K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tinh thần đoàn kết, sống trách nhiệm, biết thấu hiểu.

Sự kiện, tình huống

Sự tị nạnh, so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.

Cốt truyện

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai khó chịu với lão Miệng chỉ ăn không làm nên đã bàn nhau đình công để lão Miệng không có gì ăn.

Nhân vật

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng

Không gian, thời gian

- Không gian: trên cơ thể con người.

- Thời gian: Không xác định cụ thể.

Câu hỏi:1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở...
Đọc tiếp

Câu hỏi:

1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn

2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?

3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

          – Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không?

          Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:

          – Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:

          – Bác tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

 

          Bác Tai gật đầu lia lịa:

          – Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!

          Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:

          – Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

          Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:

          – Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?

          Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:

          – Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!

          Nói rồi cả bọn kéo nhau về.

          Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.

 

          Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

          – Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

 

1

1. Dấu hiệu nhận biết là: 

Đề tài truyện là về tinh thần đoàn kết  được thể hiện qua sự kiện, tình huống: Sự so bì hơn thua xem ai quan trọng nhất của các bộ phận trên cơ thể. 

Cô mắt khơi mào kích động cậu Tay, Chân và 3 người Tay, Chân, Tai đều ủng hộ. Lí do là vì thấy cậu Miệng chỉ ăn không ngồi rồi còn bọn họ phải làm việc mệt nhọc. Hậu quả khi không cho miệng ăn là cả Mắt, Tay, Chân, Tai đều bị tê liệt, không còn sức sống. 

3. Họ nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa bằng cách đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Nhờ vậy mà mọi người đều đỡ nhọc và khoan khoái như trước.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023
Giống nhau:

Đều mượn các nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết.

Khác nhau:

- Bản Việt Nam: Được viết dưới dạng văn xuôi.

- Bản của Ê-dốp: Được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.

15 tháng 2 2021

Từ các câu chuyện ngụ ngôn đã học, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cách ứng xử với bạn bè, trong học tập, trong thái độ với mọi người. Chúng ta không nên có những thói hư tật xấu như huênh hoang, khoe khoang, cho là mình tài giỏi. Chúng ta cần tôn trọng người đối diện và cũng như khéo léo trong ăn nói và giao tiếp. Cần có lập trường của bản thân , tránh làm trò cười cho thiên hạ.

15 tháng 2 2021

bài này lớp 6 mà(sách cho em hớt r), mik nhường cho các bn nàvuihehe

13 tháng 3 2023

 

Dòng “Sông Đen”

Xưởng Sô-cô-la

Đề tài

khám phá đại dương.

Các phát minh khoa học, công nghệ: xưởng sản xuất so-co-la.

Cốt truyện

Kể về hành trình khám phá đại dương và phát hiện ra nhiều điều kì thú.

Hành trình khám phá xưởng sô-cô-la, biết được nhiều loại kẹo và gặp được những công nhân tí hon.

Tình huống

Hành trình trong những ngày đầu dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux.

vào tình huống vô cùng bất ngờ, thú vị và chứa đựng nhiều điều diệu kì: hành trình khám phá xưởng Sô-cô-la.

 

Nhân vật

Giáo sư A-rô- nắc- người nghiên cứ về sinh vật học; cộng sự Công-xây và thợ săn cá voi Nét Len.

Ông Quơn-cơ; Sác-li,

Sự kiện

nghiệm cuộc sống kì thú xuống lòng đại dương

Khám phá xưởng sô-cô-la

Không gian

Đáy biển, lòng đại dương.

 

đây là không gian mang tính giả định, không gian của nhà máy sô-cô-la.

Thời gian

Mang tính giả định.

Mang tính giả định.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng:

- Cốt truyện thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt trong thế giới giả tưởng.

- Các sự kiện trong bài có liên kết với nhau về một chủ đề không? Có thể trộn lẫn giữa thực tại và giả tưởng.

- Truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

23 tháng 10 2023

1=1 đúng hay sai

8 tháng 1

Đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng

Thể hiện trong Một ngày của Ích-chi-an

Đề tài

Cuộc dạo chơi của Ích-chi-an khi xuống nước là người cá.

Tình huống

Khi Ích-chi-an dạo chơi dưới nước bằng chiếc đuôi cá.

Sự kiện

Các cách mà Ích-chi-an làm quen với chính đuôi cá của mình.

- Những khoảnh khắc mà Ích-chi-an quan sát. Anh rong chơi với những đám cá con.

- Ích-chi-an tập thể dục.

Nhân vật

Ích-chi-an

Không gian

Dưới biển

Thời gian

Giả định