Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Trong nhà ngoài ngõ đều bị kinh động bởi tiếng trống, tiếng mõ giục sưu thuế. Không khí căng thẳng bao trùm cả một ngôi làng, nhà tôi cũng không ngoại lệ. Tôi tên thật là Lê Thị Đào, từ ngày lấy chồng về theo tục mà gọi theo tên chồng là Dậu, khắp làng xóm ai cũng gọi tôi là chị Dậu. Thời chưa chồng nhà tôi cũng thuộc dạng có của ăn của để. Vậy mà sau khi lấy chồng cũng trăn trở trăm bề, khổ nỗi thời buổi thóc gạo cao giá, sưu thuế liên miên. Vừa xong đám tang mẹ chồng với em trai chồng cũng tốn kém không ít, chồng tôi thì nay đau mai ốm thành ra gia cảnh đã nghèo khó nay lại càng khốn cùng hơn.
Đang đợt thu sưu nên trong nhà túng lắm! Tiền nong chẳng có mà phải nuôi đủ năm miệng ăn, rồi thuốc thang cho anh chồng, tôi chẳng thể nào xoay sở nổi. Cơm gạo còn không có mà ăn, lấy đâu ra tiền nộp sưu, cứ nghĩ tới lòng tôi lại lo âu.
Rồi tôi đưa ra một quyết định quan trọng mà ngay cả bản thân mình cũng đau đớn, tôi bán cái Tý! Trời ơi có người mẹ nào nhẫn tâm rời xa con mình, đem con đi bán, nhưng nghịch cảnh quá đỗi éo le, mẹ chẳng còn cách nào nữa. Tôi không nuôi nổi nó thì thôi, cho nó tìm một gia đình khá giả hơn. Vả lại nhà Nghị Quế cũng thuộc dạng giàu có, nó cũng không lo về cái ăn cái mặc như ở đây. Vậy là hôm sau tôi dẫn cái Tý sang nhà cụ Quế.
Đâu chỉ vậy, tôi phải bán nốt đàn chó vừa mở mắt cùng gánh khoai, công cụ mưu sinh duy nhất của gia đình. Nhưng bao nhiêu đấy cũng chỉ vừa đủ tiền sưu chuộc chồng. Bọn chúng còn muốn đòi khoản sưu của em trai chồng mất từ tháng mười năm ngoái. Khốn nạn thật! Chúng khát máu tanh lòng đến vậy là cùng, chúng nhởn nhơ trên sự đau khổ của dân đen, cướp bóc trắng trợn thế kia. Nhưng lúc này không phải lúc giận dữ, tôi phải nhanh chóng đưa chồng về chữa trị.
Vì chưa thể trả hết sưu, chồng tôi bị chúng bắt trói, hành hạ, đánh đập hai ngày liền không cho ăn uống. Vốn sức khỏe đã kém, lại bị trói thế kia,...., lòng tôi như bị trăm ngàn ngọn lửa thiêu đốt sợ chuyện dữ xảy ra. Đương lúc tôi dỗ cái Tỉu, tôi thấy bóng chồng mình được vác về. Tôi hốt hoảng vì anh bị chúng tra tấn dã man đến nỗi ngất lịm rồi vác về như một cái xác không hơn không kém.
Chưa kịp đỡ chồng, chúng đã quăng anh xuống đất, hăm he rồi quay đi. Còn đau đớn nào hơn nhìn người mình yêu thương dở sống dở chết trước mặt. Nếu không đóng đủ cho chúng, chúng sẽ còn quay lại nữa, đến lúc đó làm sao anh chịu nổi. Tôi gào khóc thảm thiết bên cạnh chồng, tâm trạng tôi lúc đó chẳng khác nào rơi xuống vực sâu không đáy, hai đứa nhỏ cũng hoảng sợ ôm mẹ mà khóc.
Sau khi trấn tĩnh được bản thân, tôi dìu anh lên giường rồi săn sóc. May nhờ bà con làng xóm thương tình, anh đã qua cơn nguy kịch. Suốt đêm tôi không chợp mắt, chồng tôi cũng dần tỉnh lại. Hôm sau, một bà lão tốt bụng sang hỏi han, động viên, có cho nhà tôi bát gạo bảo tôi nấu cháo cho anh. Tôi mừng lắm, chẳng biết lời lẽ nào đủ để nói hết sự biết ơn lúc này. Cháo đã nấu xong, tôi đỡ anh dậy, anh vừa định đưa bát cháo lên miệng thì “Ầm”, tên cai lệ cùng mấy tên người nhà Lý trưởng xông vào.
Bọn chúng từng người một ra oai, trên tay cần dây thước, tên tay cầm roi, vẻ mặt hung tợn, huênh hoang bước vào nhà. Một tên quất mạnh đầu roi xuống đất để thị uy, chồng tôi cũng vì sợ mà buông bát cháo ngã lăn ra giường. Một tên lớn giọng:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua rồi, còn sống đấy à! Nộp tiền sưu! Mau!
Tên người nhà Lý trưởng cũng vội quay sang tên cai lệ rồi chỉ vào chồng tôi. Hắn nói:
- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
Tôi nghe rõ mồn một từng câu chúng nói, lúc ấy tôi thực sự sợ, tôi sợ chúng bắt chồng tôi về mà hành hạ tiếp. Anh mới vừa trở về từ cửa tử nay nếu bị bắt đi, chẳng khác nào ép chết anh. Càng nghĩ tôi càng rối. Bỗng, tên cai chỉ thẳng vào mặt tôi, nói:
- Chị khất sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy ra nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông Lý tôi thì không có quyền dám cho chị khất thêm một giờ nào nữa!
