K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2016

bai nay lap dan y nha

 

5 tháng 7 2016

Làm xao mà hỉu nổi...oho

26 tháng 11 2016

‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.

Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.

Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.

Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không

vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.

Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:

‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.

Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:

‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’

Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.

 
26 tháng 11 2016

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.

 

24 tháng 12 2016

* Cảnh vật được miêu tả:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tả cảnh đêm trăng và thi nhân

- Rằm tháng giêng: Tả cảnh đêm trăng trên dòng sông với không gian rộng bao la, tràn ngập ánh trăng.
 

* Tình cảm được thể hiện:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả trong đêm trăng thanh tĩnh ở nơi xứ người.

- Rằm tháng giêng: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

26 tháng 12 2016

mơn linh nha

4 tháng 12 2018

Trong chương trình Văn 7 có rất nhiều bài thơ ngắn gọn mà chứa chan tình ý. "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ tứ tuyệt thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ...
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Vịêt Nam. Bác còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình thế cách mạng vô cùng gay go phức tạp. Cúôi năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch. Sau chiến thắng buớc đầu, một đêm trăng chiến khu, Bác Hồ ngồi làm việc giữa núi rừng. Bất chợt, lòng Bác nghe "tiếng hát xa":
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà"
Bài thơ đuợc viết theo thể tứ tuyệt. Đây là một bài thơ đẹp. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nguời lãnh tụ. Đó là một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Chính tâm hồn ấy đã khiến Bác kính yêu nghe "tiếng suối trong" thành "tiếng hát xa". Bác đã sử dụng thành công biện pháp so sánh trong hai câu thơ đầu. Chính cái tiếng hát ấy khiến Nguời dừng công việc. Nguời khám phá ra một cảnh vật chan hoà ánh trăng:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nếu câu thơ thứ nhất đưa nguời đọc đến với thanh âm trong trẻo thì câu thơ thứ hai lại vẽ nên một hình ảnh lấp lánh. 
Câu thơ này tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm là cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Cảnh vật thật nên thơ nhuốm màu sắc tiên cảnh. Nguời ngồi giữa vầng sáng ấy mang dáng lấp lánh một tiên ông... Âm thanh đẹp, cảnh đẹp, nhưng đẹp nhất chính là lòng yêu nuớc sâu nặng của Bác Hồ:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà"
Đêm nay, giữa rừng núi Việt Bắc, Bác thao thức lo cho nuớc, cho dân. Và đã bao đêm rồi, Bác ko ngủ "vì lo nỗi nước nhà"?
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác ko ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh"
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
"Cảnh khuya" là bài thơ tứ tuyệt miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Khép lại bài thơ, còn mãi trong em tâm hồn nhạy cảm, lònng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Bây giờ Bác đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng. Đất nuớc Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh như lòng Bác hằng mong uớc. Kính mong Bác hãy yên giấc ngủ, Bác Hồ ơi!

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Mgid

Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay

Xoá sổ giun sán kí sinh trong cơ thể với mẹo từ thiên nhiên

Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày!

My Weight Loss

Kiếm 16 triệu mỗi 60 phút từ máy tính của bạn

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Kết luận Cảm nhận Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

14 tháng 11 2017

Cảnh khuya:
Bài thơ được Bác viết tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1947- khi chiến sự đang diễn ra vô cùng ác liệt.

Rằm tháng giêng:
Bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy.

14 tháng 11 2017

Cảnh khuya : viết tại chiến khu việt bắc vào thời kì đầu kháng chiến chống thực dân pháp năm 1946-1954

Rằm tháng giêng : sáng tác vào thơi điểm trăng rằm , khi ấy nhà thơ cùng các cán bộ đảng họp bí mật trên con thuyền . Nhân buổi đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy bác đã làm bài thơ để ghi lại khoảng khắc đẹp đó

Học tốt nhá banhqua

6 tháng 12 2016

1) Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Rằm tháng riêng

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

 

* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
*Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
*Bố cục: Mỗi bài đều có bố cục 2 phần:
- Hai câu đầu:cảnh đêm trăng ở Việt Bắc
- Hai câu sau: tâm trạng của Bác Hồ
*Nội dung
- Vẽ nên bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc sống động, nên thơ.
- Bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân.
Tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên, lòng yêu nước và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
- Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng thiết tha với đất nước của Bác.
- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc huyền ảo, tràn đầy sức sống.
~>Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan.
*Nghệ thuật
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, di?p t? . Ngôn từ bình dị, gợi cảm với nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp có màu sắc cổ điển và mang đậm tính thời đại
-Biện pháp lặp từ ngữ, ngôn từ gợi hình, gợi cảm,nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển.
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Sử dụng hiệu quả biện pháp điệp từ.
-Ngôn từ bình dị, gợi cảm.~>Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

 

 

 

6 tháng 12 2016

2)

Bài Sông núi nước Nam có 2 nội dung:
- khẳng định chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc
- kêu gọi tinh thần chiến đấu để giữ vững chủ quyền đó và thể hiện lòng căm ghét quân thù
Phò tá về kinh:
- nhắc đến 2 chiến thắng oanh iệt chương dương và hàm tử, thể hiện sức mạnh dân tộc
- khát vọng sống trong hòa bình

1) _ Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .

Nội dung : Hai câu dầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Bác Hồ sử dụng nghệ thuật :Cổ phong (Lấy động tả tĩnh)
Hai câu kế:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vì sao chưa ngủ thật đơn giản.Lúc ấy nhân dân ta chưa có cuộc chiến thắng nào. Lo lắng cho cuộc khắng chiến là chuyện thường thôi.

Nghệ thuật : điệp ngữ

_Rằm tháng riêng

Phiên âm : Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch thơ : Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền .

Nội dung :

Hai câu đầu:
Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Cảnh trăng thật lộng lẫy ,sinh động, lung linh, huyền ảo, thơ mộng.
Hai câu kế:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Ta có thể thấy tâm trạng lúc này của Bác là 1 phong thái ung dung, lạc quan.Bác hoàn toàn giao hoà với thiên nhiên, Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

Nghệ thuật : điệp ngữ

 

 

24 tháng 4 2018

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

24 tháng 12 2017

Về bài cảnh khuya:

Chủ tịch HCM hay là Bác Hồ của chúng ta,được nhân dân và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc,danh nhân văn hóa.Trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng,mỗi khi gặp 1 hoàn cảnh đặc biệt,người thường hứng khởi sáng tác thơ ca.Trong đó có bài cảnh khuya được bác viết năm 1947,vào 1 đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp.2 câu đầu của bài thơ là tả cảnh trăng rừng Việt bắc.Câu 1 là tả âm thanh,tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lạ,nghe tiếng suối nhà thơ ngỡ như tiếng ai đó đang hát.Tác giả sử dụng so sánh thật đặc sắc.Bác so sánh tiếng suối,âm thanh thiên nhiên với tiếng hát,âm thanh của con người.Điều ấy khiến cho tiếng suối trở nên gần gũi với con người hơn,mang sức sống trẻ trung hơn.Câu 2 là tiếp tục tả cảnh thiên nhiên,1 bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống,đây là bức tranh có nhiều tầng lớp,đường nét.hình khối và lung linh ánh sáng.Bức tranh chỉ có 2 màu sáng tối tạo nên vẻ đẹp lung linh ,chập chờn,ấm áp giữa các chi tiết của thiên nhiên và tạo vật.Điều đó đc thể hiện ở điệp từ lồng.Sang đến 2 câu cuối cảnh đêm rừng việt bắc vừa đc khẳng định đệp như tranh vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh.Đối với 1 tâm hồn nhạy cảm,mang phong thái thi sĩ,Bác khẳng định cảnh đẹp như 1 bác tranh là điều rõ ràng.Ko ngủ đc vì cảnh đẹp quá,đáng yêu quá,nhưng hơn nữa bác ko ngủ đc vì lo cho nước ,cho dân,làm sao ngủ đc khi nghĩ tới sự nghiệp kháng chiến vẫn đang dang dở.Điệp từ chưa ngủ đã thể hiên rõ điều này.Tóm lại,cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh ngụ tình,vừa trực tiếp rãi bầy tình cảm,tâm trạng của bác.Khi đọc bài thơ ta cảm mến tình yêu thiên nhiên,tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm lớn lao của người đối với dân,với nước.hihiHọc tốt!!!

