Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ "Tiếng gà trưa"
*Đó là tình cảm bà cháu yêu thương, chăm lo, đùm bọc nhau trong cảnh nghèo khó.
*Bà yêu thương, chăm sóc dạy bảo cháu. Cháu kính trọng, biết ơn và yêu quý bà
=> Đây là tình cảm hết sức bình dị mà đằm ắm, thiết tha, tình cảm cao dẹp, đáng trân trọng
" Bà " - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….
Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác…cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."
Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. "Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"
trên này đã có rất nhiều bài tương tự rồi bạn ạ. Bạn ấn vào câu hỏi tương tự để tìm đáp án phù hợp cho bạn nhé!
mk nghĩ là bố cục bài văn biểu cảm gồm mấy fần? đó la những fần nào? hay là lập dàn ý j đó. Mk cx hk chắc vì trg mk chỉ cho vt 1 bài văn hoy, hk có trả lời lý thuyết
a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :
+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !
+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .
+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .
+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .
+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .
_ Những yếu tố suy ngẫm :
+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .
+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .
b) Tác giả triển khai các ý qua nội dụng và nghệ thuật .
2.
Lời ăn tiếng nói
Ngày lành tháng tốt
Bách chiến bách thắng
Một nắng hai sương
No cơm ấm dạ
Sinh cơ lập nghiệp
Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
· Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
· Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
· Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
· Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Câu 3:
- Hình ảnh người bà:
· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.
· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
· Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
· Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
· Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
đọc bài này của mình nhé
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó. Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con". Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
hết
Tuổi thơ đó là quãng kí ức đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Dù là kỉ niệm vui hay buồn, mỗi khi kể về kí ức tuổi thơ, trong lòng lại rộn lên niềm vui man mác, nụ cười mãn nguyện nở trên môi. Đối với tôi, niềm vui lớn nhất của tuổi thơ là ngày khai trường đầu tiên.
Với bất cứ ai đã là học sinh, chắc hẳn không thể quên được ngày trọng đại này – Ngày khai trường đầu tiên. Nó đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của con người, hé mở ra cánh cửa tri thức rộng lớn bao la.
Nhớ lẩm buổi sáng mùa thu năm đó, trời cao và trong xanh đến lạ. Nắng vàng ươm rót mật xuống vạn vật. Trên cành cây, chim ca ríu rít. Tối hôm trước, tôi soạn lại sách vở đồ dùng lần cuối, rồi lên giường đi ngủ thật sớm, không xem băng hoạt hình nữa. Nhưng vào giường, mẹ dỗ mãi tôi không chịu ngủ. Trong lòng tôi cảm thấy bồn chồn, háo hức khó tả. Tôi dậy sớm, ăn sáng, tự tay mẹ mặc đồng phục mới, chải đầu cho tôi. Mẹ vui miệng đọc:
Hôm nay bé đi thi
Bé dậy từ gà gáy
Ngồi trên xe bố lai
Bé tung tăng tới trường.
Tôi cười toét miệng: "Con đi học chứ”. Bố lai tôi đến trường, trên đường đi, bố mua một quả bóng bay buộc vào cổ tay tôi. Ngồi trên xe, tay tôi cứ vung vẩy, làm quả bóng bay giật giật, đến là thích thú. Bố dắt tôi vào trường. Tôi nhảy chân sáo đi bên bố, trong lòng vui sướng, rạo rực. Tôi nhìn ai cũng thấy yêu, ngắm cái gì cũng thấy thân thiết. Trường tiểu học trang hoàng thật đẹp. Cờ hoa, treo khắp các cành cây, khẩu hiệu to và đẹp treo chính giữa lễ đài. Bố dắt tôi vào xếp hàng cùng các bạn. Bố chỉnh lại quần áo, kiểm tra lại sách vở xoa đầu tôi rồi mới ra về. Bao giờ bố cũng chu đáo với tôi như thế. Tôi xếp hàng, có một chị học sinh tới dắt tôi. Tôi thấy hồi hộp quá, lo lắng, sợ nữa. Tôi toát mồ hôi, mắt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Tôi cố gắng bình tĩnh lại. Tôi tự trấn an mình: "Mình không sợ, không khóc nhè, mình học lớp một rồi”. Tôi diễu hành qua lễ đài. Bao cánh tay đang vẫy chào tôi. Tiếng cô tổng phụ trách hồn hậu: "Chào mừng các em, từ nay các em đã là học sinh học dưới mái trường tiểu học, hãy cố gắng phấn đấu học tập, chăm ngoan, các em nhé". Tôi thấy vui biết bao, hạnh phúc biết bao, bước chân như sải rộng hơn, mình như cao hơn, bộ quần áo như chật đi, sách vở trên vai yêu mến biết chừng nào. Tôi còn vui đến nỗi muốn hét to lên: "Em đi học rồi, đi học cùng các anh các chị”. Tôi yêu cái cây, yêu dãy cờ đò bay phấp phới theo gió. Tôi yêu mái trường này biết mấy. Tôi cảm thấy tự hào, mình lớn rồi, chí ít là so với hồi học mẫu giáo. Đã qua rồi cái thời chơi đồ chơi và ăn bột trong nhà trẻ. Bây giờ, chỉ có sách vở bút thước sẽ luôn tiến bước cùng tôi. Bố mẹ ơi, con sẽ nhớ lời bố mẹ dặn, phải cố gắng học tập, con là niềm tin của bố mẹ. Ngày khai trường, ngày khai trường đầu tiên của tôi!
Với mỗi người, mỗi lần được điểm cao, một lần được tuyên dương hay đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi đều là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đáng nhớ. Nhưng ngày khai trường đầu tiên còn có ý nghĩa đặc biệt, to lớn hơn nhiều. Nó mở ra kho tàng tri thức vô bờ, mở ra những thử thách, khó khăn buộc đứa trẻ phải quyết tâm vươn lên, nó là sợi dây gắn kết đứa trẻ với thế giới bao la, muôn sắc màu. Và trong đó, gia đình, nhà trường đóng vai trò thật quan trọng.
Ôi! Tôi trải qua bao lần vui sướng, bao lần hạnh phúc và tất cả đều khiến tôi toát mồ hôi, mặt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Cảm giác lạ kì ấy phải chăng đã theo tôi từ ngày khai trường đầu tiên – ngày khai trường tôi không bao giờ quên.
Từ một phẩm chất tốt trở thành bệnh
"Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thể là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến khi nào thì những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích? Suy cho cùng, nếu diễn dịch bằng thuật ngữ thông thường, sự khác nhau căn bản giữa thành tích và bệnh thành tích chỉ là sự khác nhau giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái. Và yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt đó chính là sự có mặt hay không của lòng trung thực. Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta. Không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội..."