Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở Thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số lượng hạt lép.
Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm quá trình sinh trứng ở động vật, ví dụ: cá chép chỉ đẻ ở nhiệt độ trên 15 độ C.
Vào mùa hè thì cây thoát hơi nước nhiều hơn, dẫn tới rễ cây hút nhiều nước và dinh dưỡng hơn
Còn vào buổi tối thì cây không quang hợp nên cây không thoát hơi nước nhiều, tốc độ hút nước của rễ cũng giảm xuống
Ví dụ ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa:
- Khi mới cấy, cây lúa non cần nhiều nước. Nếu không cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng phát triển chậm, có thể bị chết.
- Khi cây lúa chín cần ít nước hơn, nếu nhiều nước quá có thể dẫn đến bị đổ cây.
*Mô tả sự trao đổi khí: Diễn ra cả ngày lẫn đêm
Ban ngày thì diễn ra quá trình quang hợp: Hấp thu CO2, thải ra O2
Ban đêm thì diễn ra quá trình hô hấp: Hấp thụ O2, thải CO2
*Các yếu tố ảnh hưởng:
-Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, thoát hơi nước tăng, nên sự trao đổi khí trong quá trình quang hợp tăng.
-Cường độ ánh sáng: khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp tăng nên quá trình trao đổi khí cùng tăng.
-Nồng độ khí CO2: nếu nồng độ co2 tăng thì quá trình quang hợp cũng tăng dẫn đến sự trao đổi khí tăng.
-ảnh hưởng của Các chất khoáng: ảnh hưởng đến quá trình quang hợp nên cũng làm thay đổi tốc độ và tần suất trao đổi khí ở lá.
-Lượng nước: khi lượng nước trong đất giảm, trao đổi khí ở cây cũng giảm do quang hợp giảm.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lan hồ điệp: Khoảng nhiệt độ từ 25 \(^0C\) – 31 \(^0C\) là khoảng nhiệt độ mà lan hồ điệp có tỉ lệ sống cao nhất, cây có số lá nhiều nhất, chiều dài lá dài nhất, độ rộng của lá lớn nhất. Trên 31 \(^0C\) và dưới 25 \(^0C\), các chỉ số này sẽ giảm dần.
- Đặc điểm của loài ảnh hưởng đến độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản.
- Ví dụ:
+ Cà chua phải có đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì 1 năm mới bắt đầu ra hoa,…
+ Lợn cỏ A Lưới đẻ lần đầu khi 10 – 12 tháng tuổi, đẻ 1 – 2 lứa/ năm, 5 – 6 con/ 1 lứa.
+ Mèo đẻ lần đầu khi 5 – 9 tháng tuổi, đẻ 3 – 4 lứa/năm, khoảng 3 con/lứa.
Vì trong quá trình trao đổi khí có sự thoát hơi nước, khí khổng ở trên sẽ giúp thoát hơi nước diễn ra dễ hơn và các khí có thể trao đổi dễ dàng ra vào khí khổng hơn.
Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật:
- Cây sống ở vùng nhiệt đới trên bề mặt là có tầng cutin dày, có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới vào mùa đông giá lạnh cây thường rụng lá nhiều làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước; chồi cây có các vẩy bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần tạo thành lớp cách nhiệt cho cây.
- Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 90oC. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 27oC.
- Một số loài rùa, khi trứng được ấp ở nhiệt độ khoảng 26oC sẽ nở ra toàn con đực, khi được ấp ở khoảng 32oC sẽ nở toàn con cái.
Ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây: Ở cây bàng, khi nhiệt độ cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt nên tán lá rộng. Khi nhiệt độ thấp (vào mùa đông), cây rụng lá làm tán lá thu nhỏ lại.