Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nêu một số hoạt động của mĩ thuật Việt Nam trong thời kì này.
* Giai đoạn 1 (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930):
- Giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp. Hội họa chưa có gì đáng kể ngoài vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến
- 1901 : xây dựng trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một.
- 1913 : trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ họa Gia Định.
- 1925 : trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
* Giai đoạn 2 (từ năm 1930 đến năm 1945):
- Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
- Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.
- Tác phẩm tiêu biểu: (1943) Thiếu nữ bên hoa huệ; (1944) Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân; (1943) Em Thúy của Trần Văn Cẩn ...
* Giai đoạn 3 (từ năm 1945 đến năm 1954):
- Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.
- Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.
- 1952 thành lập trường Mĩ thuật kháng chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu: Trận tầm vu của Nguyễn Hiêm, Bác Hồ với các em thiếu nhi của Diệp Minh Châu…
Mĩ thuật Việt Nam thế kỉ XIX đến năm 1954 phát triển qua 3 giai đoạn:
+) Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930: - Đặc điểm:
+ Chịu ảnh hưởng của mĩ thuật Trung Hoa và Pháp.
+ Hội họa chưa có gì đáng kể.
- thành tưu mĩ thuật:
+ 1901 thành lập trường mĩ nghệ thủ dầu một.
+ 1913 trường mĩ nghệ trang trí và đồ họa Gia Định.
+ 1925 Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bình Văn và cụ Tú Mền ( Lê Văn Miếu),...
+) Từ năm 1930 đến năm 1945: - Đặc điểm:
+ Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
+ Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.
- thành tưu mĩ thuật:
+ 1943 Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân); Chơi ô ăn quan (Nguyễn Phan Chánh), Em Thúy (Trần Văn Cẩn),...
+) Từ năm 1945 đến năm 1954: - Đặc điểm:
+ Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.
+ Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.
- thành tưu mĩ thuật:
+ 1952 thành lập trường mĩ thuật kháng chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ (Tô Ngọc Vân), Bát nước (Sỹ Ngọc), Bác Hồ với các cháu thiếu nhi (Diệp Minh Châu),...
Tham khảo:
tới giữa thế kỷ 19 Mona Lisa mới bắt đầu nổi tiếng khi các nghệ sĩ của phong trào Biểu tượng bắt đầu ca ngợi nó, và gắn nó với những ý tưởng của họ về sự bí ẩn của phụ nữ. Nhà phê bình Walter Pater, trong tiểu luận năm 1867 của mình về da Vinci, đã thể hiện quan điểm này bằng cách miêu tả nhân vật trong bức tranh như một kiểu hiện thân bí ẩn của nữ tính vĩnh cửu, người "già hơn những hòn đá mà bà ngồi lên" và người "đã chết nhiều lần và biết được những bí ẩn của nấm mồ."Bức hoạ Mona Lisa hiện được treo tại Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp. Danh tiếng ngày càng tăng của bức hoạ còn lớn thêm khi nó bị đánh cắp vào ngày 21 tháng 8 năm 1911
Nụ cười bí ẩn
Biểu cảm nụ cười trong các tác phẩm của Da Vinci không phải là hiếm; nhưng trong thời đầu, ngoại trừ bức “Benois Madonna“, hầu hết các biểu cảm đó đều được giấu đi, nghĩa là nụ cười bị tan biến trong ánh sáng tinh tế và bóng tối của cơ mặt. Ví dụ, trong các chi tiết và khuôn mặt của Thánh mẫu và các Thiên thần trong “The Madonna of the Rocks“, nụ cười ẩn hiện cộng với sự tường hòa trên gương mặt thể hiện được tình mẫu tử từ ái.
Trong những năm cuối đời, Leonardo Da Vinci dường như dồn toàn lực vào việc theo đuổi nụ cười vĩnh cửu lý tưởng của mình. Từ bản phác thảo bức “Santa Ana” cùng một vài bản phác thảo của các nhân vật khác, chúng ta có thể thấy nụ cười điển hình mà Da Vinci thường mô tả: Một khuôn mặt phụ nữ dịu dàng và thanh thản, mí mắt rủ xuống từ bi, hai gò má hơi nhô, lúm đồng tiền nông mà rất thanh lịch và ấm áp, miệng hơi mỉm cười, là sự kết hợp giữa điều “tốt” và “đẹp”.
Mặc dù “Mona Lisa” có hình thức tương tự như các tác phẩm đã nói ở trên, nhưng đã mang lại cho người xem những cảm xúc khác nhau. Nhân vật nhìn thẳng vào khán giả. Khi khán giả và nhân vật “bốn mắt nhìn nhau”, sẽ mang lại cảm giác như đang đối mặt với một ánh mắt rất sống động, cũng thể hiện một trong những màn trình diễn kỹ thuật tuyệt vời của Da Vinci, đặc biệt là trong không khí u ám của bức tranh, biểu cảm như vậy vô tình khiến đối phương bất an.Có lẽ vì ánh sáng và bóng tối trong bức tranh rất khó phân biệt rõ ràng, nên mọi thứ đều có vẻ không ổn định. Từ các góc độ khác nhau, dưới ánh sáng khác nhau hoặc từ các phiên bản in khác nhau, biểu hiện của “Mona Lisa” là khác nhau. Thoạt nhìn, tưởng rằng đó là một gương mặt an tường, dễ gần. Nhưng khi nhìn kỹ lại cho thấy sự mơ hồ và tham vọng, thái độ cao quý, lại tựa hồ như lộ ra vẻ chế giễu với sự khinh miệt… Vì vậy, trong nhiều thế kỷ, nụ cười của “Mona Lisa” được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Có lẽ Da Vinci đã hợp nhất tất cả những tính cách trái ngược, đem dung hợp vào một nơi, khiến đó trở thành phần làm người xem khó hiểu nhất trong toàn bộ bức tranh.
