K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ, mẹ là người đã chăm lo cho em mỗi ngày từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong em mẹ là người phụ nữ giản dị nhưng tuyệt vời.

Mẹ em năm nay đã ba mươi lăm tuổi, cái tuổi không còn trẻ nữa. Mẹ em không cao nhưng có dáng người cân đối và có phần hơi đẫy đà. Khuôn mặt mẹ tròn trịa phúc hậu, trên khuôn mặt ấy đã ẩn hiện những nốt tàn nhan báo hiệu tuổi tác. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt to hiền dịu. Đôi mắt ấy luôn nhìn em với tất cả tình yêu thương trìu mến cho em động lực mỗi khi gặp khó khăn, vỗ về em khi em buồn, cho em cảm thấy được yêu thương và bảo vệ, lấp lánh khi em đạt điểm tốt. Đôi mắt ấy u buồn khi em làm sai, ánh lên những niềm vui sướng khi em làm việc tốt. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt ấy, em lại tự thấy mình có bổn phận phải không để đôi mắt ấy ướt lệ. Làn da mẹ hơi ngăm đen vì những năm tháng dãi dầu mưa nắng lo cho gia đình, đó là một làn da khỏe khoắn, nồng thở vị cần cù, chịu khó. Có lẽ điều nổi bật nhất ở mẹ là mái tóc đen bóng, mượt mà dài đến gần eo, em rất thích mỗi sáng giúp mẹ chải tóc, tóc mẹ vừa mượt vừa dày, khi búi trông rất đẹp. Mẹ em cũng rất quý bộ tóc ấy, mẹ thường gội đầu bằng bồ kết, chứ ít khi gội bằng dầu, mẹ bảo gội bằng bồ kết tóc vừa đen vừa chắc. Đôi bàn tay mẹ xương xương mà ấm áp với những ngón tay thuôn thuôn như búp măng, mỗi lần áp má lên đôi bàn tay mẹ em lại thấy ấm áp lạ thường khi cảm nhận được sự gồ ghề của những vết chai thô ráp trên lòng bàn tay ấy. Khi ấy em lại thương mẹ vô cùng, em chỉ mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần mẹ cho mẹ đỡ vất vả.

Mẹ em là một người luôn vun vén cho gia đình. Ngày thường dù đi làm nhưng mọi việc trong nhà mẹ đều lo chu toàn. Năm nào mẹ cũng mua đồ mới cho em nhưng có những bộ quần áo mẹ mặc mấy năm, em hỏi mẹ đều bảo là vì vẫn mặc được. Em biết đó không chỉ vì là do mẹ giản dị mà còn vì mẹ muốn tiết kiệm cho gia đình cho em được sung sướng hơn. Mẹ vô cùng tiết kiệm nhưng lại rất chiều chị em em. Chúng em có đầy đủ những điều mình thích không thiếu một thứ. Nhưng mẹ cũng vô cùng nghiêm khắc mỗi khi chúng em mắc lỗi, cho dù là lỗi to hay nhỏ mẹ cũng nhất định phạt nặng để chúng em biết lỗi và nhớ sửa sai.

Em rất hạnh phúc vì được là con của mẹ, em tự hứa với lòng nhất định phải học hành chăm chỉ nên người để mẹ tự hào và cho mẹ những ngày tháng hạnh phúc.

21 tháng 12 2016

Bài đó mik ko pải soạnhehe

21 tháng 12 2016

cô giáo mình nói về nhà soạn bài này cơhihihihi

8 tháng 12 2018

Đức tính nhân hậu nhân ái là đức tính tốt được thể hiện từ bên trong con người, biểu hiện của sự thương yêu , sự giúp đỡ của người này đối với người khác. Giups đỡ người khác họ sẽ thầm cảm ơn và cảm thấy mình là một người tốt có lòng nhân ái, luôn biết thương yêu và quý mến mọi người để họ yêu mến mình hơn và từ đó cho thấy mình là một người sống chan hòa với mọi người, tạo thiện cảm đối với người khác.

17 tháng 2 2017

Tham khảo bạn nha:

=> Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "Lấy sức đâu mà đi"): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.

- Phần 2 (tiếp đến "cùng Bác"): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba

- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

Câu 1:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.

Câu 2:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.

Câu 3:

Hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:

Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ | Soạn văn lớp 6

Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm.

Câu 4: Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:

... Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…"; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Bài thơ được làm theo thể thơ ngụ ngôn:

– Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

– Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

– Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

- Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện.

Câu 6: Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

– Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thầm thì, bồn chòn, hốt hoảng, nằng nặc, …

17 tháng 2 2017
Càu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?

Trả lời:

Bài thơ kế lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh dội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình yêu thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.

Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tá dó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Trả lời:

Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ đưực miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao dẹp vì dó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thê hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Câu 3: Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.

* Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?

Trả lời:

* Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.

- Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chần nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

- Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lên những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.

* Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi dinh ninh - Chòm râu im phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ và nằng nặc” mời Bác đi ngủ {Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời} Bác ngủ!

- Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thía tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn thi hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thấy bằng dấu... để người đọc biết lần ấy Vả lại chi kể hai lần thì mới nối bật được sự thay đổi khác nhau trong < biến tâm trạng anh chiến sĩ.

Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.

Càu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Trả lời:

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã lù một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?

Trả lời:

* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:

- Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng

- Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng

- Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - bạc; Bác - Bác).

* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.

Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Trá lời:

* Những từ láy trong bài thơ:

Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.

* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên

11 tháng 11 2017

no ,thank

11 tháng 11 2017

A beautiful morning, the wind of the vu vu, the birds of the sky waving the flowers. Long Mui saw flowers with flowers and flowers of different races: bright yellow flowers, roses, red carnations.

The boy saw an apple tree that was fruity, red apples, mushrooms and mushrooms. Jumping up the tree to pick but ... he can not climb up because of his nose. "Wish my nose disappear, I do not need a nose, I just need my mouth to eat all the good things in life. But nothing is done."

At that time, Mr. Ong, The Family They stood nearby.

-No need a nose. For my nose, maybe my nose can breathe, smell and distinguish the different smells of flowers.

At that time the birds fly to Mui Long beach said:

-If you do not have ears, how to hear my song. And your sound will be around.

The flowers and fluttering said:

- If you do not see you see our brilliant colors?

Long nose ears can hear that they can not be missing them. From then on, he kept his sanity, keeping his eyes, arrows ... no intention of leaving them.

21 tháng 1 2021

THAM KHẢO 

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.

Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.

Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

20 tháng 2 2021

cảm onn nhiều nha

vt nhiều z chắc mỏi tay lắm nhỉ

2 tháng 1 2018

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất chính là Huyền - em gái của em. Ở nhà, mọi người gọi Huyền bằng một cái tên rất vui là Cún.

Gia đình em đã tổ chức sinh nhật một tuổi của Cún. Cún rất xinh trong bộ quần áo mà ba đã mua mừng sinh nhật bé. Dù hơi mập nhưng Cún cao và khoẻ mạnh. Bé có gương mật tròn, bầu bĩnh, trông ngộ nghĩnh và dễ thương. Làn da trắng trẻo cùng với đôi má hồng hồng làm cho Cún càng đáng yêu hơn. Đôi mắt bé long lanh, đen láy như chứa đựng những giọt nước. Đôi mắt ấy càng đẹp hơn nhờ hàng mi cong vút.

Cún đang tập nói nên bé rất thích nói. Những tiếng đầu tiên mà bé nói được “ba, má, ông, bà”. Mỗi khi nói một từ nào đó, Cún thường nói liên tục từ đó như "ba. ba, ba” hay “má, má, má” làm cả nhà ai ai cũng thấy vui và buồn cười. Tuy Cún mới nói những từ đơn giản nhưng mỗi lần Cún nói được từ nào thì cả nhà đều vỗ tay hoan hô. Còn em thì thấy rất hạnh phúc mỗi khi nghe Cún gọi: “Thành ! Thành!”. Ở nhà, ai cũng thích dạy Cún múa hát. Mặc dù bé chỉ có thể “a.... a.... i... i...” và múa thì khua khoắng hai tay trông rất buồn cười.

Cún cũng đang chập chững những bước đi đầu tiên. Thoạt đầu, bé phải bám vào tường hoặc ai đó để tập đi. Dần dần, bé bước từng bước một, chậm rãi nhưng không còn phải bám vào đâu cả. Mẹ em thường đặt Cún ở cách chỗ mọi người ngồi khoảng chục mét, Cún đi từ từ đến chỗ mẹ, rồi lại đến chỗ ba, đến chỗ em. Cún cố gắng đi từng bước một. Người bé nghiêng bên này, nghiêng bên kia. Khi đến gần bên em, Cún ào thật nhanh vào lòng em như sợ em chạy mất. Cứ thế, bé tập đi trong tình thương yêu của gia đình. Cún ăn rất nhiều. Một bữa em có thể ăn một bát. Em rất thích ngắm Cún ngủ, bởi lúc đó trông bé rất đáng yêu. Có những lúc ngủ mơ, đôi môi bé nhỏ của Cún lại nở một nụ cười chúm chím. Có lẽ trong giấc mơ của bé luôn đầy niềm vui.

Em rất yêu quý Cún bởi bé rất xinh và dễ thương. Mỗi khi tan học, em chỉ muốn về nhà ngay để được nghe những tiếng “Thành! Thành!” đáng yêu của bé.

2 tháng 1 2018

1. Mở bài:

Bé Hoa là em gái của em.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Bé hai tuổi.

- Dáng vóc bụ bẫm.

- Làn da trắng hồng.

- Cặp mắt đen láy, hàng mi cong vút.

- Khuôn mặt bầu bĩnh.

- Hai má phúng phình, có lúm đồng tiền.

- Tóc đen mượt.

- Miệng chúm chím, môi đỏ hồng.

- Tay chân no tròn, có ngấn.

b) Tính nết, hoạt động:

- Biết vâng lời, ít khóc nhè.

- Giọng nói ngọng nghịu.

- Đi chưa vững nhưng thích đi, thích chạy.

- Thích được dẫn đi chơi.

- Thích chơi với búp bê.

3. Kết bài:

- Bé Hoa là niềm vui của tôi.

- Em rất yêu quí em gái bé bỏng của mình.

đây là nhạc nha bạn  thôi thì mình giúp

1 có 4 thuộc tính của âm  thanh :

+ Cao độ : độ trầm bổng cao thấp 

+Trường độ : độ ngân dài ngắn 

+Cường độ : độ mạnh nhẹ 

+Âm sắc : chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh 

2 nhịp 2/4 là nhịp : - là nhịp có 2 phách trong 1 ô nhịp 

- giá trị mỗi phách = 1 nốt đen 

- phách 1 mạnh 

- phách 2 nhẹ 

3 âm nhạc cho em hiểu thêm về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc 

HỌC TỐT