Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án là C
Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là nguồn lực từ bên trong
a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội
Giải thích : Con người là nguồn lực bên trong (nội lực), con người là nguồn lực có vai trò quyết định nhất, quan trọng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Con người có trình độ, chất lượng lao động tốt, chuyên môn kĩ thuật cao, sáng tạo,… thì sẽ giúp đất nước phát triển và ngược lại
Ví dụ:
- Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.
- Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:
- Trình độ phát triển kinh tế: kinh tế càng phát triển, nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều, quy mô của ngành ngày càng lớn, tốc độ tăng trường nhanh.
- Khoa học công nghệ: tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chính mới (như dịch vụ tài chính bưu chính,…); thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới.
- Vốn đầu tư: ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông
Vấn đề tích cực: Tăng nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang dịch vụ - công nghiệp, tăng tổng thu nhập tỉnh/thành, nâng cao chất lượng đời sống bà con địa phương.
Vấn đề tiêu cực: Bùng nổ dân số, lạm phát, quá tải về các vấn đề giao thông - văn hoá - giáo dục - y tế, các vấn đề về phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường.
Các nhân tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm
+ Truyền thống sản xuất, tập quán… có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố cây trồng, vật nuôi.
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến phát triển và các hình thức sản xuất nông nghiệp
- Tiến bộ khoa học- kỹ thuật:
+ Có thể tang sản lượng, chất lượng, năng suất
+ Hạn chế những khó khan của tự nhiên.
- Thị trường: tác động to lớn đến sản xuất nông nghiệp, về giá cả…
* Học sinh lựa chọn nguồn lực để phân tích.
* Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế.
- Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.
- Vốn đầu tư là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
- Khoa học - công nghệ giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, góp phần mở rộng sản xuất. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, mỗi nước đều cố gắng tiếp cận và tranh thủ nguồn lực ngoài nước kết hợp với nguồn lực trong nước thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế.
- Ví dụ:
+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía Nam, lao động đông và có trình độ cao... vì vậy thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; lao động có trình độ thấp....). Vì vậy vùng hạn chế về các nguồn vốn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế của vùng.