K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2019

đm, mk cx thek,

7 tháng 4 2019

trẻ trâu

Chào các bạn, mình gia nhập members đã lâu nhưng trước giờ chỉ toàn đọc ké thôi, chưa đăng bài bao giờ, hôm nay được nghỉ học và cảm xúc chợt ập đến thôi thúc mình phải viết câu chuyện này ra…mình phải Viết ngay và luôn, bây giờ tay mình vẫn còn run khi nhớ lại sự việc ngày ấy…📷Mình là một đứa cực sợ ma, nhưng lại rất tò mò hóng chuyện...
Đọc tiếp

Chào các bạn, mình gia nhập members đã lâu nhưng trước giờ chỉ toàn đọc ké thôi, chưa đăng bài bao giờ, hôm nay được nghỉ học và cảm xúc chợt ập đến thôi thúc mình phải viết câu chuyện này ra…mình phải Viết ngay và luôn, bây giờ tay mình vẫn còn run khi nhớ lại sự việc ngày ấy…

📷

Mình là một đứa cực sợ ma, nhưng lại rất tò mò hóng chuyện và chỉ duy nhất câu chuyện này ám ảnh mình suốt mấy năm liền sau đó.

Chuyện là trong xóm mình có một bà tên Lành, sống chung với một đứa xon bị tâm thần nhẹ, bà Lành phải trồng rau , nuôi gà, nhặt trứng gà để mang ra chợ bán lấy tiền trang trải cuộc sống khó khăn khi bà đã ngoài sáu mươi mà phải nuôi thêm một đứa con không bình thường, thế nhưng bà Lành rất thương yêu đứa con, mỗi khi nó bị đám trẻ con bắt nạt bà lại vác gậy đuổi đánh.

Thằng con bà Lành khi bình thường thì không sao, nhưng những lúc lên cơn vào giữa đêm, nó lại rên nhặng xị lên làm cả xóm không tài nào ngủ được. Mà tiếng rên của nó nghe rất đáng sợ, nghe vào giữa đêm thì da gà da vịt nổi hết cả lên.Ban đầu hàng xóm phàn nàn ghê lắm, nhưng thấy hoàn cảnh bà tội nghiệp nên họ đành bỏ qua.

Nhưng đến một sáng nọ, mới khoảng tinh mơ thôi, mọi người nghe thấy tiếng rú lanh lảnh của bà Lành. Bà con làng trên xóm dưới chạy vào nhà xem bà gặp chuyện gì. Thì ra vào giữa đêm, đứa con đã tháo dây cột chân bà Lành cột mỗi đêm đi đâu mất, thế là bà Lành cũng cả xóm chia nhau đi tìm, nhưng đã tìm khắp mọi nơi nhưng không ai thấy nó đâu cả. Mọi người kháo nhau có thể nó đi ra khỏi xóm rôì, chắc phải báo công an huyện tìm giúp.

Bỗng tự dưng mặt bà Lành tái xám đi khi mắt nhìn ra phía cái giếng nhỏ sau nhà, khi thấy sợi dây treo cái gàu múc nước bị kéo căng xuống, bà đứng dậy không nói tiếng nào đi từ từ ra chỗ cái giếng sâu đen ngòm. Mọi người thấy vậy thi cũng biết có chuyên chẳng lành, mấy người khỏe mạnh hè nhau kéo sợi dây lên, một lát sau, cái xác tím ngắt của đứa con đầu tóc rũ rượi, da tím ngắt được kéo lên cùng với cái gàu nước, bà Lành ngất xỉu tại chỗ, lúc đó có mặt mẹ mình nữa , mẹ kể lại lúc đó chỉ có đàn ông gan dạ mới đứng lại còn phụ nữ trẻ con la hét bỏ chạy hết.
Sau đó, hàng xóm xung quanh thương bà Lành nên quyên góp lo ma chay giúp đỡ.Nhưng sau khi đứa con được chộn không bao lâu, người ta phát hiện xác bà Lành treo cổ, gió thổi đung đưa trên cành ổi sau vừơn nhà.

Trong một khoảng thời gian xảy ra hai cái chết nên trong xóm lúc đó không khí rất u ám, căn nhà bà Lành bỏ hoang không ai dám bén mảng đến, trở thành nơi ở của đám mèo.Một vài gia đình ở gần đó đã chuyển đi nơi khác sống. Còn những gia đình ở lại, họ bảo rằng ban đêm lâu lâu lại nghe thấy cái tiếng rên đó, tiếng rên ám ảnh như phụ nữ không lẫn vào đâu được. Căn nhà bà Lành giờ đã bị đập bỏ do quy hoạch, và có những người mới dọn đến ở, câu chuyện đó giờ cũng ít người nhắc đến nữa, và cũng không ai muốn nhắc đến vì sự u ám của nó, chắc chắn nó sẽ ám vào tâm trí của những người từng chứng kiến mãi về sau.

0
Người viết truyện: Đặng TiênTruyện tự sáng tácTa gặp chàng lần đầu tiên, là vào năm 6 tuổi. Khi ấy, chàng hơn ta hai tuổi, lúc nào cũng cúi thấp đầu, im lặng chịu đựng những trò nghịch ngợm của ta. Thái sư Trần Thủ Độ nói rằng, đó chính là tình yêu, rồi tự ý công bố hai ta là phu thê. Ta hỏi mẫu thân, phu thê là gi,̀ bà xoa đầu ta, ánh mắt trầm...
Đọc tiếp

Người viết truyện: Đặng Tiên

Truyện tự sáng tác

Ta gặp chàng lần đầu tiên, là vào năm 6 tuổi. Khi ấy, chàng hơn ta hai tuổi, lúc nào cũng cúi thấp đầu, im lặng chịu đựng những trò nghịch ngợm của ta. Thái sư Trần Thủ Độ nói rằng, đó chính là tình yêu, rồi tự ý công bố hai ta là phu thê. Ta hỏi mẫu thân, phu thê là gi,̀ bà xoa đầu ta, ánh mắt trầm tư:

-Chiêu Hoàng, phu thê chính là mãi ở cạnh nhau, không bao giờ chia lìa.

Một đứa trẻ như ta, sao có thể hiểu được hết ý của mẫu thân, chỉ ngây ngô gật đầu. Trần Cảnh tốt với ta, nếu ở cùng hắn chắc sẽ rất vui. Chỉ là, thế sự biến hóa khôn lường, mới hôm qua thôi hắn phải cúi mình trước ta, vậy mà hôm nay ta phải ngoan ngoãn trở thành hoàng hậu, làm một trong vô vàn sự lựa chọn của hắn. Thái sư thật nhanh tay, nhân cơ hội đó để đảo chính, tôn Trần Cảnh là vua, hiệu Trần Thái Tông, còn ta trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu.

Đã có lần, ta hỏi vì sao, mẫu thân ôn nhu nhìn ta, ngọt ngào:

-Thiên Hinh, thân là nữ nhi, chỉ nên an ổn chăm sóc phu quân. Việc chính sự, vẫn nên là để nam nhân lo.

Ta biết, ta đã không còn là Lý Chiêu Hoàng, mà chỉ là Lý Thiên Hinh, Chiêu Thánh Hoàng hậu. Vương triều họ Lý ta, đã sụp đổ rồi. Phụ hoàng à, người thấy không, mẫu thân đã theo họ Trần rồi, mà Thiên Hinh cũng không đủ sức giữ được vương vị.

-Mẫu thân, người nói đi, đã bao giờ người thật tâm lo lắng cho Hinh nhi, hay trong mắt người chỉ có mỗi họ Trần?

Bốp! Má trái ta đau rát, mẫu thân tức giận quát:

-Hỗn xược, ai cho con nói những lời này? Con nên biết đâu là con đường nên đi, đừng để đến một ngày ta bà con là kẻ địch.

Ai nói một đứa trẻ 7 tuổi không biết gì? Ta biết, biết rất rõ, những lời phụ hoàng căn dặn từ thủa bé, ta vẫn luôn ghi lòng.

"Thiên Hinh, con nhất định, phải bảo vệ họ Lý."

Chỉ là, Hinh nhi vô dụng, đã đánh mất vương triều họ Lý rồi. Phụ hoàng, xin hãy tha tội cho nữ nhi.

-Con biết, người là mẫu thân con, con phải nghe lời người.

Hôm ấy, trời rất lạnh, lạnh như lòng ta lúc bấy giờ. Những tháng ngày sau đó, ta chỉ im lặng mà sống, tựa như chiếc lá quạnh quẽ cô đơn trong cung cấm. Nhưng, số phận vốn trêu ngươi, nó không buông tha cho bất kì một ai...

Vào năm mười lăm tuổi, ta sinh ra đứa con đầu lòng của mình, Trần Trịnh. Đây đáng lẽ là tin vui, cả ta và chàng đều vui mừng không ngớt. Nỗi canh cánh trong lòng ta lúc bấy giờ, đã vơi đi ít nhiều.

-Thiên Hinh, nàng đã vất vả rồi. Tin ta, sau này thằng bé sẽ là một thái tử, rồi hoàng đế tốt. Tin ta, nàng nhất định phải tin ta.

Nhìn đứa trẻ có khuôn mặt bầu bĩnh nằm bên cạnh, lại nhìn vẻ qủa quyết của chàng, ta an lòng nhắm mắt. Mẫu thân và thái sư lại có vẻ không vui lắm...Nhìn sắc mặt âm trầm của mẫu thân, ta linh cảm có chuyện chẳng lành...

Mấy hôm sau, khi ta có việc ra ngoài, lúc quay về, đã nghe tin Trần Trịnh qua đời, vì bị cảm lạnh. Cái xác của thằng bé lạnh ngắt, đôi mắt mới hôm trước còn long lanh nước mắt, giờ đã nhắm nghiền, đôi môi từng cười rất tươi, nay đã tím tái. Con ta, con ta!! Không, ta không tin thằng bé đã chết, ta không tin. Đứa con ta dùng nửa mạng sinh ra, giờ chỉ còn là cái xác không hồn. Đau, đau qúa! Trái tim như nghẹn thắt, nước mắt không kìm được lăn dài, ta đã khóc lên như một đứa trẻ. Ai đó hãy nói với ta, thằng bé còn sống, đây chỉ là một trò lừa bịp thôi, làm ơn!

-Con ơi, tỉnh lại đi, mẫu thân xin con tỉnh lại! Đừng dọa mẫu thân nữa, mẫu thân không vui đâu. Con mở mắt ra đi, nhìn mẫu thân, con ơi!!

Bỗng nhiên, ta chú ý đến cổ của Trịnh nhi. Cần cổ trắng nõn lộ rõ vết thâm tím, có lẽ nào....con ta là bị sát hại?

-An An, khi ta đi, là ai đã tới thăm thái tử?

-Dạ, bẩm...là Thiên Cực công chúa.

Mẫu thân đã đến đây? Như bừng bừng tỉnh khỏi giấc mộng, ta hiểu rồi! Chính bọn họ đã giết con ta, một cách rất quang minh chính đại. Người mẫu thân ấy, đã tước đi sinh mệnh của một đứa trẻ, bọn họ thật nhẫn tâm.

-Tại sao? Người nói đi, tại sao?

Ta gần như đã hét lên khi nhìn thấy mẫu thân, dùng chút sức tàn lay mạnh người bà.

-Bởi vì, thái tử của nhà Trần không được phép có huyết thống của nhà Lý. Hinh nhi, mẫu thân xin lỗi con.

Lại là nói dối. Người tưởng ta sẽ tin sao? Ta không phải đồ ngốc. Rõ ràng, là bọn họ kiêng kị ta, vì ta chính là vị vua cuối cùng của nhà Lý. Ta không giống tỉ tỉ, ta không bao giờ tỏ vẻ khuất phục nhà Trần, vậy nên..bọn họ sợ ta mưu phản, Trịnh nhi sẽ khôi phục nhà Lý năm xưa. Vậy nên, bọn họ không tiếc giết đi con ta, dẫu có là máu mủ tình thân. Quyền lực thật đáng sợ, nó khiến con người đều trở thành dã thú, mà ta lại vô lực đứng nhìn.

Dường như là để bù đắp, bọn họ gửi tới cho ta rất nhiều qùa cáp, nhưng đó đâu phải thứ ta cần. Còn Trần Cảnh, chàng luôn nhìn ta với ánh mắt bối rối, hẳn chàng cũng biết tất cả, vậy mà chàng vẫn đứng nhìn, là không đủ sức hay cũng tin theo lời bọn họ nói? Cuối cùng, chỉ duy nhất có ta, là ôm nỗi đau mất con, còn bọn họ rất nhanh rồi sẽ quên đi.

4 năm, ta sống như một cái bóng giữa chốn hoàng cung thâm độc ấy, chờ tới một ngày...

-Hoàng hậu Lý thị do không thể sinh con nối dõi, nay vì lo cho huyết thống hoàng tộc, phế thành Chiêu Thánh Công chúa. Khâm thử!

Ta chẳng bàng hoàng, cũng không khóc lóc sướt mướt, chỉ im lặng lĩnh chỉ. Tim ta, từ lâu đã hóa thành sỏi đá, chút chuyện này, sao có thể khiến ta đau lòng...

Đêm ấy, chàng đến tìm ta.

-Ta không muốn như vậy, là thái sư ép buộc ta...

Khuôn mặt chàng vẫn như hơn mười năm trước, tuấn tú khôi ngô, nhưng ta đã không còn là cô bé ngây thơ ngày nào. Mà chúng ta bây giờ, cũng là cách nhau muôn trùng nghìn dặm.

Ta có yêu chàng không? Có, ta đương nhiên là yêu, nhưng ta không thể tiếp tục nữa. Từ bây giờ, ta sẽ thôi oán trách chàng, bởi chàng cũng đâu làm gì ta...

-Thiếp biết, vậy nên thiếp không oán chàng. Chỉ mong kiếp sau, chúng ta không bao giờ gặp lại. Kiếp này, coi như chúng ta không ai nợ ai, ân đoạn nghĩa tuyệt.

Nhìn bóng lưng chàng lẻ loi trong đêm, ta thầm xót xa. Nhưng hỡi ơi, giá như chàng đừng làm vua, ta cũng chỉ là một nữ nhân bình thường, có lẽ cuộc đời hai ta sẽ khác. Chỉ tiếc rằng, không có giá như...

Tình yêu, như là một ván cờ...Ai thông minh sẽ thắng, kẻ khờ dại sẽ luôn vạn kiếp không thể thoát ra, mãi mãi trầm luân.

Tình yêu, giống như một giấc mộng...Mộng tỉnh, tình tan...

P/S: mong đừng sao chép mà k ghi nguồn

0
Ta gặp chàng lần đầu tiên, là vào năm 6 tuổi. Khi ấy, chàng hơn ta hai tuổi, lúc nào cũng cúi thấp đầu, im lặng chịu đựng những trò nghịch ngợm của ta. Thái sư Trần Thủ Độ nói rằng, đó chính là tình yêu, rồi tự ý công bố hai ta là phu thê. Ta hỏi mẫu thân, phu thê là gi,̀ bà xoa đầu ta, ánh mắt trầm tư:-Chiêu Hoàng, phu thê chính là mãi ở cạnh...
Đọc tiếp

Ta gặp chàng lần đầu tiên, là vào năm 6 tuổi. Khi ấy, chàng hơn ta hai tuổi, lúc nào cũng cúi thấp đầu, im lặng chịu đựng những trò nghịch ngợm của ta. Thái sư Trần Thủ Độ nói rằng, đó chính là tình yêu, rồi tự ý công bố hai ta là phu thê. Ta hỏi mẫu thân, phu thê là gi,̀ bà xoa đầu ta, ánh mắt trầm tư:

-Chiêu Hoàng, phu thê chính là mãi ở cạnh nhau, không bao giờ chia lìa.

Một đứa trẻ như ta, sao có thể hiểu được hết ý của mẫu thân, chỉ ngây ngô gật đầu. Trần Cảnh tốt với ta, nếu ở cùng hắn chắc sẽ rất vui. Chỉ là, thế sự biến hóa khôn lường, mới hôm qua thôi hắn phải cúi mình trước ta, vậy mà hôm nay ta phải ngoan ngoãn trở thành hoàng hậu, làm một trong vô vàn sự lựa chọn của hắn. Thái sư thật nhanh tay, nhân cơ hội đó để đảo chính, tôn Trần Cảnh là vua, hiệu Trần Thái Tông, còn ta trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu.

Đã có lần, ta hỏi vì sao, mẫu thân ôn nhu nhìn ta, ngọt ngào:

-Thiên Hinh, thân là nữ nhi, chỉ nên an ổn chăm sóc phu quân. Việc chính sự, vẫn nên là để nam nhân lo.

Ta biết, ta đã không còn là Lý Chiêu Hoàng, mà chỉ là Lý Thiên Hinh, Chiêu Thánh Hoàng hậu. Vương triều họ Lý ta, đã sụp đổ rồi. Phụ hoàng à, người thấy không, mẫu thân đã theo họ Trần rồi, mà Thiên Hinh cũng không đủ sức giữ được vương vị.

-Mẫu thân, người nói đi, đã bao giờ người thật tâm lo lắng cho Hinh nhi, hay trong mắt người chỉ có mỗi họ Trần?

Bốp! Má trái ta đau rát, mẫu thân tức giận quát:

-Hỗn xược, ai cho con nói những lời này? Con nên biết đâu là con đường nên đi, đừng để đến một ngày ta bà con là kẻ địch.

Ai nói một đứa trẻ 7 tuổi không biết gì? Ta biết, biết rất rõ, những lời phụ hoàng căn dặn từ thủa bé, ta vẫn luôn ghi lòng.

"Thiên Hinh, con nhất định, phải bảo vệ họ Lý."

Chỉ là, Hinh nhi vô dụng, đã đánh mất vương triều họ Lý rồi. Phụ hoàng, xin hãy tha tội cho nữ nhi.

-Con biết, người là mẫu thân con, con phải nghe lời người.

Hôm ấy, trời rất lạnh, lạnh như lòng ta lúc bấy giờ. Những tháng ngày sau đó, ta chỉ im lặng mà sống, tựa như chiếc lá quạnh quẽ cô đơn trong cung cấm. Nhưng, số phận vốn trêu ngươi, nó không buông tha cho bất kì một ai...

Vào năm mười lăm tuổi, ta sinh ra đứa con đầu lòng của mình, Trần Trịnh. Đây đáng lẽ là tin vui, cả ta và chàng đều vui mừng không ngớt. Nỗi canh cánh trong lòng ta lúc bấy giờ, đã vơi đi ít nhiều.

-Thiên Hinh, nàng đã vất vả rồi. Tin ta, sau này thằng bé sẽ là một thái tử, rồi hoàng đế tốt. Tin ta, nàng nhất định phải tin ta.

