Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
Câu này dễ
Năm 179 TCN, Triệu Đà xuống xâm chiếm Âu Lạc, An Dương Vuong bị mất hết tướng giỏi nên nước Âu Lạc rơi tay vào nhà Triệu
An Dương Vương thất bại nhanh chóng là do chủ quan nha bạn!
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dẫy tường thành cao ngất, gió lạnh thổi, mây ngàn xa bay, đêm mỗi lúc một khuya... Trong câu truyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi vợ rằng:
- Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không đánh được?
Mỵ Châu đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần, lại bắn một phát chết hàng ngàn quân địch như thế còn ai đánh nổi được.
Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu, chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ nghe biết cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đi.
Hôm sau, Trọng Thủy xin phép vua về thăm cha và thuật lại cho Triệu Ðà biết về chiếc nỏ thần.Triệu Ðà sai một gia nhân chuyên làm nỏ chế một cái lẫy giống như hệt cái lẫy của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo trở lại sang Âu Lạc.
An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bầy tiệc rượu, để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Trọng Thủy thừa lúc bố vợ và vợ say. Lẻn ngay vào phòng tháo lẫy bằng móng chân Thần Kim Quy và thay vào cài lẫy giả bằng móng rùa.
Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng:
- Hình như chàng đang có điều lo nghĩ gì , phải không?
Trọng Thủy đáp:
- Tôi sắp phải xa nàng bây giờ. Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa mãi trên kia
Mỵ Châu buồn rầu, lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp:
- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may giặc giã, có khi nàng sẽ không còn ở chốn này nữa, tôi biết đâu mà tìm?
Mỵ Châu nói:
- Thiếp có áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về phương nào thiếp sẽ giắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc.
Về đến đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Triệu Ðà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: "Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta! " ít lâu sau Triệu Ðà ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc..
Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Ðến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương mới sai đem nỏ thần ra bắn thì thấy không hiệu nghiệm nữa.
Quân Nam Hải phá cửa thành, kéo ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, để Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỹ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ðường núi gập ghềng hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm, mới đến núi Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã đuổi gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn nối nào chạy, An Dương Vương hướng ra biển khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc bốc cát bụi lên mịt mù làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy hiện lên, bảo An Dương Vương rằng "Giặc ở đằng sau lưng nhà vua đấy! "
An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhẩy xuống biển. Rùa Thần rẽ nước đưa nhà vua đi. Quân của Triệu Ðà kéo vào chiếm đóng Loa thành. Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Ðến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không phai mờ. Trọng Thuỷ khóc oà lên,thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết.
Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng
Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại. Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.
Sau khi hợp nhất Âu Việt với Lạc Việt, Thục Phán nắm quyền cai quản đất nước, xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, xây thành Cổ Loa làm kinh đô. Những sự kiện này xảy ra vào thế kỷ III, II trước công nguyên.
Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, một viên tướng nhà Tần là Triệu Đà lợi dụng tình hình đó, xây dựng lực lượng, chiếm đất Quảng Đông và Quảng Tây lập ra nước Nam Việt đóng đô ở đất Quảng Châu ngày nay và có âm mưu bành trướng xuống phía nam.
Triệu Đà đã nhiều lần xâm lược Âu Lạc, nhưng Âu Lạc lúc đó có quân tướng giỏi, có thành lũy kiên cố, có vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ liên châu bắn một lần nhiều mũi tên - được coi là “nỏ thần” nên đều đánh bại Triệu Đà.
Bị thất bại bằng vũ lực, Triệu Đà dùng gian kế “cầu hòa” và cầu hôn công chúa Mỵ Nương cho con trai là Trọng Thủy, gửi Trọng Thủy ở rể ở kinh đô Cổ Loa. An Dương Vương bị mắc mưu giặc.
Trọng Thủy là một gian tế vừa dùng kế ly gián gây mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, lấy cắp bí mật “nỏ thần”.
Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại.
Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.
Tại mìk làm hơi gấp nên dài... bạn thông cảm nha
Chọn đáp án: D. A, B, C.
Giải thích: Từ sự thất bại của An Dương Vương, người đời sau đã học được những bài học quý giá để không bị mất nước.
Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học vô cùng quý báu:
- Tinh thần cảnh giác không mắc mưu kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.
Đáp án D
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học vô cùng quý báu:
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.
Trong đó, bài học lớn nhất là phải đề cao cảnh giác với kẻ thù
An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà vì :
- Thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt
- Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hòa hiếu
- Mất cảnh giác để Trọng Thủy vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần
- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học là :
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc,....Đây chính là bài học về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù
An Dương Vương thất bại vì:
– An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:
– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
*Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học : Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.
An Dương Vương thất bại trong lần thứ 2 Triệu Đà đem quân sang đánh vì sự thiếu cảnh giác và chủ quan
Bài hok e rút ra đc sau cuộc thất bại của An Dương Vương là :
+) Làm vua phải tin vào trung thần
+) Phải bt dự vào dân để đánh giặc
+) Tuyệt đối cảnh giác trc kẻ thù
Quân Triệu Đà không đánh lại được ta bằng quân sự Triệu Đà dùng kế giảng hoà kết thân , ngấm ngầm tập hợp lực lượng , dùng kế ly gián , dò xét đánh cắp bí mật quân sự , chia rẽ nội bộ nên các tướng giỏi bỏ về quê , lực lượng bị phá vỡ rồi đem quân xâm lược . An Dương Vương mắc mưu địch nên thất bại . Đất nước ta bị phong kiến phương Bắc 1000 năm .
Bài học em rút ra sau cuộc thất bại của An Dương Vương là :
+ Không chủ quan , kinh địch
+ Phải luôn luôn cảnh giác , không để mắc mưu địch
+ Không để nội bộ mất đoàn kết
+ Không để lộ bí mật quân sự quốc gia
* Nguyên nhân:
– An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt
– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
* Bài học:
- Đề cao tinh thần cảnh giác vởi kẻ thù
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm
* Trách nhiệm:
- Luôn đoàn kết với bạn bè
- Phải cảnh giác với những người xấu
* Nguyên nhân:
– An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt
– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
* Bài học:
- Đề cao tinh thần cảnh giác vởi kẻ thù
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm
* Trách nhiệm:
- Luôn đoàn kết với bạn bè
- Phải cảnh giác với những người xấu
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc,
- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
Nguyên nhân thất bại nhanh của An Dương Vương :
- Chủ quan, tự tin vào lực lượng mình đang có, không cảnh giác kẻ thù
- Nội bộ không đoàn kết, không thống nhất chống giặc
- Tự tin vào nỏ thần, tin con một cách mù quáng, tự mãn với chiến thắng