Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(+) TANK: xe tăng (+) GAZ: ga (+) TAXI: tắc xi
(+) SLIP: quần sịp (+) FILM: phim (+) VACCIN: vắc xin
(+) RADIO: ra-đi-ô (+) CLÉ: cờ lê (+) VITAMINE: vi-ta-min
(+) VIDEO: vi-đê-ô (+) CAFÉ: cà phê (+) YAOURT: da-ua(sữa chua)
(+) NOEL: nô-en (+) BUS: xe buýt (+) VIOLON: vi-ô-lông
RÁNG HỌC NHA..!!!!
cha mẹ: phụ mẫu
anh em: huynh đệ
nhà thơ: thi sĩ
đát nước: giang sơn
sông núi: sơn hà
lòai người: nhân loại
năm học: niên khóa
to lớn: vĩ đại
mk chỉ bt nhiêu đó thui
thông cảm
hok tốt
Ta có 2 loại từ : Đó là từ Thuần Việt và từ mượn
Trong từ mượn có 2 nhóm chính là từ mượn của nước Hán đc thuần Việt gọi là từ Hán Việt và từ mượn của các nước khác gọi là từ có nguồn gốc Ấn-Âu
VD:
Thuần việt: đàn bà, đàn ông, gà, vịt, nhà,...
Hán việt: phụ nữ; y thuật, gương, vợ, đền, miếu,..
:Từ có nguồn gốc Ấn- Âu: ra-di-o, vo-lăng; in-tơ-nét; wi-fi,..
I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...)
II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung.
VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: Từ ghép và từ láy
1. Từ ghép
* Khái niệm: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa
* Phân loại từ ghép: có hai loại
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệ song song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / cha ông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà,
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chung một tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn.
VD: hạt thóc, bà nội, thợ mộc…
2. Từ láy
* Khái niệm: từ láy là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm
VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.)
* Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy
- Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau
VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu..
- Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau
VD: khó khăn, hăm hở, rì rào…
- Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau
VD: lom khom, bồn chồn, lim dim…
- Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu)
VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi..
* Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau:
- Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ…
- Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng…
- Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng…
+ Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói…
* Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây:
+ Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc
VD: xanh xao> xanh; đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh….
Thẳm -> thăm thẳm
+ Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: xinh => xinh xinh < xinh; đo đỏ < đỏ
đẹp => đèm đẹp
+ Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: Nhà thơ Tố Hữu đã dùng nhiều từ láy để miêu tả dáng vẻ tinh nghịch, hồn nhiên, yêu đời của bé Lượm trong những câu thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
-*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
-* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
-sính lễ, gia nhân.
a lô, áp phích.
bít tết, bánh quy, bia.
đường, nhà tắm hơi.
Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.
Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
-Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị
Ví dụ số từ
– Lớp chúng tôi sỉ số hai mươi ba em học sinh.
=> Số từ trong câu đó là “hai mươi ba”, trong câu trên số từ đứng trước danh từ “học sinh”.
– Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
=> Số từ trong câu đó là “bốn, “năm”, vai trò biểu thị thứ tự của sự vật “canh” và thường đứng sau danh từ.
Ví dụ lượng từ
– Lớp chúng tôi tất cả em học sinh đều có hạnh kiểm tốt.
=> Lượng từ trong câu đó là “tất cả”, đứng trước danh từ “học sinh”.
Từ thuần Việt là cốt lõi, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa (nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt.
Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.
Từ Hán Việt:
trang nghiêm: nghiêm túc , uy nghiêm
từ thuần việt là từ thuần việt
từ mượn là từ mượn
2 ví dụ thì lên internet mà hỏi
Bài làm
Từ hán việt: Tử, khuyển, nguyệt, nhật, ...
# Chúc bạn học tốt #
Từ hán việt: Bạch, cửu, lão, giang........