Nghe xong, tôi càng căm hận chúng, nhưng vì chồng, vì con tôi phải hạ giọng van xin. Chưa nói được hết câu, hắn đã quát tháo, chửi rủa ầm ĩ. Thấy không đòi được sưu, hắn quay sang gọi người bắt lấy chồng tôi, mặc cho tôi khẩn thiết van xin. Trời ơi, quá khốn nạn! Đến cái ăn còn không có thì lấy đâu ra tiền nộp sưu cứu chồng. Hoảng quá, tôi vội chạy đến mà xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch vào ngực tôi mấy cái, xong lại trừng mắt quay sang nhìn chồng tôi.
Tôi nằm dài trên đất đau đến không thở được, lũ bất nhân này đến phụ nữ cũng chẳng tha, tôi ức lắm. Tôi đứng dậy, nói:
- Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Vừa dứt câu, một cái bạt tay giáng xuống như trời sập. Tôi cảm nhận được má mình bỏng rát. Cái tát vừa rồi đã chạm vào giới hạn sự chịu đựng của một người đàn bà, chúng đã không nghe lí lẽ thì tại sao phải cất công giải thích. Quá tức giận, tôi đứng phắt dậy, hét vào mặt chúng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Nói rồi tôi túm cổ tên cai, hắn bị tôi túm cổ bất ngờ chưa kịp hoàn hồn đã lăn quay ra đất, luôn miệng đòi tiền sưu. Thấy đồng bọn bị đánh, tên người nhà Lý trưởng, hùng hổ cầm gậy xông đến định đánh tôi, mắt hắn trợn lên, răng nghiến lại trông thật kinh hãi. Hắn vừa giơ gậy, tôi xoay người, vừa lúc chộp được cây gậy trên tay hắn. Hai bên giằng co một lúc, cây gậy văng ra xa, tôi dùng toàn bộ sự thù hận, căm ghét từ nãy đến giờ một tay túm tóc hắn giật thật mạnh, rồi quăng hắn ra khỏi nhà.
Nhìn chúng thảm hại, tôi mới phần nào hả dạ, tôi cũng khá bất ngờ vì đã đánh gục hai tên cầm đầu đòi sưu nhanh đến vậy. Trong lúc đánh nhau, đồng bọn chúng cũng biến mất dạng, nhìn quanh không thấy đồng bọn đâu chúng nhanh chân dắt nhau chạy. Trước khi đi không quên đe dọa tôi:
- Con khốn! Rồi mày cứ chờ mà xem!
Được một phen hả dạ, tôi càng thấy được sự hèn hạ của chúng. Anh chồng tôi từ nãy giờ đã muốn can ngăn tôi lại, nhưng vì vừa tỉnh anh chỉ nói:
- U nó không được thế, người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là mình phải tù, phải tội!
Mọi người xung quanh ai cũng nhìn tôi với ánh mắt thất thần và lo sợ, họ sợ tôi bị trả thù chăng? Hay sự vùng lên của một người đàn bà trước bọn cường hào làm họ bất ngờ đến vậy. Bà lão hàng xóm thấy vậy cũng vội vàng chạy sang, bà ẵm cái Tĩu lên, rồi tỏ ý lo lắng cho hành động vừa rồi của tôi.
Tôi hiểu chứ, tôi biết rõ hậu quả của việc chống đối chúng, nhưng nếu chúng không dồn gia đình tôi vào đường cùng, tôi đã không làm thế, huống hồ tôi lại còn là đàn bà. Chẳng lẽ cứ trơ mắt mà nhìn chồng mình bị lôi đi, thà chống trả, chứ cam chịu mãi thế này thì khi nào hết khổ.
Tôi quay vào nhà, dìu anh dậy để ăn hết bát cháo cho mau khỏe, dọn dẹp lại đống lộn xộn ban nãy rồi dỗ dành cho hai con bớt sợ. Ngồi trong nhà tôi vẫn nghe rõ từng hồi trống thúc sưu, tôi chẳng biết trước ngày mai sẽ thế nào, nhưng hôm nay tôi đã đuổi được chúng đi, chồng tôi không phải bị bắt... thôi thì sống bình yên được ngày nào thì cứ sống vậy!
Tham khảo!
Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. May sao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.
Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.
Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.
Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”.
Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.
Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.
Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.
Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.
Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng
Tham khảo:
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Từ hình thức đấu trí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên cai lệ là quá trình phát triển logic. Ý kiến trên khá hợp lí vì: ban đầu chị Dậu mới chỉ van lơn và dùng những lời lẽ hết sức nhún nhường để cầu xin được khất sưu cho mấy hôm. Nhưng khi thấy chúng vẫn không hề quan tâm đến lời chị mà vẫn sấn tới trực bắt trói anh Dậu trong hoàn cảnh đau ốm thì chị liền kháng cự bằng những lời lẽ ngang hàng: chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ. Rồi cuối cùng là: "Mày đánh chồng đi bà cho chúng mày xem!" và dùng những hành động mạnh mẽ. Sức của anh chàng con mọn không lại được sức mạnh của chị nông dân lực điền nên chị đã đẩy mấy tên cai lệ ngã chỏng. Lời lẽ và hành động của chị Dậu có quá trình phát triển lo-gic từ tự phát sang tự giác, là minh chứng cho "con giun xéo lắm cũng quằn". Đây là biểu hiện logic và tất yếu, làm tiền đề để tiến tới, những người nông dân đứng vào hàng ngũ và chiến đấu chống thực dân Pháp.