K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Biểu hiện:

* Phần lãnh thổ phía Bắc

- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C (trừ vùng núi cao), trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18 °C.

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn, phổ biến trên 10 °C.

- Tổng số giờ nắng dưới 2.000 giờ.

- Khí hậu chia thành hai mùa là mùa đông và mùa hạ.

* Phần lãnh thổ phía Nam

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C.

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, phổ biến dưới 10 °C.

- Tổng số giờ nắng trên 2.000 giờ. Khí hậu chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

2. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

a. Thuận lợi

Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước:

- Tạo cho các vùng, miền của nước ta có thể mạnh khác nhau. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế,

- Tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng.

- Tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.

- Ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

b. Khó khăn

Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.

28 tháng 6 2021

THAM KHẢO

 

 

 Điều kiện kinh tế- xã hội

- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

 



 

6 tháng 6 2017

   - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

   - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kính tế.

   - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

   - Hậu quả xấu của quá trình đô thị hoá: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội

2 tháng 8 2017

Đáp án C

30 tháng 12 2019

Chọn: C.

Đô thị hoá đã tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta là sử dụng nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

 

11 tháng 1 2018

Đáp án: A

Giải thích: Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa cần rất nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật, có trình độ và thích ứng được với sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Như vật, sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật là phát biểu không đúng khi nói về ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

22 tháng 8 2019

Đáp án cần chọn là: A

Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa cần rất nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật, có trình độ và thích ứng được với sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh.

=> Như vậy, nhận định đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển sẽ sử dụng ít lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật trong sản xuất là không đúng.

31 tháng 3 2017

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Các đô thị có ảnh hưỏng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...



31 tháng 3 2017

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Các đô thị có ảnh hưỏng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...

3 tháng 11 2018

Ảnh hưởng không phải là ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là an ninh trật tự xã hội không đảm bảo.

Vì dùng phương pháp loại trừ dễ thấy các đáp án còn lại đều là ảnh hưởng tích cực

=> Chọn đáp án A

22 tháng 5 2016

a/ Đặc điểm nguồn lao động

-Về số lượng:năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2 % dân số.Mỗi nămcó thêm1 triệu Lđ.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo , có kinh nghiệm sản xuất (nông –lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ CN).+Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục.Lao động qua đào tạo từ 12,3% (1996) → 25% (2005) tổng số lao động. Trong đó trình độ cao đẳng, đại học trên đại học tăng hơn gấp 2 từ 2.3% (1996) → 5,3% (2005) tổng số lao động.

+So với y/cầu hiện nay,LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí,công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.Ý thức kỉ luật chưa cao,chưa tận dụng  hết thời gian LĐ

-Về phân bố:Không đều Đồng Bằng thừa lao động, miền núi thiếu lao động. Lao động có kỹ thuật tập trung ở các đô thị.

b/ Ảnh hưởng

Tích cực:

-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.

-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)

Tiêu cực:Tuy  nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.

-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.

- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn  ít.