuy vậy có một vài chỗ không nhớ chính xác lắm rất mong tìm được chính bản.

2 tháng 5 2018

ảng sáng ngày hôm nay, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc lên từ phía bên kia những cao ốc.  

Bước ra khỏi phòng, đứng hít thở cái không khí trong lành của buổi sớm mai mát mẻ và tĩnh lặng, tôi như nghe được âm thanh của những ngọn gió sớm đang nô giỡn sau những chậu cây, nghe được tiếng bước chân xô đẩy của những tia nắng mặt trời đang hối thúc xếp hàng để toả sáng, và như nghe được nhịp đập đều của trái tim mình trong buổi bình minh.  

Mặt trời vươn cái đầu của mình lên từ phía đằng xa xa, phía những ngôi nhà thấp lè tè bên dòng kênh Nhiêu Lộc nằm đối lập với những cao ốc đang xây dựng chọc thẳng lên bầu trời còn đang nhuộm một màu chàm.  

Bị thời gian đánh thức, những tia nắng sớm còn ngái ngủ rón rén bò lên những nóc ngôi nhà thấp chủm đằng xa, rồi cựa mình chạy nhảy qua những thân cây sao cao vút, rồi tỉnh giấc leo trèo lên những bức tường kiếng khổng lồ của những building sáng lóa, và rồi reo hò sung sướng để chiếu sáng lòa cả một vầng trời từ phía xa xa của Sàigòn đang chập chờn tỉnh giấc.  

Tôi đứng nhìn về sự chuyển dịch của thời gian đó, bất động, mặc cho những tia nắng sớm soi rọi con người tôi. Mặt trời thong thả vươn những ngón tay dài xoa đỉnh đầu tôi, rồi mơn man xuống mắt, xuống mũi, xuống cằm, và rồi càng lúc càng nhanh, những ngón tay ánh sáng đó lan ra cả hai vai, lan ra trước ngực, và ào một cái, gót chân tôi đã thấm đẫm một vũng ánh sáng, cái thứ ánh sáng của buổi sớm mai, mang một chút sắc vàng nhẹ nhàng, mang một chút sắc trắng lung linh, mang một chút sắc hồng ấm áp và mang một chút sắc xanh của cả bầu trời đang bừng sáng phía trên cao.  

Phía đằng xa, những tia nắng đã len lỏi vào những ô cửa sổ, xuyên qua những tấm màn để đánh thức người ta dậy. Phía đằng gần, ánh sáng của buổi sớm mai đã soi rọi cho những người bán hàng sớm quét tước, dọn dẹp để chuẩn bị cho một buổi chợ sáng.  

Những âm thanh bắt đầu vang lên từ mọi phía xung quanh mình. Bắt đầu là khe khẽ xa xa, rồi rì rầm đâu đó, rồi râm ran, rồi rỉ rả, rồi xì xào và bắt đầu từ đó, sự biến chuyển của âm thanh đã không còn dừng lại được nữa.  

Những tiếng động mà tám triệu con người đang lục đục gây ra phía dưới đất kia như đang bơm những hơi âm thanh vào một trái bong bóng khổng lồ, để nó bay lên cao, lên cao nữa và cuối cùng khi nó đã ở ngay trên đỉnh đầu của hà nội, thì nó tới hạn, và những mớ âm thanh hỗn độn đó xé toạc lớp nilon mỏng manh kia để lao xuống trở lại nơi nó đã được sinh ra với tất cả hân hoan và sung sướng của sự giải thoát.  

Từ xa xưa, con người đã biết dùng âm thanh và ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sợ hãi và tiếp thêm sức mạnh cho mình. Thì ngày hôm nay, ngay lúc này, âm thanh và ánh sáng cũng vẫn làm đúng chức năng đó của mình từ triệu triệu năm trước…  

Bắt đầu từ giây phút đó, cũng giống với tám triệu con người khác ở Hà nội, tôi quay trở vào nhà và chuẩn bị cho một ngày mới, vô cùng bận rộn nhưng cũng vô cùng tươi đẹp!  

Tôi thích cái cảm giác khi ngồi viết một entry vào buổi tảng sáng như vầy!

2 tháng 5 2018

- Không chép mạng nhé :))

20 tháng 9 2021

đề bài đâu làm sao trả lời được

20 tháng 9 2021

vào chỗ ngữ văn 6 tui bỏ đề trong đóa đóa!!!!

15 tháng 8 2021

Câu 3:

a)xe máy,xe đạp

b)hoa lan,hoa cúc

c)theo lũ bạn lên đê thả diều,đuổi bắt

d)trong mát,chảy hiền hòa.

TICK GIÚP MIK NHA CẢM ƠN^^

4 tháng 9 2016
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ  

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...1. Sự việc trong văn tự sựNói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:(1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.2. Nhân vật trong văn tự sựa) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới- Mị Nương: không- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rể; Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
4 tháng 9 2016

bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với

18 tháng 2 2022

tk

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con” câu thơ thể hiện sự hạnh phúc của người cha. Người cha như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. ... Cha hi vọng con sẽ mang khát vọng của con cũng chính  mang theo hi vọng của cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời

18 tháng 2 2022

Tham khảo

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con” câu thơ thể hiện sự hạnh phúc của người cha. Người cha như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. ... Cha hi vọng con sẽ mang khát vọng của con cũng chính  mang theo hi vọng của cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời