K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2019

   - Trung Quốc nằm ở phía Bắc nước ta, có đường biên giới chung hai nước hơn 1.300km, đã hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, du lịch,…

   - Hai nước kí nhiều hiệp định trên nền tảng hữu nghị, sự phát triển và ổn định lâu dài.

   - Từ những năm 1990 thế kỉ XX: kí Hiệp định hợp tác khoa học – kĩ thuật, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, v.v…

   - Kim ngạch thương mại hai nước đang tăng nhanh, năm 2005 đạt 8.739,9 triệu USD.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.

- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.

- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.

- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

14 tháng 5 2022

Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc luôn là vấn đề nóng bỏng trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam; dù ở thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự, phức tạp và nhạy cảm. Điểm nổi bật xuyên suốt là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Trong thời hiện đại, qua gần 70 năm, kể từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (18-1-1950 - 18-1-2019), quan hệ giữa hai nước cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Cách đây 40 năm, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đã huy động hơn 60 vạn quân tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến vô cùng tàn khốc và những xung đột quân sự dai dẳng suốt 10 năm sau đó. Trước hành động quân sự của Trung Quốc, với truyền thống yêu nước và ý chí quật cường, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, kiên quyết đánh bại hành động gây chiến tranh, buộc quân Trung Quốc phải rút khỏi Việt Nam ngày 18-3-1979, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

3 tháng 5 2022

Do có tranh chấp lãnh thổ biên giới trên đất liền và biển Đông.

30 tháng 10 2023

Mối quan hệ kinh tế và xã hội giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển tích cực. Trong lĩnh vực kinh tế, việc tăng cường thương mại và đầu tư đã tạo cơ hội cho cả hai quốc gia. Các thỏa thuận thương mại tự do đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, thực phẩm và máy móc. Nga đã đầu tư vào một số dự án ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và tài chính.

Quan hệ xã hội và văn hóa cũng được tăng cường thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, trao đổi học sinh và giảng viên, và hợp tác giáo dục. Điều này đã góp phần củng cố tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Tổng cộng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga được xem là tích cực và có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cả hai quốc gia.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được nâng tầm lên Đối tác chiến lược toàn diện. Cơ hội hợp tác đang được mở ra khi hai nước tiến hành chính sách đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, tháng 10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), điều này góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương phát triển lên tầm cao mới.

- Mặc dù có những khó khăn do Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng động lực hợp tác tích cực trong lĩnh vực kinh tế với Việt Nam vẫn tiếp tục. Khối lượng kim ngạch thương mại song phương giảm nhẹ, nhưng Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước thành viên ASEAN.

- Hai bên đang tích cực phối hợp tổ chức các sự kiện và buổi làm việc dưới hình thức đối thoại kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg năm 2022 (SPIEF-2022) và một sự kiện văn hóa nhân kỷ niệm 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Liên bang Nga.

- Các dự án hợp tác dầu khí giữa hai nước mang tính chiến lược lâu dài cả về chính trị và kinh tế, đã và đang được triển khai một cách hiệu quả. Đến nay, hợp tác với Nga chiếm khoảng 85% tổng sản lượng khai thác dầu và khí của Việt Nam, đặc biệt, lĩnh vực dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro năm 2021 kỷ niệm 40 năm thành lập và vẫn tiếp tục là biểu tượng của hợp tác Việt-Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam. Liên doanh RusVietPetro tại Nga là một trong những dự án đầu tư ở nước ngoài thành công nhất của PetroVietnam, đồng thời là biểu tượng của hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực cho cả hai bên.

8 tháng 9 2018

Đáp án C.

Giải thích: Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục,.... Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002),...

- Dầu khí: Đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông. Ví dụ: Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro),…

24 tháng 10 2019

Đáp án C:

Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục….Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng: thủy điện và dầu khí.

Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002); nhà máy thủy điện Xê-xan 3...

Dầu khí: đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông.

+ Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) đóng vai trò quan trọng nhất.

+ Ngoài ra có các công ty dầu khí Nga như Zarubezhneft, Gazprom, Rosneft, Lukoil đã phát triển và mở rộng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía Nam nước ta, tham gia các dự án đầu tư lọc hóa dầu tại Việt Nam.

Như vậy, những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là thủy điện và dầu khí.