K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2016

Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú:

– Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…

– Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.

– Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%)

+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…

– Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

phong điện Tuy Phong (Bình Thuận) hòa vào lưới điện quốc gia

PHONG ĐIỆN Ở TUY PHONG (BÌNH THUẬN) ĐÃ HÒA VÀO LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA.

Phong điện ờ Trường Sa.

PHONG ĐIỆN Ờ ĐẢO SONG TỬ TÂY, TRƯỜNG SA.

 

b/ Mang lại hiệu quả cao:

– Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.

– Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:

–       Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.

 

 

4 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

Sơ đồ các ngành dịch vụ ở nước ta

25 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

28 tháng 1 2016

* Vai trò:

- Ngành GTVT-TTLL là ngành kinh tế đặc biệt vì nó vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất sản
xuất không vật chất. Tuy nó không trực tiếp tạo ra các của cải vật chất nhưng nó có vai trò to lớn quyết định tới hiệu quả của mọi
ngành kinh tế. Cho nên GTVT-TTLL trước hết được coi như là một ngành kinh tế có tính chất huyết mạch trong nền kinh tế quốc
dân. Vì thế ngành này luôn luôn được bảo đảm sự thông suốt.

- GTVT-TTLL được phát triển là để làm thỏa mãn cho nhu cầu đi lại, giao lưu, quan hệ giữa người với người, giữa các dân
tộc với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Nhờ đó mà loài người có thể tiếp thu được nền văn minh, và tinh hoa văn hóa của nhau.

- Phát triển GTVT-TTLL đối với bất cứ quốc gia nào hiện nay đều được coi là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nền văn
minh công nghiệp của mỗi nước. Cho nên phát triển GTVT-TTLL là thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước.
- Phát triển GTVT-TTLL còn có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý điều hành sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.

* Hiện trạng:
Ngày nay nước ta đã xây dựng được gần đầy đủ các loại hình giao thông đó là giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường
hàng không, đường ống.

- Hiện trạng mạng lưới giao thông đường ô tô: Hiện nay nước ta đã xây dựng 105557 km đường ô tô. Trong đó có khoảng
hơn 11000 km đường quốc lộ, hơn 14000 km tỉnh lộ, hơn 25000 km huyện lộ và khoảng 46000 km đường làng. Các tuyến quốc lộ
chính ở nước ta gồm:
     + Quốc lộ 1A dài trên 2000km từ Lạng Sơn - Mũi Cà Mau.
     + Quốc lộ 2A: Hà Nội - Việt Trì - Hà Giang.
     + Quốc lộ 3:Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng.
     + Quốc lộ 4: Móng Cái - Lạng Sơn - Cao Bằng.
     + Quốc lộ 5: Hà Nội - Hải Phòng.
     + Quốc lộ 6: Hà Nội - Hà đông - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu.
     + Quốc lộ 7: Diễn Châu - Lào.
     + Quốc lộ 8: Thị xã Hồng Lĩnh - Lào.
     + Quốc lộ 9: Thị xã Đông Hà - Nam Lào.
     + Quốc lộ 10: Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định.
     + Quốc lộ 11: Phan Rang - Đà Lạt.
     + Quốc lộ 12: Lào Cai - Phong Thổ - Lai Châu.
     + Quốc lộ 13: TPHCM - Lộc Ninh - Campuchia.
     + Quốc lộ 14: TTHuế - KonTum - Buôn Ma Thuột - ĐNBộ.
     + Quốc lộ 15: Tân Kỳ (Nghệ An) - Trường Sơn Đông - TTHuế (Đây là trục chính đường mòn HCM).
     + Quốc lộ 18: Thị xã Bắc Ninh - Hòn Gai - Cẩm Phả - Móng Cái.
     + Quốc lộ 19: Quy Nhơn - Plâycu - Căm Pu Chia.
     + Quốc lộ 20: TP Hồ Chí Minh - Đà Lạt.

     + Quốc lộ 21: Nha Trang - Buôn Mê Thuật - Căm Pu Chia.
     + Quốc lộ 32: Cầu Giấy - Sơn Tây.
     + Quốc lộ 51: TPHCM - Vũng Tầu.

- Mạng lưới giao thông đường sắt: Nước ta hiện nay xây dựng được 2604,3 km đường sắt gồm những tuyến chính sau đây:
     + Đường sắt thống nhất Hà Nội - Sài Gòn 1730km.
     + Hà Nội - Lao Cai 285km.
     + Hà Nội - Lạng Sơn 165km
     + Hà Nội - Hải Phòng 102km.
     + Hà Nội - Nam Định 74km.
     + Lưu Xá - Kép - Uông Bí 155km.
     +  Cầu Giát - Nghĩa đàn 30km.
     + TPHCM - Lộc Ninh 100km.
     + Nha Trang - Đà Lạt (tuyến thứ 2 trên TG là đường sắt răng cưa) 50km đang được phục hồi để phát triển du lịch Nha Trang
     + Đà Lạt.

