Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chưa nghe thấy váy dài bao h chhỉ thấy áo dài thôi
Chế tiếp:
Em đây cũng rất đẹp trai
Bạn nào bạn ấy mê hoài ko xong
Hết(chỉ thêm mtả độ đẹp trai của mik thôi)
Thu Hà Nội
Thu lại trở về bên Hà Nội
Về lại ấm áp thổi nồi xôi
Nhớ bóng mẹ già đơn chăn gối
Bên chõng tre xưa chiếc giường tồi.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Cung trăng thằng Cuội lên trên ở
Nói dối coi chừng rụng hết răng!
Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bạn tham khảo ạ ((:
1. Vào Xuân
Nắng ban mai reo rắc cung đàn
Tiếng nẩy chồi vườn lộc kết xuân
Em có nghe lòng đang rạo rực
Cánh môi trần mộng đỏ cười duyên. (-st: Ánh Hạ)
2. Sầu Tím
Chiều Mây hỏi Núi có buồn không?
Về xa mấy dặm nhớ mênh mông
Vầng Trăng một bóng Người đâu biết
Có kẻ chiều nay bước theo chồng.
Ta chúc em rượu nhạt lời không
Vườn thưa đâu ngõ cánh thiệp hồng
Bên nhau hai đứa thầm ghi khắc
Nay về Tên ấy bỏ đầu Đông.. (st: Ánh Hạ)
3. Tình Yêu-Toán Học
Tìm giả thuyết khi tình Bội Số
Mang Đạo Hàm vào ngõ tìm em
Giải Tích Phân đi về xóm cũ
Chứng Minh Rằng:bài toán tình yêu.
Tìm Căn Thức tình em bỏ lại
Nghiệm Chia Hai khoảnh khắc nụ cười
Và Ý Nghĩa Phương Trình độc thoại
Xa người!Định Lý Đảo tim tôi.
Tìm lời thể như tìm Ẩn Số
Tựa Cos-Sin chắn ẩn hai người
Tag-Cotag không về chung ngõ
Em hững hờ Vô Nghiệm tình tôi..(st:Ánh Hạ)
PP/ss: Nguồn: Mạng Oppa
Làng tôi nép mình cạnh bờ sông
Mà tôi lại có một cánh đồng
Cánh đồng thì lại cạnh bờ sông
Bạn biết cánh đồng ở đâu không?
Làng tôi nép mình cạnh bờ sông
Sáng ra mở mắt nhìn đàn nghỗng
Chiều chiều thấy mẹ đứng trổng mông
Có ai biết mẹ làm gì không?
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Chia làm 3 chặng
+ 1945- 1954:
- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)
- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
- Thể loại:
· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)
· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)
· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)
+ 1955 - 1964:
- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.
· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)
· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)
· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)
- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.
+ 1965 - 1975:
- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi:
· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)
· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)
· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc
o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.
o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận
o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…
· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.
c. Những đặc điểm cơ bản
c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.
+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.
c.2. Nền văn học hướng về đại chúng
+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.
+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…
+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.
+ Khuynh hướng sử thi:
- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.
2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.
+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.
b. Những chuyển biến và một số thành tựu
+ Thơ:
- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)
- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)
+ Văn xuôi:
- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)
- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)
Ø Nhận xét:
+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.
+ Đề tài: phong phú, đa dạng.
+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.
+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.
III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
Gợi ý giải đề
Đề 1:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.
+ Hướng dẫn:
- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)
· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.
· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.
- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)
· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.
- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)
· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.
· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)
Đề 2:
+ Phân tích đề:
- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.
- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.
- Cụ thể (trọng tâm)
· Chặng 1 (1945- 1954)
· Chặng 2 (1955 – 1964)
· Chặng 3 (1965- 1975)
- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)
· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí
· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).
Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.
Đề 3:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.
- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.
- Mỗi đặc điểm:
· Phân tích ngắn gọn
· Lấy dẫn chứng:
o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)
o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.
Đề 4:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hình thức: trình bày khái quát.
+ Hướng dẫn:
Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.
- Những chuyển biến và một số thành tựu.
- Nhận xét.
Xuân đã về chưa Hà Nội ơi?
Ta về lồng lộng gió lưng trời
Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy
Nửa dường nhung nhớ, nửa xa xôi.
Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây
Mây pha màu khói, khói pha mây
Mùa xuân thấp thoáng như cô gái
Nắng hồng bẽn lẽn, má hây hây.
Ta theo tìm em giữa phố xa
Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa
Bao màu ngói đỏ tươi son mới
Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà.
Là đã bên nhau rồi đó em
Mùa xuân Hà Nội buốt hơi kem
Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió
Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm.
ÁO DÀI
Dưới nắng tung tăng bóng áo dài
Thoảng theo làn gió nhẹ lung lay,
Ôi màu áo trắng thời xa vắng
Cho mắt ai buồn theo... ngẩn ngơ
Nụ cười hoan hỉ ..
hảy giữ trên môi mãi nụ cười .
Trãi lòng từ ái khắp mọi nơi .
Nổi buồn ẩn chứa tiêu tan hết .
Cho người nhìn thấy ngập tràn vui .
Bỏ đi vọng ngữ .. mang so sánh .
kẻ thấp ! người cao chớ bận lòng
Tật tánh tùy người ! rồi ắt sữa ,
Tâm từ đúng bậc , tất "chân nhân"
Thế gian "hữu phước" Ta tồn tại .
Trí tuệ dồi trao, góp sức người .
Không hổ danh, "đời" trong, trời đất
hồn nhiên trọn kiếp. "chọn an vui"
Tôi xin tặng bạn một bài thơ
không gian im lắng bụi sương mờ
Bài thơ cảm hứng,thơ bảy chữ
Đó là sự thực chẳng phải mơ
Bài thơ bảy chữ chẳng phải hay
Mong sao bạn hãy đừng tẩy chay
Hãy lưu,hãy giữ và hãy đọc
Chúc bạn sẽ gặp nhiều điều may
Làng tôi cũng có sông cùng núi
Núi nhỏ, con sông chảy lặng lờ
ngày ngày, tàu thuyền về neo đậu
Cảnh vật yên tĩnh tựa trời mây
1 khổ thôi nhé
Nâng ly ta cụng với mùa xuân
Gỡ hết sầu tư vấy bụi trần
Phơi tấm đợi chờ cho gió cuốn
Để tình trọn vẹn chữ ly phân
Tham khảo:
Một sáng thu đông gió mát trời
Không cùng xanh thẳm đến chơi vơi
Thướt tha nắng mới reo ngoài cửa
Tưởng nắng gọi vào, gió rủ chơi