K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2017

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (tháng 9-1951 ), chấp nhận đặt dưới
bảo hộ hạt nhân" của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật

7 tháng 12 2023

1. Vì Nhật Bản đã nhận tiền trợ cấp của Mĩ (khoảng 17 tỷ USD )

2. Vì Mĩ lập chế độ quân quản ở đây.

3 . Vì khi Mĩ nói gì Nhật Bản cũng nghe theo.

3 tháng 5 2021

+vì:

“Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).

-> Mĩ chấp nhận kí Hiệp định Pari do bị thua trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc cuối năm 1972 (“Điện Biên Phủ trên không”)

+

* Nội dung:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

* Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.


 

23 tháng 11 2021

C.Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu 

23 tháng 11 2021

Nét nổi bật của tình hình các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai là? A. Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào Liên Xô B.Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào Mĩ C.Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu D.Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước Tây Âu

3 tháng 1 2018

Quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam
* Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973
* Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Về chính trị

Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 4 lần (Tomiichi Murayama 8/1994, Ryutaro Hashimoto 1/1997, Keizo Obuchi 12/1998, Junichiro Koizumi 4/02.) Ngoại trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (1996 và 2004). Thủ tướng Việt Nam thăm Nhật bản 6 lần (1993, 1999, 2001, 2003 - 2 lần - và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần vào 1995 và 2002), Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững".

Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam và Osaka ở Nhật Bản

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Về mậu dịch

Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
Đầu tư trực tiếp

Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Về ODA

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.
Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.
Về hợp tác lao động

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.
Về văn hóa giáo dục

Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.
Về du lịch

Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có 280 ngàn. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt nam trong năm 2003 giảm sút. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.

23 tháng 10 2023

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được xem là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử Việt Nam vì nó đã thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm và sự hy sinh của toàn dân trong việc bảo vệ đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc.

Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế …Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)

27 tháng 12 2023

Các nước Tây Âu phải lệ thuộc vào Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai vì : sau chiến tranh thế giới thứ hai Đức thua trận nên các nước không bị tàn phá bởi Đức nữa. Nhưng do bị chiếm đóng và tàn phá nặng nề nên các nước Tây Âu cần phải khôi phục kinh tế và họ đã nhờ sự viện trợ kinh tế của Mĩ , Mĩ đã đồng ý và có điều kiện là các nước Tây Âu phải phụ thuộc vào Mĩ.

a: Nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngay sau khi giành được độc lập đã rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc là do chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết hoặc là ngay lập tức là lâu dài:

-Ở vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào Hà Nội và đóng quân ở hầu hết các tỉnh. Trong đó có cả những lực lượng phản cách mạng như Việt Quốc, Việt Cách. Chúng mong muốn cướp chính quyền của chúng ta. Trong khi ở vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh vào nước ta với mục đích giải giáp quân Nhật theo quyết định của hội nghị Ianta(2/1945). Nhưng trong quân Anh có rất nhiều quân Pháp, và đương nhiên bọn chúng muốn xâm lược nước ta thêm một lần nữa.

=>Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ở nước ta ngóc đầu dậy và chúng làm tay sai cho Pháp nhằm cướp nước ta thêm một lần nữa. Bên cạnh đó, còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp và chúng ngang nhiên đánh lại lực lượng vũ trang của chúng ta.

-Chính quyền cách mạng vừa được thành lập nên còn rất yếu, lực lượng vũ trang cũng vậy

-Nền kinh tế cực kỳ lạc hậu và đói kém, lại còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

-Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được giải quyết.

-Ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, kho bạc nhà nước lúc đó chỉ còn 1,2 triệu đồng. Quân Tưởng còn phát hành những đồng tiền mất giá làm cho nền tài chính của chúng ta cực kỳ rối loạn vào lúc đó.

-Tàn dư của chế độ phong kiến và chế độ thực dân là rất nặng: Hơn 90% dân số nước ta mù chữ

=>Đất nước Việt Nam trong thời điểm đó đang ở thế "Ngàn cân treo sợi tóc", đòi hỏi những biện pháp giải quyết gấp những vấn đề nêu trên.

b: Bởi vì chính quyền Cách Mạng là quan trọng nhất, bởi vì nếu không có chính quyền cách mạng đủ sức lãnh đạo đất nước thì đất nước sẽ nhanh chóng mất độc lập.

Các biện pháp để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng là:

-Xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ

-Tổ chức bầu cử quốc hội(6/1/1946)

-Bầu ra hiến pháp đầu tiên(9/11/1946)

14 tháng 1

a. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" do nhiều nguyên nhân. Trước hết, sau ngày 2/9/1945, Việt Nam mới giành được độc lập từ thực dân Pháp, nhưng đất nước vẫn đối mặt với những thách thức lớn từ các lực lượng quốc tế và bất ổn nội bộ. Đồng thời, sự phân hóa chính trị giữa các phe phái tại Việt Nam đã tạo ra một bối cảnh chính trị phức tạp và khó kiểm soát.

 

b. Đảng Cộng sản Đông Dương sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chú trọng nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng vì nhận thức rằng sự ổn định chính trị là quan trọng để duy trì độc lập và phát triển quốc gia. Để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng, Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp. Điều quan trọng nhất có lẽ là việc thực hiện Đại hội Đảng lần thứ nhất (từ ngày 10 đến 19/2/1951), nơi Đảng xác định chính sách cách mạng và lựa chọn lãnh đạo cho chính quyền mới. Cùng với đó, việc tạo ra các cơ quan quản lý và kiểm soát như Công an, Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Việt Minh giúp củng cố quyền lực và đảm bảo sự ổn định nội bộ. Đồng thời, các biện pháp như nội vụ hóa, cải thiện đời sống nhân dân, và khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng quốc gia cũng được thực hiện để tạo ra sự ổn định và lòng tin từ phía nhân dân.