K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

Có 3 yếu tố làm ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học

 VD: N2(k)  +  3H2(k)  ⇔  2NH3(k)  ∆Ho = -92,6kJ.

 Vì ∆H0 < 0, khi nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều thu nhiệt), nếu nhiệt độ của hệ giảm xuống thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều tỏa nhiệt).

-  Ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng hóa học

VD : N2(k)  +  3H2(k)  ⇔  2NH3(k)

Có ∆n = 2 – (3 + 1) = -2 

 + Nếu P tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều P giảm (giảm số mol khí ∆n < 0). => Cân bằng chuyển theo chiều thuận 

 + Nếu P giảm ⇒cân bằng dịch chuyển theo chiều P tăng (tăng số mol khí ∆n > 0). => Cân bằng chuyển theo chiều  nghịch

-Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hóa học

C(r)+CO2(k)⇌2CO(k)

- Khi tăng CO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều làm giảm CO2).

- Khi giảm CO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều làm tăng CO2).

6 tháng 2 2019

Chất xúc tác không làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. Loại C, D.

Tổng số mol khí trước và sau phản ứng là không đổi nên áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng chuyển dịch. Chọn A

14 tháng 5 2018

- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.

- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.

- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.

28 tháng 1 2018

Các yếu tố ảnh hướng đến cân bằng hóa học là nồng độ, nhiệt độ và áp suất. (chất xúc tác và diện tích bề mặt không ảnh hưởng)

Chọn C

24 tháng 4 2017

- Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là siwj phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.

- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.

- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 11 2023

Môn hóa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Bên cạnh đó hóa học là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược, môi trường và địa chất học. Vì thế để việc học tập hóa học đạt hiệu quả cao nhất, em cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm, quá trình thực tiễn có liên quan.

Ví dụ: Liên hệ nội dung bài học về ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng hóa học với sự phân hủy tinh bột trong nước bọt nhờ enzyme trong môn sinh học để giải thích vì sao chúng ta cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt?

Giải thích: Enzyme amylase và lipase có trong nước bọt là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tinh bột và chất béo. Khi nhai kĩ thức ăn được chia nhỏ hơn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với các enzyme, khiến các phản ứng trong quá trình tiêu hóa chất béo và tinh bột xảy ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

10 tháng 6 2017

Đáp án C

Chất xúc tác và diện tích bề mặt chỉ làm tăng tốc độ phản ứng, không ảnh hưởng tới cân bằng hóa học.

24 tháng 3 2019

Đáp án C

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là

nồng độ, nhiệt độ và áp suất. ( chất xúc tác và diện tích bề mặt ko ảnh hưởng)

Chọn C

27 tháng 12 2020

a)

- Chất khử: H2S

- Chất oxi hóa: O2

- Quá trình oxi hóa: \(\overset{-2}{S}\rightarrow\overset{4}{S}+6e\)  (Nhân với 2)

- Quá trình khử: \(\overset{0}{O_2}+4e\rightarrow\overset{-2}{O_2}\)  (Nhân với 3)

PTHH: \(2H_2S+3O_2\xrightarrow[xt]{t^o}2SO_2+2H_2O\)

b)

- Chất khử: HCl

- Chất oxi hóa: KMnO4

- Quá trình oxi hóa: \(\overset{-1}{2Cl}\rightarrow\overset{0}{Cl_2}+2e\)  (Nhân với 5)

- Quá trình khử: \(\overset{+7}{Mn}+5e\rightarrow\overset{+2}{Mn}\)  (Nhân với 2)

PTHH: \(16HCl+2KMnO_4\rightarrow2KCl+2MnCl_2+5Cl_2+8H_2O\)

c) 

- Chất khử: NH3

- Chất oxi hóa: O2

- Quá trình khử: \(\overset{0}{O_2}+4e\rightarrow\overset{-2}{2O}\)  (Nhân với 5)

- Quá trình oxi hóa: \(\overset{-3}{N}\rightarrow\overset{+2}{N}+5e\)  (Nhân với 4)

PTHH: \(4NH_3+5O_2\xrightarrow[xt]{t^o}4NO+6H_2O\)

d) 

- Chất khử: Al

- Chất oxi hóa: Fe2O3

- Quá trình oxi hóa: \(\overset{0}{2Al}\rightarrow\overset{+3}{Al_2}+6e\)  (Nhân với 1)

- Quá trình khử: \(\overset{+3}{Fe_2}+6e\rightarrow\overset{0}{2Fe}\)  (Nhân với 1)

PTHH: \(2Al+Fe_2O_3\underrightarrow{t^o}Al_2O_3+2Fe\)