Nhìn đứa trẻ có khuôn mặt bầu bĩnh nằm bên cạnh, lại nhìn vẻ qủa quyết của chàng, ta an lòng nhắm mắt. Mẫu thân và thái sư lại có vẻ không vui lắm...Nhìn sắc mặt âm trầm của mẫu thân, ta linh cảm có chuyện chẳng lành...

Mấy hôm sau, khi ta có việc ra ngoài, lúc quay về, đã nghe tin Trần Trịnh qua đời, vì bị cảm lạnh. Cái xác của thằng bé lạnh ngắt, đôi mắt mới hôm trước còn long lanh nước mắt, giờ đã nhắm nghiền, đôi môi từng cười rất tươi, nay đã tím tái. Con ta, con ta!! Không, ta không tin thằng bé đã chết, ta không tin. Đứa con ta dùng nửa mạng sinh ra, giờ chỉ còn là cái xác không hồn. Đau, đau qúa! Trái tim như nghẹn thắt, nước mắt không kìm được lăn dài, ta đã khóc lên như một đứa trẻ. Ai đó hãy nói với ta, thằng bé còn sống, đây chỉ là một trò lừa bịp thôi, làm ơn!

-Con ơi, tỉnh lại đi, mẫu thân xin con tỉnh lại! Đừng dọa mẫu thân nữa, mẫu thân không vui đâu. Con mở mắt ra đi, nhìn mẫu thân, con ơi!!

Bỗng nhiên, ta chú ý đến cổ của Trịnh nhi. Cần cổ trắng nõn lộ rõ vết thâm tím, có lẽ nào....con ta là bị sát hại?

-An An, khi ta đi, là ai đã tới thăm thái tử?

-Dạ, bẩm...là Thiên Cực công chúa.

Mẫu thân đã đến đây? Như bừng bừng tỉnh khỏi giấc mộng, ta hiểu rồi! Chính bọn họ đã giết con ta, một cách rất quang minh chính đại. Người mẫu thân ấy, đã tước đi sinh mệnh của một đứa trẻ, bọn họ thật nhẫn tâm.

-Tại sao? Người nói đi, tại sao?

Ta gần như đã hét lên khi nhìn thấy mẫu thân, dùng chút sức tàn lay mạnh người bà.

-Bởi vì, thái tử của nhà Trần không được phép có huyết thống của nhà Lý. Hinh nhi, mẫu thân xin lỗi con.

Lại là nói dối. Người tưởng ta sẽ tin sao? Ta không phải đồ ngốc. Rõ ràng, là bọn họ kiêng kị ta, vì ta chính là vị vua cuối cùng của nhà Lý. Ta không giống tỉ tỉ, ta không bao giờ tỏ vẻ khuất phục nhà Trần, vậy nên..bọn họ sợ ta mưu phản, Trịnh nhi sẽ khôi phục nhà Lý năm xưa. Vậy nên, bọn họ không tiếc giết đi con ta, dẫu có là máu mủ tình thân. Quyền lực thật đáng sợ, nó khiến con người đều trở thành dã thú, mà ta lại vô lực đứng nhìn.

Dường như là để bù đắp, bọn họ gửi tới cho ta rất nhiều qùa cáp, nhưng đó đâu phải thứ ta cần. Còn Trần Cảnh, chàng luôn nhìn ta với ánh mắt bối rối, hẳn chàng cũng biết tất cả, vậy mà chàng vẫn đứng nhìn, là không đủ sức hay cũng tin theo lời bọn họ nói? Cuối cùng, chỉ duy nhất có ta, là ôm nỗi đau mất con, còn bọn họ rất nhanh rồi sẽ quên đi.

4 năm, ta sống như một cái bóng giữa chốn hoàng cung thâm độc ấy, chờ tới một ngày...

-Hoàng hậu Lý thị do không thể sinh con nối dõi, nay vì lo cho huyết thống hoàng tộc, phế thành Chiêu Thánh Công chúa. Khâm thử!

Ta chẳng bàng hoàng, cũng không khóc lóc sướt mướt, chỉ im lặng lĩnh chỉ. Tim ta, từ lâu đã hóa thành sỏi đá, chút chuyện này, sao có thể khiến ta đau lòng...

Đêm ấy, chàng đến tìm ta.

-Ta không muốn như vậy, là thái sư ép buộc ta...

Khuôn mặt chàng vẫn như hơn mười năm trước, tuấn tú khôi ngô, nhưng ta đã không còn là cô bé ngây thơ ngày nào. Mà chúng ta bây giờ, cũng là cách nhau muôn trùng nghìn dặm.

Ta có yêu chàng không? Có, ta đương nhiên là yêu, nhưng ta không thể tiếp tục nữa. Từ bây giờ, ta sẽ thôi oán trách chàng, bởi chàng cũng đâu làm gì ta...

-Thiếp biết, vậy nên thiếp không oán chàng. Chỉ mong kiếp sau, chúng ta không bao giờ gặp lại. Kiếp này, coi như chúng ta không ai nợ ai, ân đoạn nghĩa tuyệt.

Nhìn bóng lưng chàng lẻ loi trong đêm, ta thầm xót xa. Nhưng hỡi ơi, giá như chàng đừng làm vua, ta cũng chỉ là một nữ nhân bình thường, có lẽ cuộc đời hai ta sẽ khác. Chỉ tiếc rằng, không có giá như...

Tình yêu, như là một ván cờ...Ai thông minh sẽ thắng, kẻ khờ dại sẽ luôn vạn kiếp không thể thoát ra, mãi mãi trầm luân.

Tình yêu, giống như một giấc mộng...Mộng tỉnh, tình tan...

P/S: mong đừng sao chép mà k ghi nguồn

0

Không nhớ ?? =))

22 tháng 4 2020

ko nhớ ib cho nhớ

Khác biệt giữa Thiết kế nhân vật và Vẽ bình thườngThiết kế tạo hình một nhân vật hoạt hình nói chung, manga hay anime nói riêng khá khác biệt với việc vẽ tranh, phác thảo nhân vật một lần. Khi vẽ một lần, bạn chỉ quan tâm nhân vật trông như thế nào từ một góc nhìn trong bức tranh đó. Nhưng khi vẽ truyện tranh, hoạt hình, việc thiết kế nhân vật cần...
Đọc tiếp

Khác biệt giữa Thiết kế nhân vật và Vẽ bình thường

Thiết kế tạo hình một nhân vật hoạt hình nói chung, manga hay anime nói riêng khá khác biệt với việc vẽ tranh, phác thảo nhân vật một lần. Khi vẽ một lần, bạn chỉ quan tâm nhân vật trông như thế nào từ một góc nhìn trong bức tranh đó. Nhưng khi vẽ truyện tranh, hoạt hình, việc thiết kế nhân vật cần bạn phải vẽ từ nhiều góc nhìn/góc độ khác nhau để tạo nên tính đa dạng, đáp ứng mọi tình huống xảy ra trong câu chuyện của mình.