24 tháng 12 2017

Bài thơ "Cảnh khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên song cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng. Nó làm cho tiếng suối ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cung thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi 2 thứ đó hòa quyện vào thì thật là tuyệt vời! Tiếng suối dịu êm như 1 khúc hát chữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" thể hiện ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật điệp từ "lồng" để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, về sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng Bác ko chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Qua bài thơ này, ta lại càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ đc thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo nước, nỗi thương dân.

18 tháng 12 2021

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

- 2 câu thơ đầu miêu tả khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng sáng:

+ Hình ảnh: trăng, hoa, cổ thụ.

+ Âm thanh: tiếng suối.

-> Những hình ảnh, âm thanh gần gũi, chân thực ở vùng núi rừng.

- Các biện pháp nghệ thuật:

+ Biện pháp so sánh: so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát - tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.

+ Biện pháp điệp từ: từ “lồng” được lặp lại hai lần trong cùng một câu thơ 7 chữ - làm tăng mạnh thêm sự đan xen, chồng chéo, tràn ngập khó phân của ánh trăng và sự vật. Khiến cho cảnh vật xung quanh trở nên quấn quýt, đan bện khó chia lìa.

+ Thủ pháp lấy “bóng tối” để tả “ánh sáng” - thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của các tác phẩm Đường thi: dùng hình ảnh bóng của những cây cổ thụ để gợi lên ánh sáng ngập tràn của vầng trăng (chỉ khi trăng sáng mới thấy rõ được bóng cổ thụ) - khác họa một đêm trăng sáng rõ trong rừng.

+ Thủ pháp chấm phá điểm nhãn - thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, quen thuộc của thơ văn trung đại: lấy cái tiêu biểu để gợi nên cả một khung cảnh rộng lớn: nhà thơ chỉ sử dụng hình ảnh cây cổ thụ, tiếng suối, bóng cây - đã khắc họa được một đêm trăng ở chốn rừng núi rộng lớn.

+ Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác: Tiếng suối - từ chỉ âm thanh - cảm nhận được bằng thính giác.

-  Vốn ta không thể nào cảm nhận được âm thanh của dòng suối bằng thị giác được - âm thanh vốn không màu, không hình - không thể xác định là trong hay đục được.

- Nhà thơ đã dùng tâm hồn của mình để lắng nghe, đồng điệu với tiếng suối rừng, đến như tiếng nhạc rừng xanh nay có thực thể, đến làm bạn với nhà thơ. Chi tiết này thể hiện sự tinh tế của tác giả.

- Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ: suối, trăng, cổ thụ, hoa - những hình ảnh điển hình trong các tác phẩm Đường thi đã gợi lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước. Cảnh khuya mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.

- "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa": Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có hình dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất thành những hình bông hoa đẹp như thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, lại ấm áp, hòa hợp quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ "lồng" ở một câu thơ.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

- Hai câu thơ cuối: hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bài thơ. Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách tinh tế.

- Biện pháp tu từ so sánh: so sánh khung cảnh đêm khuya như một bức tranh vẽ, có thể hiểu theo hai nghĩa:

+ Khung cảnh chốn rừng núi vào đêm trăng tươi đẹp như một bức tranh.

+ Khung cảnh đêm khuya cùng con người trầm tư, yên lặng, không chuyển động - luôn tĩnh lặng như một bức tranh.

- Biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4: nhấn mạnh trạng thái của con người - vẫn đang thao thức dù đêm đã khuya. Đồng thời biện pháp điệp ngữ vòng còn gợi lên sự kéo dài, triền miên, lặp lại của hành động thao thức không ngủ của nhân vật trữ tình.

- Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài Cảnh khuya đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lý tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.

- Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm”ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến