Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Giải thích:
– “Kẻ xấu”: là những kẻ có tâm địa độc ác.
– “Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.
– “Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác…
– “Im lặng”: không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.
– “Sự im lặng của cả người tốt”: thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái…. Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực
-> Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.
2. Phân tích, chứng minh:
– Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.
– Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
– Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:
+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha…không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể…
+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.
+ Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.
– Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.
3. Bài học về nhận thức và hành động:
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
– Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm
Tham khảo!!!
Việc học từ trước đến nay luôn là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta có thể đi đến mọi miền Tổ quốc để học hỏi cũng như luôn luôn phải có tránh nhiệm với quê hương mình. Và bàn về vấn đề này thì Louis Pasteur cũng có ý kiến cũng đã có ý kiến đúng đắn rằng “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.
Đầu tiên ta phải hiểu được ý kiến của Louis Pasteur nêu ra, “Học vấn không có quê hương”. Chúng ta cũng cần hiểu “Học vấn” cũng chính kiến thức mà mỗi người chúng ta có thể tiếp thu được qua quá trình học tập có thể là trong trường học cũng như ở bên ngoài xã hội. Đó là kiến thức mà chúng ta nghiên cứu, và cũng đã được nhân loại tích lũy biết bao nhiêu năm nay và đáng nói hơn lượng kiến thức đó dường như cứ ngày càng được mở rộng không ngừng và càng ngày càng nhiều. Còn đối với ý “Học vấn không có quê hương” ta cũng có thể cảm nhận được việc học không có giới hạn lãnh thổ, cũng như không có giới hạn bởi một quốc gia hay quê hương nào. Người ta như cảm nhận được chính nơi nào có điều kiện để con người học tập, đồng thời cũng sẽ có điều kiện để có thể giúp cho con người vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì quả thực cũng chính nơi đó có sự học. Không dừng lại ở đó thì ta nhận thấy được ý tiếp theo mà Louis Pasteur nêu ra ở đây đó chính là “người học phải có Tổ quốc”. Ý này thực sự không hề mâu thuẫn với ý trên mà Louis Pasteur đã nêu ra. Con người ta cũng cần biết được Tổ quốc là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên đồng thời cũng chính là người có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Trong mỗi chúng ta thì mỗi người đều có quê hương của riêng mình và tổ quốc của mình. Đó chính là nơi gắn bó, yêu thương và đồng thời cũng lại có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bồi đắp, cống hiến cho nước nhà.
“Học vấn không có quê hương” như đã nói rằng chó dù học tập ở đâu hay thành đạt ở bất cứ nơi nào thì bản thân chúng ta cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước nữa. Thực tế có thể nhận thấy được có rất nhiều người Việt Nam học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng luôn hướng về nguồn cội của chính mình. Những người con của đất nước học hành cũng chính là nhịp cầu để nước nhà trao đổi giao lưu. Đồng thời thì chính họ cũng chính là cầu nối giúp thế hệ trẻ, đóng góp trí tuệ, cũng như cả tiền của để xây dựng đất nước góp phần có thể quảng bá hình ảnh đất nước người dân của chính mình. Ta không thể quên được nhạc sĩ Thái Sơn đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc, thế rồi lại nghe danh Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã làm rạng danh non sông đất nước Việt ta với giải thưởng fields về toán học
Học tập thực sự như chiếc la bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và đó cũng chính là sự vươn đến những đỉnh cao tri thức đặc biệt cũng luôn luôn mong muốn hướng đến mực tiêu thật cao đẹp. Nhờ có học tập mà ta có tri thức để có thể sống thật tốt đồng thời phê phán thái độ sống, lối sống vô cảm. Lên án gay gắt những người lại xem nhẹ học vấn, người mà lại từ chối quê hương, quên nguồn cội của chính mình. Phê phán người học mà lại học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, sống ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân của mình mà thôi.
Tất cả mỗi người chúng ta cũng cần có khát vọng học tập, mỗi người cũng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu. Bởi có ai đó nói “học tập là cuốn vở không trang cuối” chính vì kiến thức của nhân loại là vô hạn không có điểm dừng. Mỗi hãy tự làm giàu kiến thức cho chính mình. Bên cạnh đó người học thông minh cũng phải biết học có chọn lọc, đồng thời cũng phải biết hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc chúng ta, như thế mới là học.
Mỗi người cũng hãy xác định mục tiêu học tập đúng đắn, quyết tâm, học đi đôi với hành nữa. Bởi biết được rằng mọi lý thuyết sẽ chẳng có tác dụng gì nếu như nó không được ứng dụng vào hực tiễn. Hãy tìm cho mình một các học có phương pháp, có cách thức để có thể tiếp nhận được nhiều nhất kiến thức của nhân loại. Và quan trọng hơn là phục vụ cho chính bản thân bạn cũng như đất nước bạn đang sống và gắn bó. Học kiến thức là điều quan trọng nhưng đừng bao giờ quên được việc trang bị nội lực, kĩ năng mềm cho chính bản thân. Vì đôi lúc khi đi ra ngoài cuộc sống những kiến thức bạn hiểu mà không khéo bày tỏ lại là một khúc mắc rất lớn cho người nghe. Có kiến thức là một chuyện, biết biến kiến thức đó thành công cụ thì chúng ta cần phải có kỹ năng.
Louis Pasteur nói “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” thực sự đúng đắn. Có rất nhiều thành phần khi họ giỏi, họ có kiến thức thì họ lại quên đi Tổ quốc của chính họ. Thực sự đây là một sự vô ơn, nhưng ngược lại cũng phải đặt ra câu hỏi là nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến người hiền tài chưa? Hiểu một vấn đề ta phải đặt nó trong nhiều mối quan hệ thì mới có thể đáng giá được nó, nhưng xét cho cùng câu nói cũng là một câu nói thật đúng và đáng để người ta suy ngẫm.
tham khảo nha
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi!
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Quê hương – hai tiếng thân thương ấy mỗi lần vang lên khiến ta đều không khỏi xúc động,bồi hồi. Hình bóng quê hương dõi theo chúng ta cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người phải ra sức học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật thì mới có thể bắt kịp với nhịp sống. Nhưng tiếp thu phải có chọn lọc, hòa nhập chứ không phải hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà Louis Pasteur đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.
“Học vấn không có quê hương” có nghĩa là gì? Trước hết ta cần hiểu “học vấn” là những hiểu biết, tri thức của con người nhờ học tập mà có được. Học tập là cả một quá trình dài và phức tạp với mục đích là tích lũy kiến thức về thiên nhiên, xã hội, con người…Tiếp đó, “học vấn không có quê hương” có nghĩa là việc học không bao giờ giới hạn trong một lãnh thổ, quốc gia hay quê hương nào cả. Bác Hồ cũng từng nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” ,sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Nếu ví sự học là một con đường không có đích đến thì người học chỉ là một lữ khách phiêu du qua những dấu chân mà ta đã để lại mà thôi.
“Người học phải có Tổ quốc” có nghĩa là gì? Mỗi người khi sinh ra đều mang cho mình một quốc tịch. Ai cũng đều có quê hương, tổ quốc của mình, nơi ta trưởng thành và phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và cống hiến. Nhận định của Louis Pasteur: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”muốn khẳng định rằng con người phải biết nỗ lực vươn đến đỉnh cao của tri thức, từ đó hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến cho quê hương, đất nước mình.
Việc học thực sự cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi người. Xác định đúng đắn mục đích của việc học“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” con người không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại. Từ đó càng làm dày thêm truyền thống hiếu học tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời. Bởi vậy ta mới nói “học vấn không có quê hương” vì chúng ta tiếp cận với nó dưới mọi hình thức và dưới mọi góc độ khác nhau. Ông cha ta cũng đã răn dạy rằng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” quả là không sai. Ngày nay, cách chúng ta tiếp thu tri thức ngày càng rộng rãi cho nên điều khẳng định trên của L. Pasteur là hoàn toàn đúng.
Trên con đường chinh phục kho tri thức nhân loại, mỗi cá nhân phải ý thức được việc học và không ngừng “học, học nữa, học mãi” bởi có đi hết cuộc đời này ta không thể nào biết hết kho tàng tri thức của nhân loại. Học vấn không chỉ giới hạn trong những cuốn sách hay những bài giảng trên lớp của thầy cô, mà chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể tự hào về chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Nghĩa được vinh danh tại Úc . Từ một học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm“. Không chỉ dừng lại ở đó, Nghĩa còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện. Hàng giờ, hàng ngày trôi qua lại có không biết bao nhiêu những phát minh mới, kiến thức mới. Thế nên, đừng bao giờ thỏa mãn với những gì ta biết và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ. Ta phải học kiến thức, học cái hay, cái đẹp không chỉ để làm giàu vốn hiểu biết mà còn để tồn tại, chung sống và để khẳng định bản thân.
“Học vấn không có quê hương“. Quả thực như vậy! Nhưng còn người tiếp thu nó thì không, không ai sinh ra trên đời này là không có quê hương cả. Quê hương được ví như một người mẹ luôn che chở cho ta, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất và là điều vô giá đối với mỗi người. Một điển hình cho sự cống hiến, đóng góp cho nước nhà đó là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình – giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Năm 1979, ông tham gia kì thi Toán Quốc tế và đã giành giải đặc biệt. Sau đó ông được rất nhiều lời mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình yêu quê hương đúng là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam ta.
Quê hương như một chiếc chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Mỗi người phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn. Nếu thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, khiến ta không được làm người một cách trọn vẹn. Chúng ta phải luôn khắc ghi một điều rằng: dù sau này cuộc sống có ra sao, dù có như thế nào đi nữa thì ta cũng không được phép quên đi nguồn cội. Ta có học nhiều đến mấy mà không có trạch nhiệm cống hiến được cho quê hương mình thì có lẽ sự học của ta sẽ trở nên vô ích mà thôi. Thế nên, chúng ta học hỏi, chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức là điều cần thiết. Nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn để vẫn giữ được bản sắc văn hóa của đất nước mình. Đó là trách nhiệm của mỗi người công dân Việt Nam.
Thực tế ngày nay một số bộ phận giới trẻ đang tỏ ra “thờ ơ” với việc học. Các bạn sa vào lối sống hưởng thụ mà không nghĩ tới con đường học vấn hay sự nghiệp cho tương lai. Hay có những bạn trẻ đi học là vì sự ép buộc của bố mẹ. Họ đến lớp học chỉ với môt mục đích – thỏa sự mong đợi của cha mẹ mà thôi. có không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, hay có hành vi bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc… Để ngăn chặn những hành vi đó, trước hết, đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Chỉ khi học tập tốt thì các bạn mới có thể trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong tương lai.
“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” là một nhận định vô cùng đúng đắn. Nhà bác học người Pháp Louis Pasteur đã dùng từ “nhưng” để liên kết hai vế câu đối lập, từ đó nhấn mạnh giá trị của “Quê hương và Tổ quốc”. Có lẽ trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương – nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải ra sức học tập thật tốt và luôn nuôi khát vọng cống hiến cho quê nhà, dù chỉ là hành động nhỏ thôi cũng đáng được tôn vinh. Nhất là thế hệ trẻ ngày này, các bạn hãy nhớ rằng: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.
+ Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm.
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.
+Văn học Việt Nam từ năm 1945-1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm
+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, toàn dân tộc.
Đáp án A