Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.
Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.
Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.
Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.
Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.
Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.
Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.
1 . Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
2.
- Mở bài:
Để tao nên một tập thể, cộng đồng vững mạnh, mỗi cá nhân phải gắn kết mình với cộng đồng. Sự liên kết của nhiều cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể, công đồng. Đồng thời, cũng cần tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến thành công. Bởi thế, Một trong những đức tính cần phải có đó là tinh thần đoàn kết, tương trợi lẫn nhau.
- Thân bài:
Đoàn kết là gì?
Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn
Tương trợ là gì?
Tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Tương trợ còn là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung
Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.
Tại sao sống phải có tinh thân đoàn kết và tương trợ lẫn nhau?
Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đơc người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khằng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này.
Rèn luyện tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau như thế nào?
Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình.
Rèn luyện lối sống thân ái, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn. Tương thân tương ai không chỉ là hành động mà còn là phẩm chất của con người. Giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống để tình cảm con người trở nên khăng khít, bền chặt và lâu dài.
Kiên quyết phê phán những hành động thiếu sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Kiên quyết phê phán những hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết tương trợ của tập thể và cộng đồng. Biết gắn kết tình cảm cộng đồng cùng làm việc và hướng đến những lượi ích chung nhất.
Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tinh thàn đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Họ sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của tập thể. Có nhiều người còn âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết của tập thể, cộng đồng, dân tộc. Những người như thế thật đáng bị lên án chỉ trích.
Bài học:
Sống phải có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Đoàn kết chính là nguôn cội tạo nên sức mạnh ở mỗi con người. Không đoàn kết thì sẽ sống cô lạp, tách biệt với mọi người. Không biết tương trợ lẫn nhau thì cũng không được ai quan tâm hay giúp đỡ.
Kết bài:
“Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
hok tốt~~
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
- Làm cho gia đình họ bị đau thương.
- Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện.
- Mọi người chê trách.
- Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.