Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mình xin được góp ý như sau ^^
Vương quốc thì phải có vua và người đó phải bảo vệ cho vương quốc luôn vui tươi.
và một ngày bỗng vương quốc không vui vẻ như xưa nữa hoặc là có cá nhân nào đó phá đám
nhà vua thấy thế bèn sai truyền thông tin xem có cách nào khôi phục Vq được không và không có anh có thể cứu chữa được
nhưng có một ngày có một người đã tự xưng danh là có thể giải thoát vq khỏi tình trạng này....
và cuối cùng thì vq đã trở lại vui vẻ như xưa...
mình có bài văn tả về doraemon nhé
Từ nhỏ tôi đã thích đọc truyện tranh, và Doraemon là bộ truyện mà tôi yêu thích nhất. Mặc dù rất nhiều người nói đây là bộ truyện tranh chỉ dành cho trẻ con, nhưng tôi vẫn duy trì thói quen đọc truyện về chú mèo máy ấy mỗi khi tôi rảnh rỗi. Doraemon là bộ truyện Nhật Bản của tác giả Fujiko. F. Fujio về mèo máy tên Doraemon đến từ thế kỷ 22 với chiếc túi thần kỳ trước bụng. Cậu ấy đã dùng cổ máy thời gian để trở về quá khứ để giúp đỡ cho cậu bạn Nobita hiền lành, tốt bụng nhưng cũng rất hậu đậu. Tại nhà của cậu ấy, Doraemon, Nobita và những người bạn như Shizuka, Jaian, Suneo trải qua nhiều câu chuyện thú vị, hài hước cũng như cảm động. Truyện được phân ra thành truyện ngắn và truyện dài. Trong những tập truyện ngắn, mỗi tập sẽ bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày của cậu bạn Nobita. Vì cậu ấy rất hậu đậu và thường xuyên bị bạn bè bắt nạt nên hầu như lúc nào cũng cần được Doraemon dùng bảo bối thần kỳ mang đến từ tương lai giúp đỡ. Trong những tập truyện dài, Doraemon, Nobita và các bạn sẽ trải qua những chuyến phiêu lưu kỳ bí nhưng cũng đầy nguy hiểm để giải cứu thể giới. Tất nhiên mỗi chuyến phiêu lưu đều thoát khỏi hiểm nguy và đạt được thành công nhờ những bảo bối thần kỳ của Doraemon và tình bạn chân thành của nhóm bạn. Ngoài những hi vọng về những điều kì diệu trong tương lai, tác giả còn gởi gắm trong bộ truyện những bài học về tình bạn thuần khiết, lòng nhân ái, sự hi sinh và tình đoàn kết. Doraemon không chỉ là truyện tranh dành cho trẻ em mà nó còn là món ăn tinh thần, là người bạn ấu thơ của những người trưởng thành.
Hồi còn nhỏ, em thường được bà nội kể nhiều truyện dân gian. "Cây tre trăm đốt" là một trong những truyện mà em rất thích. Vì hồi đó còn quá bé nên em xin kể lại như sau: Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn". Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn.
Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: "Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ". Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: "Tại sao con khóc". Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: "Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô "khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô "khắc xuất, khắc xuất" thì cây lại rời ra". Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.
Chị(1) sẽ là chị(2) của em mãi mãi.
a.Chị(1) là danh từ;Chị(2) là đại từ
b.Chị(1) là đại từ;Chị(2) là danh từ
c.Cả hai từ chị đều là đại từ
các bạn ơi các bạn chọn đáp án nào?
Chị(1) sẽ là chị(2) của em mãi mãi.
a.Chị(1) là danh từ;Chị(2) là đại từ
b.Chị(1) là đại từ;Chị(2) là danh từ
c.Cả hai từ chị đều là đại từ
Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của chàng trai này tạo ra.
Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.
Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.
Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng trọt, nuôi sỗng xã hội.
Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì, nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.
Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.
Quan hệ từ thích hợp là :
- a) Trong truyện cổ tích Cây Khế , người em chăm chỉ , hiền lành còn người anh thì tham lam , lười biếng.
- b) Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe .
- c) Mưa rất to nên gió rất lớn.
- d) Cậu đọc hay tớ đọc ?
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Trong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất trong các truyện đã được học
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩ quả. Thì ra, là câu chuyện “ Cây khế”. Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiêm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác. Người em thấy vạy sôt ruột lắm, bèn nói với chim.
- “Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”Thấy vậy chim bèn nói:
- “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ.Một hôm, vợ chồng ngườ anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được. Lúc bau qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.
Hãy kể lại một câu chuyện đã được học mà em thích nhất trong những câu chuyện mà em đã được học
Trong rất nhiều câu chuyện tôi đã được học và được đọc, tôi thích nhất câu chuyện kể về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Ngày xưa, có một ông Quan tên Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng với tài xét xử.
Một hôm, có một người gánh dầu ra chợ bán. Mải bán hàng không biết đã bị kẻ gian lấy cắp tiền. Khi phát hiện ra thì anh ra mới sực nhớ ra rằng có người ăn xin mù cứ quanh quẩn bên mình, đuổi mấy cũng không đi. Anh liền giao quang dầu cho một người quen rồi đi tìm. Khi tìm thấy thì hắn cứ chối lấy chối để, không chịu thừa nhận. Một người lính nhìn thấy giải hai người về công đường. Ông tra hỏi nhưng kẻ mù khăng khăng cho rằng đó chính là tiền của mình. Ông đành sai người múc một chậu nước rồi thả tiền vào. Một lúc sau váng dầu nổi lên, kẻ mù hết chối cãi, đành phải cúi đầu nhận tội. Tưởng như vị án đã kết thúc ai ngờ ông phán:
– Kẻ kia không hề mù, vì nếu mù thật thì làm sao hắn có thể biết được tiền giấu ở đâu. Được ba gậy kẻ cắp đành mở mắt. Dân chúng khâm phục tài xét xử của ông.
Trong thời gian ông làm quan ở Quảng Trị. Ông đã dẹp hết bọn gian phi dọc truông nhà Hồ, vốn nổi tiếng là vùng đất dữ. Để bắt hết bọn chúng ông đã sai người đóng những chiếc thùn gỗ to, có lỗ thông hơi cho người thở và những binh sĩ giỏi võ chui vào thùng. Tung tin sắp có quan lớn về thăm và mang rất nhiều của cải. Bọn cướp đánh hơi, cho người phục săn ở cái chuông. Khi quan lính khiêng thùng qua truông, bọn cướp hí hửng đem tận về sào huyệt. Vừa đặt xuống đất, thì nắp thùng bật mở. Binh sĩ trong thùng xông ra tay lăm lăm vũ khí đánh chết bọn cứơp. Còn đang bỡ ngỡ thì quân lính xông đến. Ông đưa một số tên còn sống sót đi khai phá đất hoang, lập xóm làng sống một cuộc sống yên vui.
Câu chuyện trên để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc sâu sắc. Tôi cảm thấy rất khâm phục sự mưu trí và lanh lợi của ông. Qua đó cũng đã dạy cho tôi bài học quý giá. Tôi nguyện rằng sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để trở thành người có tài giúp ích cho đất nước.
5 bạn
50:100x10=5
5 bn nha
Hok tốt