Hai điều cần lưu ý khi thiết kế tạo hình nhân vật manga - anime

1. Nhân vật nên có thiết kế đơn giản. Sẽ tốn rất nhiều thời gian khi phải vẽ quá nhiều nhân vật với những chi tiết phức tạp.

2. Cần xem xét, cân nhắc, tìm hiểu nhân vật của mình sẽ trông như thế nào ở tất cả các góc nhìn/góc độ. Bạn sẽ phải vẽ chúng từ nhiều góc độ khác nhau trong nhiều lần.

Các bước tạo hình nhân vật Manga - Anime

Bước 1: Tạo profile nhân vật

📷Viết profile nhân vật

Quyết định xem bạn muốn vẽ nhân vật như thế nào và chọn các chi tiết tối thiểu sẽ cần để truyền tải đặc điểm nhân vật đến người xem. Ví dụ, kiểu quần áo, phụ kiện cần để diễn tả nhân vật một cách tốt nhất.

Nên viết ra một vài thông tin cơ bản về nhân vật như tuổi tác, công việc, tính cách... và thiết kế nhân vật dựa vào những đặc điểm này.

Bước 2: Phác thảo sơ qua nhân vật

📷Phác thảo nhân vật manga, anime

Vẽ phác thảo sơ ý tưởng của bạn. Đây có thể là hình ảnh nhân vật từ bất cứ góc độ hay tư thế nào bạn muốn. Vẽ bất kì điều gì bạn cảm thấy có thể miêu tả tốt nhân vật của mình. Hoàn thành ít nhất một hình phác thảo toàn cơ thể và vài hình cận mặt.

Nếu nhân vật của bạn rất to hoặc rất nhỏ, bạn có thể phác thảo bên cạnh một nhân vật có tỉ lệ bình thường để nắm được kích thước nhân vật.

Sử dụng các chi tiết đơn giản hoặc ít chi tiết cho nhân vật, đừng khiến các nhân vật trở nên quá phức tạp. Bạn có thể thêm những chi tiết vào sau nếu thấy nhân vật quá đơn giản chưa ấn tượng.

Khi đã hoàn thành việc phác thảo, hãy chọn những bản vẽ bạn thích nhất và kết hợp chúng thành nhân vật hoàn chỉnh của bạn.

Bước 3: Phát triển tạo hình nhân vật

📷Thiết kế nhân vật manga, anime

Để tiếp tục phát triển thiết kế của bạn, hãy vẽ nhân vật từ phía trước, từ hai bên (trừ khi chúng giống hệt nhau) và từ các góc nhìn phía sau. Bạn cũng có thể vẽ thêm chi tiết nếu cần.

Thực hiện những hình vẽ này sẽ giúp bạn có được các góc nhìn toàn diện nhất về nhân vật, rồi sử dụng chúng để làm tài liệu tham khảo khi bắt tay vào vẽ tác phẩm

Để giữ đúng tỷ lệ chuẩn trong các góc nhìn và chế độ xem khác nhau, bạn có thể vẽ những đường hướng dẫn cơ sở cho cơ thể từ góc nhìn này sang góc nhìn khác. Lưu ý phối cảnh cũng rất quan trọng khi vẽ, có những chi tiết nhìn sẽ khác nhau ở các góc nhìn khác nhau. Ví dụ bạn có thể thấy vào bàn chân ở hình vẽ phía trên, quan sát ở góc chính diện thì nó sẽ nằm quá đường cơ sở hình.

Bước 4: Tô màu cho nhân vật của mình

📷Thiết kế màu sắc cho nhân vật manga, anime

Các bộ manga - anime thường có màu đen trắng, nhưng đôi khi chúng vẫn được đổ màu vào để thêm phần sinh động, ví dụ như ở các trang bìa truyện hoặc một vài trang mở đầu.

Cho dù đã có ý tưởng nhất định về màu sắc cho nhân vật của mình thì bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau đây:

Không phải màu nào cũng nên kết hợp với nhau, có màu kết hợp được, có màu không. Những màu kết hợp được thường là những màu bổ sung cho nhau hoặc nằm đối diện nhau trên bánh xe màu sắc (color wheel), ngoại trừ đen và trắng có thể kết hợp với gần như tất cả. Thường bạn sẽ thấy các nhân vật manga - anime nổi tiếng đều sử dụng các màu như đã nói. Chúng không nhất thiết phải là màu đối diện chính xác trên bánh xe mà có thể là màu có sắc thái/sắc độ gần màu đó.

Nên chọn những màu phù hợp với kiểu nhân vật bạn muốn tạo ra. Màu sắc cũng góp phần tạo nên những tâm trạng, chi tiết, đặc điểm nhất định cho nhân vật. Ví dụ màu xanh dương được coi là màu lạnh, còn màu đỏ là màu ấm, bạn tạo một nhân vật giả tưởng sử dụng phép thuật băng tuyết thì chắc chắn không nên sử dụng nhiều màu đỏ trong thiết kế tạo hình.

📷Tô màu nhân vật manga, anime

Tips cho bạn

Hãy tạo ra các nhân vật phù hợp với cốt truyện của mình. Rất nhiều bộ manga - anime có các nhân vật đại trà, chung chung, không quá ấn tượng nhưng vẫn câu chuyện vẫn rất tốt. Bạn nên cân bằng giữa sự độc đáo và những gì phù hợp với tác phẩm của mình. 

Ví dụ, nếu chuyện của bạn thuộc kiểu đời thường, lát cắt cuộc sống, có lẽ bạn nên tạo các nhân vật như những người bình thường quanh mình. Còn nếu bạn vẽ thể loại giả tưởng hay khoa học viễn tưởng thì hãy tạo hình cho nhân vật kiểu kỳ lạ, khác thường một chút thì mới phù hợp.