-Vì đây là tác phẩm của họa sĩ lẫy lừng Leonardo da Vinci
- Bức tranh được vận dụng nhiều kĩ thuật vẽ khác nhau khiến nó vô cùng đẹp và đặc sắc
-Ngoài ra xung quanh bức tranh này tồn tại rất nhiều bí ẩn
Tham Khảo
Vì có Động cơ của tác phẩm , kỹ thuật thể hiện , trong đó quan trọng nhất là " Nụ cười bí ẩn " cười mà như không cười . Vì vậy trong nhiều thế kĩ nụ cười của Moda Lisa được cho là " Độc nhất" và " Mê hoặc "
- Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)
+ Ngày sinh: 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
+ Mất ngày: 22 tháng 11 năm 1984
+ Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế
+ Năm 1925, Ông là sinh viên khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương
+ Là người chuyên vẽ tranh Lụa.
+ Các tác phẩm tiêu biểu:
Trước 1945 : Chơi ô ăn quan, Em cho chim ăn, Lê đồng, Rửa rau cầu ao...
Sau 1945: Em bé tẩm dầu, (1946), Phá kho bom giặc (1947), Lội suối (1949), Sau giờ trực chiến (1967)...
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.
- Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954)
+ Bút danh: Tô Tử, Ái Mỹ
+ Ngày sinh: 15 tháng 12 năm 1906 tại Hà Nội
+ Ngày mất: 17 tháng 6 năm 1954 trong một cuộc dội bom của Pháp tại Km41, Ba Khe, Sơn La.
+ Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931
+ Các tác phẩm chính:
Trước 1945: ông chuyên vẽ các thị nữ đài các như Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa, Bên hoa...
Sau 1945: ông chuyển sang vẽ các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, những ông già nông thôn chất phác... như Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ, Nghỉ đêm bên đồi, Con trâu quả thực, Hai chiến sĩ, Nghỉ chân bên đường..
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.
- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977):
+ Sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) Hà Nội.
+ Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
+ Tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc chống thực dân Pháp xâm chiếm lần 2.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Du kích tập bắn, làm kíp lựu đạn, khai hôi, Bài ca Nam tiến...
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.
- Nhà điêu khắc-Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002)
+ Ngày sinh: 10 tháng 2 năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre.
+ Ngày mất: 12 tháng 7 năm 2002
+ Năm 1945, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc là bức tranh ông vẽ bằng máu chính mình trên lụa.
Trước 1945: Trăng thu, Nhớ mong, Hương sắc, Văn Miếu, ...
Sau 1945: Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Lớp học bình dân trong lán ven rừng, Du kích qua làng, Võ Thị Sáu,..
+ Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.
❤~~~ Học tốt~~~❤Phạm Quốc Hiếu
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) + Ngày sinh: 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh + Mất ngày: 22 tháng 11 năm 1984 + Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế + Năm 1925, Ông là sinh viên khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương + Là người chuyên vẽ tranh Lụa. + Các tác phẩm tiêu biểu: Trước 1945 : Chơi ô ăn quan, Em cho chim ăn, Lê đồng, Rửa rau cầu ao... Sau 1945: Em bé tẩm dầu, (1946), Phá kho bom giặc (1947), Lội suối (1949), Sau giờ trực chiến (1967)... + Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật. - Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) + Bút danh: Tô Tử, Ái Mỹ + Ngày sinh: 15 tháng 12 năm 1906 tại Hà Nội + Ngày mất: 17 tháng 6 năm 1954 trong một cuộc dội bom của Pháp tại Km41, Ba Khe, Sơn La. + Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931 + Các tác phẩm chính: Trước 1945: ông chuyên vẽ các thị nữ đài các như Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa, Bên hoa... Sau 1945: ông chuyển sang vẽ các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, những ông già nông thôn chất phác... như Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ, Nghỉ đêm bên đồi, Con trâu quả thực, Hai chiến sĩ, Nghỉ chân bên đường.. + Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật. - Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977): + Sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) Hà Nội. + Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. + Tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc chống thực dân Pháp xâm chiếm lần 2. + Các tác phẩm tiêu biểu: Du kích tập bắn, làm kíp lựu đạn, khai hôi, Bài ca Nam tiến... + Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật. - Nhà điêu khắc-Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002) + Ngày sinh: 10 tháng 2 năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre. + Ngày mất: 12 tháng 7 năm 2002 + Năm 1945, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương + Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc là bức tranh ông vẽ bằng máu chính mình trên lụa. Trước 1945: Trăng thu, Nhớ mong, Hương sắc, Văn Miếu, ... Sau 1945: Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Lớp học bình dân trong lán ven rừng, Du kích qua làng, Võ Thị Sáu,.. + Năm 1996, Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-nghệ thuật.- Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam,Bắc. tranh lụa - Diêp Minh Châu - Em Thúy – Trần Văn Cẩn - Du kích tập bắn. tranh màu bột - Nguyễn Đổ Cung - Nghỉ chân bên đồi. tranh sơn mài – Tô Ngọc Vân - Chơi ô ăn quan. Tranh lụa – Nguyễn Phan Chánh.