Thời gian | Phong trào đấu tranh | Mục đích | Địa điểm | Lãnh tụ | Kết quả |
1840-1842 | Kháng chiến chống Anh xâm lược | Chống thực dân Anh | Quảng Tây | Lâm Tắc Tử (phong kiến) | Thất bại |
1851-1864 | Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc | Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc | Miền Nam | Hồng Tú Toàn (nông dân) | Thất bại |
1898 | Cải cách Duy Tân | Cải cách chính trị | Cả nước | Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (nho sĩ) | Thất bại |
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX | Phong trào Nghĩa Hoàn đoàn | Chống đế quốc, phong kiến | Bắc Kinh | Phong trào của nông dân | Thất bại |
1911 | Cách mạng Tân Hợi | Chống phong kiến | Cả nước | Tôn Trung Sơn | Thành lập Nhà nước Cộng hòa - Trung Hoa dân quốc |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Những sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840:
- Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và thiết lập chế độ cộng hòa. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
- Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.
- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được 3 ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.
- Từ năm 1836 - 1847, "Phong trào Hiến chương" ở Anh diễn ra có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
Kết quả: Các cuộc đấu tranh của công nhân ờ Pháp, Đức, Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
Nhận xét: Các phong trào này đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.