Thêm nữa, không nên sao chép nhân vật từ những tác phẩm của người khác. Tất nhiên nếu lấy ý tưởng thì chẳng sao cả, chỉ đừng nên copy phần lớn nhân vật và chỉnh sửa lại một chút cho khác biệt. Hãy sử dụng ý tưởng, sáng tạo của bản thân để cho ra những tác phẩm của riêng mình.

Kết luận

Để thiết kế được một nhân vật manga hay anime ngoài việc luyện tập chăm chỉ thì còn rất nhiều điều cần lưu ý, tuy nhiên nếu làm được, bạn sẽ cảm thấy nó vô cùng thú vị và thêm say mê hơn. Nếu có ý tưởng hay ho cho một bộ truyện, đừng ngại ngần thử sức, Quantrimang chắc chắn rằng, nếu chăm chỉ và thực sự yêu mến manga - anime, sẽ chẳng có khó khăn nào cản đường bạn hoàn thành những tác phẩm tuyệt vời của riêng mình.

Chúc bạn thành công!

0
8 tháng 3 2016

Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử việc hiểu và áp dụng tình tiết này còn nhiều quan điểm khác nhau. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa giải thích hoặc hướng dẫn chính thức nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc có áp dụng hay không áp dụng các tình tiết này trong vụ án cụ thể. Với bài viết này, chúng tôi cũng không hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, mà chỉ trao đổi một số điểm để bạn đọc và đặc biệt là các đồng nghiệp tham khảo.

 

Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và các quyền khác mà trẻ em có theo quy định của pháp luật.

 

Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em. Quy định về độ tuổi đối với trẻ em của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ: Điều 112 Bộ luật hình sự quy định: “người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 114 Bộ luật hình sự quy định: “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; Điều 115 Bộ luật hình sự quy định“người nào đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.v.v…

 

Phạm tội đối với trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn xuất phát từ một thực tế là trẻ em là người không có khả năng tự vệ, và đây là lý do chính mà nhà làm luật quy định “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó khi xác định mức độ tăng nặng của tình tiết này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của nạn nhân. Nếu trẻ em càng ít tuổi, sự kháng cự càng yếu ớt thì mức tăng nặng càng nhiều.

 

Tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quyết định hình phạt tại điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự  mà trong nhiều trường hợp nó là yếu tố định tội như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.v.v… hoặc là yếu tố khung hình phạt như: giết trẻ em, đe doạ giết trẻ em, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trẻ em, lây truyền HIV cho người chưa thành niên là trẻ em, bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản.v.v…. Vì vậy, khi Bộ luật hình sự quy định tình tiết này là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt, thì không được coi là tình tiết tăng nặng để áp dụng điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt nữa.

 

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, nên việc xác định tuổi của người được xác định là trẻ em là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp việc xác định tuổi của người bị hại gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng hết mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của người bị hại. Vậy trong trường hợp này, việc tính tuổi của người bị hại để xác định họ có phải là trẻ em hay không sẽ như thế nào ? Vấn đề này, hiện nay có hai ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm đó. Ví dụ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định được cháu Trịnh Hồng D sinh vào tháng 6 năm 1990, thì lấy ngày sinh của cháu D là ngày 30 tháng 6 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu D là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 31 tháng 12 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu D. Cách tính này là không có lợi cho ngời phạm tội, vì người bị hại càng ít tuổi bao nhiêu thì người phạm tội càng bị trách nhiệm nặng bấy nhiêu. Theo quan điểm này xuất phát từ nguyên lý, trẻ em cần dược bảo vệ đặc biệt, nên cơ quan áp dụng pháp luật cũng phải quan tâm đặc biệt hơn.

 

Còn ý kiến thứ hai thì cho rằng, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó, nếu không biết ngày, tháng sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm đó. Ví dụ: chỉ xác định được cháu Hồ Thị M sinh vào tháng 8 năm 1990 thì lấy ngày sinh của cháu M là ngày 01 tháng 8 năm 1990; nếu chỉ biết năm sinh của cháu M là năm 1990, không biết sinh ngày tháng nào thì lấy ngày 01 tháng 01 năm 1990 là ngày tháng năm sinh của cháu M. Cách tính này theo hướng có lợi cho người phạm tội. Theo quan điểm này thì việc tính tuổi người bị hại theo hướng có lợi cho người phạm tội nhưng cũng không có nghĩa là gây bất lợi cho người bị hại là trẻ em, vì dù là trẻ em hay người đã đủ 16 tuổi hoặc người đã thành niên khi bị xâm hại, sự khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội lại chính từ người phạm tội chứ không phải ở phía người bị hại. Việc bồi thường danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản cho người bị hại là trẻ em vẫn được bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật; không vì người bị hại là trẻ em thì được nhiều hơn người bị hại là người đã thành niên. Do đó việc xác định tuổi của người bị hại có ý nghĩa đối với người phạm tội nhiều hơn là đối với người bị hại. Chúng tôi đồng ý với cách xác định thứ hai. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mỗi nơi xác định một khác, thì các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể.*

 

Khi xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em, các cơ quan tiến hành tố tụng có cần chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội là phải biết người bị hại là trẻ em thì mới áp dụng tình tiết này không ? Đây cũng là vấn đề lâu nay về lý luận cũng như thực tiễn xét xử cũng còn ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, về nguyên tắc, đối với tình tiết tăng nặng nói chung và tình tiết phạm tội đối với trẻ em nói riêng, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì mới được coi là tình tiết tăng nặng đối với họ. Nếu có lý do chính đáng mà người phạm tội không thấy được trước hoặc không thể thấy được trước, thì dù người bị hại đúng là trẻ em thật cũng không bị coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Đặng Xuân T điều khiển xe tải, do phóng nhanh vượt ẩu đã đâm thẳng đầu xe vào một nhà dân bên đường. Sau khi tai nạn xảy ra, T cũng bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu; tại bệnh viện, T được người nhà cho biết vụ tai nạn do T gây ra làm chết cháu Nguyễn Thị H 10 tuổi đang nằm ngủ trên giường. Trong trường hợp này, khi phạm tội T không thể biết trong nhà có người hay không có người, nếu có người thì cũng không thể biết đó là người lớn hay trẻ em. Do đó Đặng Xuân T không bị áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”.