- Mạng lưới đường sông: Nước ta đã xây dựng được khoảng 10000 km đường sông nhưng đường sông chỉ được phát triển
mạnh nhất ở 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL.
     + ĐBSH chủ yếu là các tuyến đường sông xuất phát từ cảng Hải Phòng đi theo đường Sông Hồng, Sông Thái Bình lên Hà
Nội, Việt Trì, Hoà Bình, Thái Nguyên và ngược lại. Ngoài ra còn các tuyến khác xuất phát từ Hà Nội đi Thái Bình, Nam Định.
     + ĐBSCL giao thông đướng sông rất phát triển điển hình là 2 tuyến đài nhất đó là TPHCM - Cà Mau 395km. TPHCM - Hà
Tiên 365km. Giao thông đường sắt đã xây dựng nhiều cảng lớn, cảng Hà Nội và lớn nhất cảng Cần Thơ.

- Mạng lưới giao thông đường biển: hiện nay nước ta xây dựng được khoảng 19000 km đường biển gồm nhiều tuyến đường
biển nội địa và nhiều tuyến đường biển quốc tế.
     + Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu là các tuyến xuất phát từ cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh đi cảng miền Trung
và Nam Bộ và ngược lại như Đà Nẵng - Sài Gòn.
     + Đường biển quốc tế chủ yếu xuất phát từ 2 cảng lớn đó là Hải Phòng - Sài Gòn đi các cảng các nước phía Bắc Châu á như
cảng Vladivôxtôc, cảng Tôkyô, Cảng Seoul, cảng Đài Bắc, Hồng Kông và đi các cảng Đông Nam á như Bang Kôc, Singapore,
Jacacta.
     + Giao thông đường biển ta đã xây dựng được khoảng 10 cảng chính đó là Hòn Gai, Cẩm Phả, Cái Lân, Cửa Lò, Thuận An,
Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, TPHCM và đang tiếp tục xây thêm nhiều cảng mới như Dung Quất (Quảng Ngãi), Văn
Phong (Khánh Hòa) trong đó có nhiều cảng nước sâu như Cái Lân, Sài Gòn và Dung Quất, Văn Phong.

- Giao thông đường hàng không: đang phát triển mạnh mà thể hiện là ta đã xây dựng được 16 sân bay, trong đó có 3 sân bay
quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Hiện nay máy bay của ta xuất phát từ Nội Bài, Tân Sơn Nhất có thể bay tới 14 địa
điểm khác nhau trong nước và 19 thành phố khác trên Thế giới.

- Giao thông đường ống: được phát triển ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đó là hệ thống đường ống dẫn dầu từ
Nghệ An vào tận Đông Nam Bộ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng hệ thống này hiện nay đã hư hỏng nặng. Hiện nay
ta đã xây dựng được khoảng 1200 km đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào bờ biển Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu để cung cấp khí đốt cho
nhà máy điện tuôcbin Phú Mỹ công suất 700000 kW.

2 tháng 11 2017

Giúp em với ạ

Chứng minh mạng lưới giao thông đường bộ ở nước ta có từ rất sớm và ngày càng hoàn thiện?

18 tháng 5 2018

Đáp án B

27 tháng 5 2017

Gợi ý làm bài

-Là họat động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế.

-Có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.

-Tạo điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao.

-Cải thiện đời sông nhân dân.

5 tháng 6 2018

Gợi ý làm bài

a)Vẽ biểu đồ

-Xử lí số liệu:

+Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tố ở nước ta

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét

-Về quy mô: tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 gấp hơn 7,3 lần năm 2000.

-Về cơ cấu:

+Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước luôn lớn nhất.

+Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng (tương ứng trong giai đoạn 2000 - 2010 là 2,6% và 1,0%).

+Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm (3,6%).

29 tháng 7 2018

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu trong nhiều năm (>=4 năm) là biểu đồ miền

=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta giai đoạn 1995-2011 là biểu đồ miền

=> Chọn đáp án C

11 tháng 8 2019

Đáp án cần chọn là: D

Biểu đồ miền thường dùng để thể hiện sự thay đổi (sự chuyển dịch) cơ cấu của đối tượng trong một khoảng thời gian.

=> Biểu đồ trên là biểu đồ miền, có vai trò thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.

12 tháng 5 2019

Giải thích: Nước ta mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu phát triển, giao lưu kinh tế giữa các vùng – miền – khu vực và quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Đáp án: C