Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Phép so sánh thứ nhất đước sử dụng trong đoạn thơ là : " Những ngôi sao thức ngoài kia /Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"
=> Đây là phép so sánh kém .
- Phép so sánh thứ hai được sử dụng trong đoạn thơ là : Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
=> Đây là phép so sánh ngang bằng
Phép so sánh có tác dụng thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ. So với những ngôi sao trên bầu trời cao, sự hi sinh của mẹ còn vĩ đại hơn nhiều. Mẹ là người đã không quản gian nan, khó nhọc, không quản thức trắng đêm thâu để quạt mát cho con ngủ. Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống cả đời của mẹ.
1. Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của dòng 6 vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 (vần e) và tiếng thứ 8 của dòng 8 vần với tiếng thưa 6 của dòng 6 (vần oi)
2. Cách ngắt nhịp dòng 6: 2/2/2; dòng 8: 4/4
3. Nhân vật trữ tình: đứa con
Đối tượng trữ tình: người mẹ
4. Biện pháp tu từ nhân hóa: những ngôi sao "thức"
Tác dụng:
+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ
+ Tô đậm và làm nổi bật tình yêu, công ơn, sự hy sinh của người mẹ
5. Hình ảnh so sánh kia được so sánh với ngôi sao và ngọn gió. Qua đấy ta thấy được phẩm chất của người mẹ:
+ Giàu tình yêu thương dành cho những đứa con của mình
+ Giàu đức hi sinh, sẵn sàng chịu vất vả để đứa con được ngủ ngon giấc
Từ ghép (Chính phụ).
Hiệu quả: Tăng tính biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ thêm sinh động, gần gũi hơn.