 

Ý kiến thứ hai cho rằng, việc có cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với tình tiết tăng nặng hay không phải căn cứ cứ vào nội dung của tình tiết tăng nặng cụ thể được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, chứ không thể cứ là tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải biết trước hoặc có thể biết trước thì mới bị áp dụng. Bởi lẽ, trong các tình tiết tăng nặng quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự không phải tình tiết nào cũng đòi hỏi người phạm tội cũng phải thấy được trước hoặc có thể thấy được trước thì mới buộc người phạm tội phải chịu, mà có những tình tiết bản thân nó đã chứa đựng tính chất tăng nặng trách nhiệm hình sự và mặc nhiên người phạm tội phải thấy trước. Ví dụ: tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, nó tồn taị khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người, chỉ cần có đủ các điều kiện quy định của pháp luật là nó xuất hiện, dù người phạm tội có muốn hay không muốn. Ngược lại, có tình tiết nếu người phạm tội không nhận thức được trước khi thực hiện thì không thể buộc họ phải chịu. Ví dụ: tình tiết lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội  để phạm tội, là tình tiết người phạm tội phải nhận thức được, nếu họ không nhận thức được thì không thể buộc họ phải chịu. Chúng tôi đồng tình với ý kiến này và phân tích thêm một số khía cạch về pháp lý cũng như thực tiễn như sau:

 

Khi nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chúng ta thấy có tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, có tình tiết thuộc về hành vi khách quan, có tình tiết thuộc về ý thức chủ quan và có tình tiết chỉ là sự vật hoặc hiện tượng khách quan. Cùng một hiện tượng nhưng nhà làm luật quy định khác nhau thì việc xác định cũng khác nhau. Ví dụ: người bị hại là phụ nữ có thai, nhưng nhà làm luật quy định “giết phụ nữ mà biết là có thai” (điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự) thì buộc người phạm tội phải biết người mà mình giết là phụ nữ đang có thai. Trong trường hợp người phạm tội nhầm tưởng là người mà mình giết là có thai nhưng thực tế không có thái thì người phạm tội ẫn bị áp dụng tình tiết “giết phụ nữ mà biết là có thai” . Ví dụ: Ví dụ: Vũ Xuân K là tên lưu manh cùng đi một chuyến ô tô với chị Bùi Thị M. Do tranh giành chỗ ngồi nên hai bên cãi nhau. K đe doạ: “Về tới bến biết tay tao!” Khi xe đến bến, K thấy chị M đi khệnh khạng, bụng lại hơi to, K tưởng chị M có thai, vừa đánh chị M, K vừa nói: “Tao đánh cho mày trụy thai để mày hết thói chua ngoa”. Mọi người thấy K đánh chị M bèn can ngăn và nói: “Người ta bụng mang dạ chửa đừng đánh nữa phải tội”. Nhưng K vẫn không buông tha. Bị đá vỡ lá lách nên chị M bị chết. Sau khi chị M chết mới biết là chị không có thai mà chị giấu thuốc lá 555 trong người giả vờ là người có thai để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Biên bản khám nghiệm tử thi cũng kết luận là chị M không có thai. Ngược lại có trường hợp người bị giết là phụ nữ có thai thật nhưng trong hoàn cảnh cụ thể người phạm tội không thể biết được người phụ nữ mà mình xâm phạm là đang có thai thì người phạm tội cũng không bị coi là “giết phụ nữ mà biết là có thai”. Ví dụ: Đỗ Quốc C là khách qua đường vào ăn phở trong tiệm phở của chị Phạm Thị H. A chê phở không ngon, chị H cũng chẳng vừa bèn nói lại: “ít tiền mà cũng đòi ăn ngon, đồ nhà quê!” A bực tức lao vào đấm đá chị H liên tiếp. Do bị đá đúng chỗ hiểm chị H đã chết sau đó vài giờ. Khi khám nghiệm tử thi mới biết chị H đang có thai hai tháng.

 

Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết thuộc về mặt chủ quan của tội phạm mà là tình tiết thuộc về mặt khách quan. Một người bao nhiêu tuổi là căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người đó chứ không phụ thuộc vào nhận thức của người khác. Nếu phụ thuộc vào nhận thức của người khác thì thực tế có thể có người nhiều tuổi nhưng người khác lại tưởng là còn ít tuổi và ngược lại. Thông thường, khi bị quy kết là phạm tội đối với trẻ em, người phạm tội thường nại rằng họ không biết đó là trẻ em, nhất là đối với người bị hại ở độ tuổi giáp ranh trên dưới 16 tuổi. Ví dụ: Đỗ Xuân Đ thoả thuận với Vũ Thị C là chủ nhà nghỉ “Sao Khuya” tìm cho Đ một gái bán dâm. Vũ Thị C đồng ý và gọi Trần Thị H là gái bán dâm đến nhà nghỉ theo yêu cầu của Đ. Trong lúc Đ đang thực hiện hành vi giao cấu với H thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Kiểm tra giấy tờ của Trần Thị H thì biết H chưa đủ 16 tuổi; Lực lượng Công an đã lập biên bản về việc Đỗ Xuân Đ giao cấu với trẻ em. Khi yêu cầu Đ ký vào biên bản phạm tội quả tang thì Đ không ký và nại ra rằng, không biết người mà  mình giao cấu là trẻ em.

 

Vì là tình tiết thuộc mặt khách quan nên nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, do đó không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi.

 

 Tuy nhiên, trong một số trường hợp phạm tội do vô ý, việc xác định tình tiết phạm tội đối với trẻ em không hoàn toàn giống như trường hợp phạm tội do cố ý, mà trong một số trường hợp mặc dù người bị hại là trẻ em nhưng việc áp dụng tình tiết phạm tội đối với trẻ em cần phân biệt:

 

- Nếu phạm tội do vô ý nhưng trước khi thực hiện hành vi người phạm tội đã biết rõ đối tượng tác động là trẻ em, thì phải coi là phạm tội đối với trẻ em. Ví dụ: Hoàng Văn S đi săn trong rừng, thấy một bé gái (sau này xác định có tên là Nguyễn Thị M) đang lấy măng; cùng lúc đó có một con chồn chạy qua chỗ cháu M, Hoàng Văn S dương súng bắn chồn nhưng đạn lại trúng cháu M làm cháu M bị thương nặng có tỷ lệ thương tật là 65%. Hành vi phạm tội của Hoàng Văn S bị truy tố và xét xử về tội vô ý gây thương tích cho người khác. Trong trường hợp phạm tội cụ thể này, trước khi dương súng bóp cò, S biết hướng bắn có người mà người này là trẻ em nhưng do quá tin vào khả năng bắn súng của mình (vô ý vì quá tự tin) nên đã gây thương tích nặng cho cháu M. Hành vi phạm tội của S phải coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

- Nếu bị cáo phạm tội do vô ý và trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo không biết hoặc không đủ điều kiện để biết trước người mà mình xâm phạm là trẻ em, thì không coi là phạm tội đối với trẻ em như trường hợp của Đặng Xuân T đã nêu ở trên thì không coi là phạm tội đối với trẻ em.

 

Thực tiễn xét xử có trường hợp người phạm tội cũng là trẻ em thì có coi là phạm tội đối với trẻ em không.Ví dụ: Nguyễn Văn D 15 tuổi 4 tháng 10 ngày dùng dao nhọn Thái Lan đâm vào bụng Trần Quang T 15 tuổi 8 tháng 20 ngày làm cho T bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng và D mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu không coi hành vi phạm tội của Nguyễn Văn D là phạm tội đối với trẻ em thì chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng thì D không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

Đây là vấn đề chưa được giải thích hoặc hướng dẫn cũng như chưa được trao đổi, bình luận hoặc đề cậptrên các báo chí hoặc trong các cuộc hội thảo khoa học. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề vừa mang tính chất pháp lý vừa có tính chất xã hội sâu sắc, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học pháp lý, tâm sinh lý của trẻ em và quan điểm xử lý đối với trẻ em phạm pháp. v.v…

 

Việc nghiên cứu một cách tổng thể và đưa ra những chủ trương, những quy định có tính hướng dẫn áp dụng thống nhất là một yêu cầu cấp bách, nhưng cũng không thể nóng vội mà phải có thời gian, nhất là đây lại là vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự đối với trẻ em phạm tội. Tuy nhiên, tội phạm thì vẫn xảy ra, trong đó có hành vi phạm tội của trẻ em đối với trẻ em, chúng ta không thể tạm đình chỉ vụ án để chờ hướng dẫn. Do đó, theo chúng tôi trong khi Bộ luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung và chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì việc xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” mà người phạm tội cũng là trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết “phạm tội đối với trẻ em”, đồng thời đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để có một đường lối xử lý cho phù hợp.

 

Như trên đã phân tích, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự mà trong một số trường hợp nó còn là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Theo quy định tai khoản 2 Điều 48 Bộ luật hình sự thì những tình tiết dã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Nghiên cứu tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết định tội thì thấy: Trong các tội xâm phạm đến trẻ em, có tội nhà làm luật không quy định người phạm tội phải làngười đã thành niên như: tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nhưng cũng có một số tội nhà làm luật quy định người phạm tội phải là người đã thành niên như: tội giao cấu với trẻ em; tội dâm ô với trẻ em. Do đó, cũng khó có thể xác định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” không áp dụng đối với người phạm tội là trẻ em. Hơn nữa, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” lại là tình tiết  thuộc mặt khách quan, không liên quan gì đến chủ thể của tội phạm mà chỉ liên quan đến người bị xâm phạm (người bị hại). Không có quy định nào của Bộ luật hình sự loại trừ trường hợp trẻ em hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội đối với trẻ em thì không coi là phạm tội đối với trẻ em (trừ trường hợp phạm tội đối với trẻ em là tình tiết định tội quy định tại một số điều luật). Vì vậy, trường hợp phạm tội của Nguyễn Văn D nêu ở trên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự và theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì Nguyễn Văn D có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi nói có thể là vì khi xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các quy định tại Chương X Bộ luật hình sự (từ Điều 68 đến Điều 77) để miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn D.

 

Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự, có những nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”. Với các quy định trên, thì đối với trẻ em phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho họ. Trường hợp cần thiết buộc phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phạm tội rất nghiêm trọng thì cũng chỉ nên áp dụng biện pháp tư pháp như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, mà không nên áp dụng hình phạt đối với trẻ em phạm tội. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật quan tâm đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó có trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp tư pháp mà chủ yếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; hình phạt tù giam vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; có trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng còn “quên” không áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nên bản án hoặc quyết định đã bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại.

8 tháng 3 2016

Sao dài quá vậy bạn?????

26 tháng 11 2018

có mk nè

Gặp bạn, đúng hay sai?Hỏi tại sao cô đơn tồn tại,Để dừng lại làm hại lòng tôi?Khi tỉnh giấc trông mình nhìn lại,Một mình tôi chờ đến bao giờ?Có bạn rồi liệu hết cô đơn?Trông bạn rồi liệu có hết buồn?Trong lúc này lòng tôi chỉ sợTình bạn này kéo dài bao lâu.Cô đơn rồi lại cô đơn mãi,Đến một ngày rồi cũng sẽ quen.Bạn xuất hiện cô đơn...
Đọc tiếp

Gặp bạn, đúng hay sai?

Hỏi tại sao cô đơn tồn tại,

Để dừng lại làm hại lòng tôi?

Khi tỉnh giấc trông mình nhìn lại,

Một mình tôi chờ đến bao giờ?

Có bạn rồi liệu hết cô đơn?

Trông bạn rồi liệu có hết buồn?

Trong lúc này lòng tôi chỉ sợ

Tình bạn này kéo dài bao lâu.

Cô đơn rồi lại cô đơn mãi,

Đến một ngày rồi cũng sẽ quen.

Bạn xuất hiện cô đơn biến mất,

Bạn rời tôi cô đơn lại về.

Nhưng lúc này liệu còn giống trước?

Cô đơn ấy đã quen bao ngày,

Cô đơn này chỉ vừa mới tới,

Mà làm sao tập mãi không quen?

Đúng hay sai khi tôi gặp bạn,

Ánh sáng nhỏ chiếu rọi lòng tôi?

Đúng hay sai khi lòng tôi mở,

Để khép lại thảm hại hơn xưa?

Đúng hay sai cô đơn biến mất,

Để một ngày trở lại đau thương?

Đúng hay sai chúng ta là bạn?

Đúng hay sai tôi tựa nơi này?

Nếu bạn không đứng cùng tôi mãi,

Mong bạn đừng cho tôi nơi tựa.

Hỏi ai khi nào cô đơn nhất?

Là lúc cô đơn bỗng trở về.

Bây giờ bạn đứng lại cùng tôi,

Mong bạn mãi đừng rời đi nữa.

Đừng làm tôi cô đơn trở lại,

Đừng làm tôi hối hận vì xưa.

0